Nhà đầu tư nước ngoài cần bao nhiêu vốn pháp định đối với dự án đầu tư thiết lập mạng viễn thông cố định mặt đất sử dụng băng tần số vô tuyến điện?
- Nhà đầu tư nước ngoài lần đầu kinh doanh dịch vụ viễn thông cần đáp ứng những điều kiện gì?
- Nhà đầu tư nước ngoài cần bao nhiêu vốn pháp định đối với dự án đầu tư thiết lập mạng viễn thông cố định mặt đất sử dụng băng tần số vô tuyến điện?
- Nhà đầu tư nước ngoài để được cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông cần đáp ứng những điều kiện nào?
Nhà đầu tư nước ngoài lần đầu kinh doanh dịch vụ viễn thông cần đáp ứng những điều kiện gì?
Căn cứ Điều 18 Luật Viễn thông 2009 quy định về điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài lần đầu kinh doanh dịch viễn thông như sau:
Đầu tư trong kinh doanh dịch vụ viễn thông
1. Hoạt động đầu tư trong kinh doanh dịch vụ viễn thông phải theo quy định của Luật này và pháp luật về đầu tư.
2. Hình thức, điều kiện đầu tư nước ngoài và tỷ lệ phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài kinh doanh dịch vụ viễn thông phải theo các quy định của pháp luật Việt Nam, điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Chính phủ quy định chi tiết hình thức, điều kiện đầu tư nước ngoài và tỷ lệ phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài trong kinh doanh dịch vụ viễn thông.
3. Nhà đầu tư nước ngoài tiến hành hoạt động đầu tư lần đầu kinh doanh dịch vụ viễn thông tại Việt Nam phải thực hiện các quy định sau đây:
a) Có dự án đầu tư và thực hiện thủ tục đăng ký đầu tư hoặc thẩm tra đầu tư tại cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư để được cấp Giấy chứng nhận đầu tư. Giấy chứng nhận đầu tư đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
b) Xin cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông theo quy định tại các điều 34, 35 và 36 của Luật này.
...
Theo đó, nhà đầu tư ước ngoài tiến hành hoạt động đầu tư lần đầu kinh doanh dịch vụ viễn thông tại Việt Nam phải đáp ứng các điều kiện như:
- Có dự án đầu tư và thực hiện thủ tục đăng ký đầu tư hoặc thẩm tra đầu tư tại cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư để được cấp Giấy chứng nhận đầu tư.
- Phải xin cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông.
Dự án đầu tư thiết lập mạng viễn thông cố định mặt đất sử dụng băng tần số vô tuyến điện (Hình từ Internet)
Nhà đầu tư nước ngoài cần bao nhiêu vốn pháp định đối với dự án đầu tư thiết lập mạng viễn thông cố định mặt đất sử dụng băng tần số vô tuyến điện?
Căn cứ Điều 19 Nghị định 25/2011/NĐ-CP quy định về việc đầu tư để thiết lập mạng viễn thông cố định mặt đất có sử dụng băng tần số vô tuyến điện như sau:
Vốn pháp định và mức cam kết đầu tư để thiết lập mạng viễn thông cố định mặt đất
1. Doanh nghiệp đề nghị cấp phép thiết lập mạng viễn thông cố định mặt đất không sử dụng băng tần số vô tuyến điện, số thuê bao viễn thông phải đáp ứng điều kiện về vốn pháp định và mức cam kết đầu tư như sau:
a) Thiết lập mạng trong phạm vi một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: Vốn pháp định: 5 tỷ đồng Việt Nam; mức cam kết đầu tư: Ít nhất 15 tỷ đồng Việt Nam trong 3 năm đầu tiên kể từ ngày được cấp phép để phát triển mạng viễn thông theo quy định tại giấy phép;
b) Thiết lập mạng trong phạm vi khu vực (từ 2 đến 30 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương): Vốn pháp định: 30 tỷ đồng Việt Nam; mức cam kết đầu tư: Ít nhất 100 tỷ đồng Việt Nam trong 3 năm đầu tiên kể từ ngày được cấp phép để phát triển mạng viễn thông theo quy định tại giấy phép;
c) Thiết lập mạng trong phạm vi toàn quốc (trên 30 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương): Vốn pháp định: 100 tỷ đồng Việt Nam; mức cam kết đầu tư: Ít nhất 300 tỷ đồng Việt Nam trong 3 năm đầu tiên để phát triển mạng viễn thông theo quy định tại giấy phép.
2. Doanh nghiệp đề nghị cấp phép thiết lập mạng viễn thông cố định mặt đất có sử dụng băng tần số vô tuyến điện, số thuê bao viễn thông phải đáp ứng điều kiện về vốn pháp định và mức cam kết đầu tư như sau:
a) Thiết lập mạng trong phạm vi khu vực (từ 15 đến 30 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương): Vốn pháp định: 100 tỷ đồng Việt Nam; mức cam kết đầu tư: Ít nhất 300 tỷ đồng Việt Nam trong 3 năm đầu tiên kể từ ngày được cấp phép để phát triển mạng viễn thông theo quy định tại giấy phép;
b) Thiết lập mạng trong phạm vi toàn quốc (trên 30 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương): Vốn pháp định: 300 tỷ đồng Việt Nam; mức cam kết đầu tư: Ít nhất 1.000 tỷ đồng Việt Nam trong 3 năm đầu tiên và ít nhất 3.000 tỷ đồng Việt Nam trong 15 năm để phát triển mạng viễn thông theo quy định tại giấy phép.
Như vậy, đối với dự án đầu tư thiết lập mạng viễn thông cố định mặt đất sử dụng băng tần số vô tuyến điện trong khu vực thì nhà đầu tư nước ngoài phải có:
- Vốn pháp định: 100 tỷ đồng Việt Nam;
- Mức cam kết đầu tư: Ít nhất 300 tỷ đồng Việt Nam trong 3 năm đầu tiên kể từ ngày được cấp phép để phát triển mạng viễn thông theo quy định tại giấy phép.
Nhà đầu tư nước ngoài để được cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông cần đáp ứng những điều kiện nào?
Căn cứ Điều 36 Luật Viễn thông 2009 nhà đầu tư nước ngoài để được cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông (Giấy phép thiết lập mạng viễn thông công cộng) phải đáp ứng được các điều kiện như:
- Có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đầu tư kinh doanh dịch vụ viễn thông;
- Có đủ khả năng tài chính, tổ chức bộ máy và nhân lực phù hợp với quy mô của dự án;
- Có phương án kỹ thuật, phương án kinh doanh khả thi phù hợp với chiến lược, quy hoạch phát triển viễn thông quốc gia, các quy định về tài nguyên viễn thông, kết nối, giá cước, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, chất lượng mạng và dịch vụ viễn thông;
- Có biện pháp bảo đảm an toàn cơ sở hạ tầng viễn thông và an ninh thông tin.
- Vốn pháp định và mức cam kết đầu tư theo quy định của Chính phủ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lập thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở được thực hiện với công trình nào theo quy định?
- Hóa đơn điện tử bị sai nội dung hàng hóa chưa gửi cho người mua thì xử lý như thế nào? Các bên sử dụng thông tin hóa đơn điện tử?
- Đi tù về có được vay vốn ngân hàng theo Quyết định 22 hay không? Thời hạn cho vay là bao nhiêu lâu?
- Cách viết đơn xin giao đất mới nhất theo Nghị định 102? Diện tích đất tính tiền sử dụng đất được quy định thế nào?
- Mẫu Báo cáo định kỳ hằng năm của DN sử dụng vật liệu nổ công nghiệp mới nhất theo quy định hiện nay?