Nhà đầu tư nước ngoài muốn kinh doanh dịch vụ vận tải hàng hóa thuộc dịch vụ vận tải biển cần đáp ứng được điều kiện gì?

Tôi muốn biết là dịch vụ vận tải hàng hóa thuộc dịch vụ vận tải biển có thuộc loại hình dịch vụ logistics hay không? Nhà đầu tư nước ngoài muốn kinh doanh dịch vụ vận tải hàng hóa thuộc dịch vụ vận tải biển cần đáp ứng được điều kiện gì? Nhà đầu tư nước ngoài có được tự do thỏa thuận mức giới hạn trách nhiệm bồi thường thiệt hại với khách hàng không? - Câu hỏi của anh Vĩnh Thái (TP. HCM).

Dịch vụ logistics được phân thành bao nhiêu loại hình dịch vụ?

Theo Điều 233 Luật Thương mại 2005 quy định dịch vụ logistics được hiểu là hoạt động thương mại, theo đó thương nhân tổ chức thực hiện một hoặc nhiều công việc bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan đến hàng hoá theo thoả thuận với khách hàng để hưởng thù lao.

Theo Điều 3 Nghị định 163/2017/NĐ-CP quy định dịch vụ logistics được phân thành 17 loại hình dịch vụ cơ bản bao gồm:

- Dịch vụ xếp dỡ container, trừ dịch vụ cung cấp tại các sân bay.

- Dịch vụ kho bãi container thuộc dịch vụ hỗ trợ vận tải biển.

- Dịch vụ kho bãi thuộc dịch vụ hỗ trợ mọi phương thức vận tải.

- Dịch vụ chuyển phát.

- Dịch vụ đại lý vận tải hàng hóa.

- Dịch vụ đại lý làm thủ tục hải quan (bao gồm cả dịch vụ thông quan).

- Dịch vụ khác, bao gồm các hoạt động sau: Kiểm tra vận đơn, dịch vụ môi giới vận tải hàng hóa, kiểm định hàng hóa, dịch vụ lấy mẫu và xác định trọng lượng; dịch vụ nhận và chấp nhận hàng; dịch vụ chuẩn bị chứng từ vận tải.

- Dịch vụ hỗ trợ bán buôn, hỗ trợ bán lẻ bao gồm cả hoạt động quản lý hàng lưu kho, thu gom, tập hợp, phân loại hàng hóa và giao hàng.

- Dịch vụ vận tải hàng hóa thuộc dịch vụ vận tải biển.

- Dịch vụ vận tải hàng hóa thuộc dịch vụ vận tải đường thủy nội địa.

- Dịch vụ vận tải hàng hóa thuộc dịch vụ vận tải đường sắt.

- Dịch vụ vận tải hàng hóa thuộc dịch vụ vận tải đường bộ.

- Dịch vụ vận tải hàng không.

- Dịch vụ vận tải đa phương thức.

- Dịch vụ phân tích và kiểm định kỹ thuật.

- Các dịch vụ hỗ trợ vận tải khác.

- Các dịch vụ khác do thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics và khách hàng thỏa thuận phù hợp với nguyên tắc cơ bản của Luật thương mại.

dịch vụ vận tải hàng hóa

Kinh doanh dịch vụ vận tải hàng hóa thuộc dịch vụ vận tải biển (Hình từ Internet)

Nhà đầu tư nước ngoài muốn kinh doanh dịch vụ vận tải hàng hóa thuộc dịch vụ vận tải biển cần đáp ứng được điều kiện gì?

Theo điểm a khoản 3 Điều 4 Nghị định 163/2017/NĐ-CP quy định như sau:

