Nhà đầu tư nước ngoài không thuộc nước tham gia Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên thì có được lập cơ sở bán lẻ không?
Cơ sở bán lẻ là gì?
Căn cứ Điều 3 Nghị định 09/2018/NĐ-CP quy định như sau:
Giải thích từ ngữ
...
7. Bán lẻ là hoạt động bán hàng hóa cho cá nhân, hộ gia đình, tổ chức khác để sử dụng vào mục đích tiêu dùng.
8. Cơ sở bán lẻ là địa điểm thực hiện hoạt động bán lẻ.
...
Từ quy định trên, có thể hiểu cơ sở bán lẻ là địa điểm thực hiện hoạt động bán hàng hóa cho cá nhân, hộ gia đình, tổ chức khác để sử dụng vào mục đích tiêu dùng.
Trong đó, cơ sở bán lẻ được lập ở Việt Nam bởi một trong những nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đã có cơ sở bán lẻ ở Việt Nam, hoặc được lập dưới cùng tên, nhãn hiệu với ít nhất một cơ sở bán lẻ do tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đã có tại Việt Nam thì được gọi là cơ sở bán lẻ ngoài cơ sở bán lẻ thứ nhất.
Cơ sở bán lẻ là gì? (Hình từ Internet)
Nhà đầu tư nước ngoài không thuộc nước tham gia Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên thì có được lập cơ sở bán lẻ không?
Việc lập cơ sở bán lẻ đối với nhà đầu tư nước ngoài không thuộc nước tham gia Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên được quy định tại Điều 25 Nghị định 09/2018/NĐ-CP như sau:
Căn cứ xem xét chấp thuận cấp Giấy phép lập cơ sở bán lẻ
Bộ Công Thương căn cứ vào nội dung sau để xem xét chấp thuận cấp Giấy phép lập cơ sở bán lẻ:
...
2. Trường hợp nhà đầu tư nước ngoài không thuộc nước, vùng lãnh thổ tham gia Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên
a) Sự phù hợp với quy hoạch, chiến lược phát triển ngành, lĩnh vực của vùng, quốc gia;
b) Tiến trình đàm phán mở cửa thị trường của Việt Nam;
c) Nhu cầu mở cửa thị trường của Việt Nam;
d) Chiến lược hợp tác với đối tác nước ngoài của Việt Nam;
đ) Quan hệ ngoại giao, vấn đề an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội.
Theo quy định trên thì nhà đầu tư nước ngoài không thuộc nước tham gia Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên vẫn có thể lập cơ sở bán lẻ tại Việt Nam.
Việc xem xét chấp thuận cấp Giấy phép lập cơ sở bán lẻ đối với nhà đầu tư nước ngoài không thuộc nước tham gia Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên được Bộ Công Thương căn cứ vào các nội dung dưới đây:
- Sự phù hợp với quy hoạch, chiến lược phát triển ngành, lĩnh vực của vùng, quốc gia;
- Tiến trình đàm phán mở cửa thị trường của Việt Nam;
- Nhu cầu mở cửa thị trường của Việt Nam;
- Chiến lược hợp tác với đối tác nước ngoài của Việt Nam;
- Quan hệ ngoại giao, vấn đề an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội.
Nhà đầu tư nước ngoài xin cấp Giấy phép lập cơ sở bán lẻ thì cần chuẩn bị những giấy tờ gì?
Theo quy định tại Điều 27 Nghị định 09/2018/NĐ-CP thì nhà đầu tư nước ngoài xin cấp Giấy phép lập cơ sở bán lẻ, cần chuẩn bị hồ sơ cấp Giấy phép lập cơ sở bán lẻ, bao gồm:
(1) Đơn đề nghị cấp Giấy phép lập cơ sở bán lẻ (Mẫu số 04 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 09/2018/NĐ-CP): TẢI VỀ
(2) Bản giải trình có nội dung:
- Địa điểm lập cơ sở bán lẻ: Địa chỉ cơ sở bán lẻ; mô tả khu vực chung, có liên quan và khu vực sử dụng để lập cơ sở bán lẻ; giải trình việc đáp ứng điều kiện về địa điểm lập cơ sở bán lẻ phù hợp với quy hoạch có liên quan tại khu vực thị trường địa lý; kèm theo tài liệu về địa điểm lập cơ sở bán lẻ;
- Kế hoạch kinh doanh tại cơ sở bán lẻ: Trình bày kế hoạch kinh doanh và phát triển thị trường; nhu cầu về lao động; đánh giá tác động, hiệu quả kinh tế - xã hội của kế hoạch kinh doanh;
- Kế hoạch tài chính cho việc lập cơ sở bán lẻ: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trên cơ sở báo cáo tài chính đã được kiểm toán của năm gần nhất trong trường hợp đã thành lập ở Việt Nam từ 01 năm trở lên; giải trình về vốn, nguồn vốn và phương án huy động vốn; kèm theo tài liệu về tài chính.
(3) Tài liệu của cơ quan thuế chứng minh không còn nợ thuế quá hạn.
(4) Bản sao: Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư dự án lập cơ sở bán lẻ (nếu có), Giấy phép kinh doanh.
(5) Bản giải trình các tiêu chí ENT quy định tại các điểm c, d và đ khoản 2 Điều 23 Nghị định 09/2018/NĐ-CP, trong trường hợp phải thực hiện ENT.
Cụ thể gồm các tiêu chí sau:
- Tác động của cơ sở bán lẻ tới sự ổn định của thị trường và hoạt động kinh doanh của các cơ sở bán lẻ, chợ truyền thống trong khu vực thị trường địa lý;
- Ảnh hưởng của cơ sở bán lẻ tới mật độ giao thông, vệ sinh môi trường, phòng cháy chữa cháy trong khu vực thị trường địa lý;
- Khả năng đóng góp của cơ sở bán lẻ đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của khu vực thị trường địa lý:
+ Tạo việc làm cho lao động trong nước;
+ Đóng góp cho sự phát triển và hiện đại hóa ngành bán lẻ trong khu vực thị trường địa lý;
+ Cải thiện môi trường và điều kiện sống của dân cư trong khu vực thị trường địa lý;
+ Khả năng và mức độ đóng góp cho ngân sách nhà nước.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Báo cáo số hóa hồ sơ thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan thuế?
- Mức tiền hỗ trợ đối với diện tích đất nông nghiệp bị Nhà nước thu hồi là bao nhiêu? Có được hỗ trợ vay vốn tín dụng khi bị thu hồi không?
- Khi nào phải khai báo Mẫu số 05 - Tờ khai sử dụng máy photocopy màu, máy in có chức năng photocopy màu?
- Doanh nghiệp mua xe cũ của khách hàng để bán lại có cần sang tên xe từ khách hàng qua công ty không?
- Sửa đổi Nghị định 24/2024/NĐ-CP về lựa chọn nhà thầu hướng dẫn Luật Đấu thầu 2023 theo dự thảo thế nào?