Nhà đầu tư gửi bao nhiêu bộ hồ sơ đề nghị phê duyệt phương án tổ chức giao thông trên đường cao tốc?
Thẩm quyền phê duyệt phương án tổ chức giao thông trên đường cao tốc cho nhà đầu tư được quy định ra sao?
Căn cứ khoản 2 Điều 10 Thông tư 90/2014/TT-BGTVT quy định trình tự thủ tục lập, phê duyệt phương án tổ chức giao thông trên đường cao tốc như sau:
Trình tự, thủ tục lập, phê duyệt phương án tổ chức giao thông trên đường cao tốc
...
2. Thẩm quyền phê duyệt phương án tổ chức giao thông trên đường cao tốc:
a) Bộ Giao thông vận tải phê duyệt phương án tổ chức giao thông đối với đường cao tốc do Trung ương quản lý theo đề nghị của chủ đầu tư, nhà đầu tư sau khi có báo cáo thẩm định của Tổng cục Đường bộ Việt Nam;
b) Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phê duyệt phương án tổ chức giao thông do địa phương quản lý sau khi có báo cáo thẩm định của cơ quan chuyên môn trực thuộc và ý kiến thỏa thuận của Bộ Giao thông vận tải.
...
Đối chiếu quy định trên, như vậy, thẩm quyền phê duyệt phương án tổ chức giao thông trên đường cao tốc bao gồm:
Bộ Giao thông vận tải phê duyệt phương án tổ chức giao thông đối với đường cao tốc do Trung ương quản lý theo đề nghị của chủ đầu tư, nhà đầu tư sau khi có báo cáo thẩm định của Tổng cục Đường bộ Việt Nam;
Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phê duyệt phương án tổ chức giao thông do địa phương quản lý sau khi có báo cáo thẩm định của cơ quan chuyên môn trực thuộc và ý kiến thỏa thuận của Bộ Giao thông vận tải.
Nhà đầu tư gửi bao nhiêu bộ hồ sơ đề nghị phê duyệt phương án tổ chức giao thông trên đường cao tốc?
Nhà đầu tư gửi bao nhiêu bộ hồ sơ đề nghị phê duyệt phương án tổ chức giao thông trên đường cao tốc?
Căn cứ quy định tại khoản 3 Điều 10 Thông tư 90/2014/TT-BGTVT quy định như sau:
Trình tự, thủ tục lập, phê duyệt phương án tổ chức giao thông trên đường cao tốc
...
3. Hồ sơ đề nghị phê duyệt phương án tổ chức giao thông
Chủ đầu tư hoặc nhà đầu tư gửi 02 (hai) bộ hồ sơ đề nghị phê duyệt phương án tổ chức giao thông trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính hoặc hình thức phù hợp khác đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết quy định tại khoản 2 Điều này. Hồ sơ bao gồm:
a) Tờ trình phê duyệt (bản chính) theo mẫu quy định tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Phương án tổ chức giao thông;
c) Biên bản nghiệm thu hoàn thành công trình đưa vào khai thác, sử dụng.
4. Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận, kiểm tra và xử lý như sau:
Cơ quan có thẩm quyền giải quyết tiếp nhận hồ sơ. Trường hợp hồ sơ chưa rõ ràng, chưa đầy đủ theo quy định, chậm nhất sau 02 (hai) ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ phải có văn bản yêu cầu nhà đầu tư, chủ đầu tư bổ sung, hoàn thiện hồ sơ;
...
Theo đó, Chủ đầu tư hoặc nhà đầu tư gửi 02 (hai) bộ hồ sơ đề nghị phê duyệt phương án tổ chức giao thông trên đường cao tốc trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính hoặc hình thức phù hợp khác đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết quy định tại khoản 2 Điều này.
Phương án tổ chức giao thông trên đường cao tốc của nhà đầu tư gồm có những nội dung gì?
Căn cứ Điều 9 Thông tư 90/2014/TT-BGTVT quy định nội dung phương án tổ chức giao thông trên đường cao tốc như sau:
Nội dung phương án tổ chức giao thông trên đường cao tốc
Phương án tổ chức giao thông trên đường cao tốc bao gồm các nội dung sau:
1. Phương tiện được phép lưu thông trên đường cao tốc;
2. Điều kiện sử dụng các làn đường cao tốc khi: Lưu thông bình thường; chuyển làn; quay đầu phương tiện trong trường hợp khẩn cấp; đi qua các trạm thu phí, trạm kiểm tra tải trọng xe; gặp sự cố, tai nạn và trong những trường hợp đặc biệt;
3. Danh sách nút giao và các công trình đặc biệt;
4. Tốc độ lưu hành cho phép và khoảng cách an toàn giữa các xe;
5. Vị trí, thời gian và thời lượng chiếu sáng;
6. Tên, vị trí, lý trình và điều kiện sử dụng các trạm dừng nghỉ, nơi dừng, nơi đỗ xe, trạm thu phí và trạm kiểm soát tải trọng xe;
7. Quy định về cảnh báo an toàn giao thông khi thực hiện công việc quản lý, bảo trì;
8. Số điện thoại khẩn cấp;
9. Phương án cứu hộ, cứu nạn;
10. Các thông tin được cung cấp thông qua hệ thống giao thông thông minh: Vị trí các vụ tai nạn, sự cố, sự kiện, điều kiện thời tiết, công trường thi công, địa điểm đang hạn chế điều kiện khai thác, các vi phạm quy tắc giao thông, tư vấn hành trình và các nội dung khác;
11. Các thông tin khác: Hình thức, công nghệ thu phí; trạm kiểm tra tải trọng xe; tên và địa chỉ của các cơ quan, đơn vị liên quan đến quản lý, khai thác;
12. Phương án tổ chức giao thông đặc biệt.
Như vậy, nội dung phương án tổ chức giao thông trên đường cao tốc của nhà đầu tư được quy định như trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bài phát biểu tất niên xóm, tổ dân phố hay và ý nghĩa 2025? Bài phát biểu tất niên xóm ngắn gọn?
- Lỗi không cài quai mũ bảo hiểm phạt bao nhiêu đối với người điều khiển xe máy? Bị trừ mấy điểm giấy phép lái xe?
- Mẫu Phiếu khám thai là mẫu nào? Nguyên tắc trong khám chữa bệnh được quy định như thế nào? 21 hành vi bị nghiêm cấm trong khám chữa bệnh?
- Điều kiện kinh nghiệm nghề nghiệp để được cấp chứng chỉ hành nghề thiết kế xây dựng hạng I, II, III là gì?
- Toàn văn Pháp lệnh Chi phí tố tụng 2024? Pháp lệnh Chi phí tố tụng 2024 áp dụng từ khi nào?