Điều kiện kinh doanh dịch vụ logistics
1. Thương nhân kinh doanh các dịch vụ cụ thể thuộc dịch vụ logistics quy định tại Điều 3 Nghị định này phải đáp ứng các điều kiện đầu tư, kinh doanh theo quy định của pháp luật đối với dịch vụ đó.
2. Thương nhân tiến hành một phần hoặc toàn bộ hoạt động kinh doanh logistics bằng phương tiện điện tử có kết nối mạng Internet, mạng viễn thông di động hoặc các mạng mở khác, ngoài việc phải đáp ứng theo quy định của pháp luật đối với các dịch vụ cụ thể quy định tại Điều 3 Nghị định này, còn phải tuân thủ các quy định về thương mại điện tử.
3. Điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài kinh doanh dịch vụ logistics:
Ngoài việc đáp ứng các điều kiện, quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này, nhà đầu tư nước ngoài thuộc nước, vùng lãnh thổ là thành viên Tổ chức Thương mại Thế giới được cung cấp dịch vụ logistics theo các điều kiện sau:
a) Trường hợp kinh doanh dịch vụ vận tải hàng hóa thuộc dịch vụ vận tải biển (trừ vận tải nội địa):
- Được thành lập các công ty vận hành đội tàu treo cờ Việt Nam hoặc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp trong doanh nghiệp, trong đó tỷ lệ vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài không quá 49%. Tổng số thuyền viên nước ngoài làm việc trên các tàu treo cờ quốc tịch Việt Nam (hoặc được đăng ký ở Việt Nam) thuộc sở hữu của các công ty này tại Việt Nam không quá 1/3 định biên của tàu. Thuyền trưởng hoặc thuyền phó thứ nhất phải là công dân Việt Nam.
- Công ty vận tải biển nước ngoài được thành lập doanh nghiệp hoặc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp trong doanh nghiệp.
...
4. Trường hợp nhà đầu tư nước ngoài thuộc đối tượng áp dụng của các điều ước quốc tế có quy định khác nhau về điều kiện kinh doanh dịch vụ logistics, nhà đầu tư được lựa chọn áp dụng điều kiện đầu tư quy định tại một trong các điều ước đó.

Theo đó, nhà đầu tư nước ngoài muốn kinh doanh dịch vụ vận tải hàng hóa thuộc dịch vụ vận tải biển (trừ vận tải nội địa) cần đáp ứng được điều kiện sau đây:

- Thương nhân kinh doanh dịch vụ vận tải hàng hóa thuộc dịch vụ vận tải biển phải đáp ứng các điều kiện đầu tư, kinh doanh theo quy định của pháp luật đối với dịch vụ vận tải hàng hóa thuộc dịch vụ vận tải biển.

- Thương nhân tiến hành một phần hoặc toàn bộ hoạt động kinh doanh logistics bằng phương tiện điện tử có kết nối mạng Internet, mạng viễn thông di động hoặc các mạng mở khác, ngoài việc phải đáp ứng theo quy định của pháp luật đối với các dịch vụ vận tải hàng hóa thuộc dịch vụ vận tải biển, còn phải tuân thủ các quy định về thương mại điện tử.

- Được thành lập các công ty vận hành đội tàu treo cờ Việt Nam hoặc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp trong doanh nghiệp, trong đó tỷ lệ vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài không quá 49%.

Tổng số thuyền viên nước ngoài làm việc trên các tàu treo cờ quốc tịch Việt Nam (hoặc được đăng ký ở Việt Nam) thuộc sở hữu của các công ty này tại Việt Nam không quá 1/3 định biên của tàu.

Thuyền trưởng hoặc thuyền phó thứ nhất phải là công dân Việt Nam.

- Công ty vận tải biển nước ngoài được thành lập doanh nghiệp hoặc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp trong doanh nghiệp.

Lưu ý: Trường hợp nhà đầu tư nước ngoài thuộc đối tượng áp dụng của các điều ước quốc tế có quy định khác nhau về điều kiện kinh doanh dịch vụ logistics, nhà đầu tư được lựa chọn áp dụng điều kiện đầu tư quy định tại một trong các điều ước quốc tế đó.

Nhà đầu tư nước ngoài kinh doanh dịch vụ vận tải hàng hóa thuộc dịch vụ vận tải biển có được tự do thỏa thuận mức giới hạn trách nhiệm bồi thường thiệt hại với khách hàng không?

Theo khoản 3 Điều 5 Nghị định 163/2017/NĐ-CP quy định như sau:

Giới hạn trách nhiệm
1. Giới hạn trách nhiệm là hạn mức tối đa mà thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho khách hàng đối với những tổn thất phát sinh trong quá trình tổ chức thực hiện dịch vụ logistics theo quy định tại Nghị định này.
2. Trong trường hợp pháp luật liên quan có quy định về giới hạn trách nhiệm của thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics thì thực hiện theo quy định của pháp luật liên quan.
3. Trường hợp pháp luật liên quan không quy định giới hạn trách nhiệm thì giới hạn trách nhiệm của thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics do các bên thoả thuận. Trường hợp các bên không có thoả thuận thì thực hiện như sau:
a) Trường hợp khách hàng không có thông báo trước về trị giá của hàng hóa thì giới hạn trách nhiệm tối đa là 500 triệu đồng đối với mỗi yêu cầu bồi thường.
b) Trường hợp khách hàng đã thông báo trước về trị giá của hàng hóa và được thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics xác nhận thì giới hạn trách nhiệm sẽ không vượt quá trị giá của hàng hóa đó.
4. Giới hạn trách nhiệm đối với trường hợp thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics tổ chức thực hiện nhiều công đoạn có quy định giới hạn trách nhiệm khác nhau là giới hạn trách nhiệm của công đoạn có giới hạn trách nhiệm cao nhất.

Theo đó, nhà đầu tư nước ngoài kinh doanh dịch vụ vận tải hàng hóa thuộc dịch vụ vận tải biển có được tự do thỏa thuận mức giới hạn trách nhiệm bồi thường thiệt hại với khách hàng trong trường hợp pháp luật liên quan không quy định giới hạn trách nhiệm.

Lưu ý: Giới hạn trách nhiệm đối với trường hợp nhà đầu tư nước ngoài kinh doanh dịch vụ logistics tổ chức thực hiện nhiều công đoạn có quy định giới hạn trách nhiệm khác nhau là giới hạn trách nhiệm của công đoạn có giới hạn trách nhiệm cao nhất.

Nhà đầu tư nước ngoài Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Nhà đầu tư nước ngoài
Kinh doanh vận tải biển TẢI TRỌN BỘ CÁC QUY ĐỊNH LIÊN QUAN ĐẾN KINH DOANH VẬN TẢI BIỂN
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Nhà đầu tư nước ngoài có được sở hữu trên 50% vốn điều lệ của công ty chứng khoán không?
Pháp luật
Nhà đầu tư nước ngoài không được áp dụng điều kiện tiếp cận thị trường như nhà đầu tư trong nước trong trường hợp nào?
Pháp luật
Phụ lục ngành nghề cấm đầu tư kinh doanh theo Luật Đầu tư gồm các phụ lục nào? Tải về Phụ lục ngành nghề cấm đầu tư kinh doanh?
Pháp luật
Hồ sơ chấm dứt hoạt động văn phòng điều hành của nhà đầu tư nước ngoài theo hợp đồng BCC có bao gồm danh sách chủ nợ không?
Pháp luật
Để kinh doanh vận tải biển nội địa thì doanh nghiệp cần phải đáp ứng các điều kiện như thế nào?
Pháp luật
Có được tuyển dụng lao động đối với văn phòng điều hành của nhà đầu tư nước ngoài trong hợp đồng BCC không?
Pháp luật
Nhà đầu tư nước ngoài sở hữu từ bao nhiêu % vốn điều lệ trở lên của doanh nghiệp để trở thành doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài?
Pháp luật
Tải mẫu báo cáo hoạt động quản lý tài sản cho nhà đầu tư nước ngoài của công ty chứng khoán mới nhất?
Pháp luật
Nhà đầu tư nước ngoài muốn đầu tư vào một doanh nghiệp là công ty cổ phần thì có những phương thức nào? Cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập được quy định ra sao?
Pháp luật
Khi doanh nghiệp trong nước hợp tác với nhà đầu tư nước ngoài thì cần phải lưu ý những quy định nào?
Pháp luật
Nhà đầu tư nước ngoài tiếp cận thị trường kinh doanh dịch vụ viễn thông phải tuân theo các quy định nước nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Nhà đầu tư nước ngoài
5,476 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Nhà đầu tư nước ngoài Kinh doanh vận tải biển

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Nhà đầu tư nước ngoài Xem toàn bộ văn bản về Kinh doanh vận tải biển

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào