Nhà đầu tư có nhiều dự án đầu tư ở nước ngoài thì có được sử dụng chung một tài khoản vốn đầu tư không?
Nhà đầu tư có nhiều dự án đầu tư ở nước ngoài thì có được sử dụng chung một tài khoản vốn đầu tư không?
Việc sử dụng tài khoản vốn đầu tư được quy định tại khoản 3 Điều 5 Thông tư 12/2016/TT-NHNN như sau:
Nguyên tắc mở và sử dụng tài khoản vốn đầu tư
1. Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài, nhà đầu tư phải mở 01 (một) tài khoản vốn đầu tư bằng 01 (một) loại ngoại tệ phù hợp với nhu cầu chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài tại 01 (một) tổ chức tín dụng được phép và đăng ký giao dịch ngoại hối liên quan đến hoạt động đầu tư ra nước ngoài với Ngân hàng Nhà nước theo quy định tại Chương III Thông tư này trừ trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều này.
2. Trường hợp chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài bằng đồng Việt Nam, nhà đầu tư được mở và sử dụng đồng thời 01 (một) tài khoản vốn đầu tư bằng đồng Việt Nam và 01 (một) tài khoản vốn đầu tư bằng ngoại tệ tại 01 (một) tổ chức tín dụng được phép và đăng ký giao dịch ngoại hối liên quan đến hoạt động đầu tư ra nước ngoài với Ngân hàng Nhà nước theo quy định tại Chương III Thông tư này.
3. Nhà đầu tư có nhiều dự án đầu tư ở nước ngoài phải mở tài khoản vốn đầu tư riêng biệt cho từng dự án.
4. Trường hợp dự án đầu tư ở nước ngoài có sự tham gia của nhiều nhà đầu tư, mỗi nhà đầu tư phải mở tài khoản vốn đầu tư riêng biệt để chuyển vốn ra nước ngoài trong phạm vi tổng vốn đầu tư và tỷ lệ phần vốn góp theo Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp.
...
Như vậy, theo quy định, trường hợp nhà đầu tư có nhiều dự án đầu tư ở nước ngoài thì phải mở tài khoản vốn đầu tư riêng biệt cho từng dự án, không được sử dụng chung một tài khoản vốn đầu tư.
Lưu ý: Trường hợp dự án đầu tư ở nước ngoài có sự tham gia của nhiều nhà đầu tư thì mỗi nhà đầu tư phải mở tài khoản vốn đầu tư riêng biệt để chuyển vốn ra nước ngoài trong phạm vi tổng vốn đầu tư và tỷ lệ phần vốn góp theo Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp.
Nhà đầu tư có nhiều dự án đầu tư ở nước ngoài thì có được sử dụng chung một tài khoản vốn đầu tư không? (Hình từ Internet)
Các giao dịch thu, chi trên tài khoản vốn đầu tư bằng ngoại tệ gồm những giao dịch nào?
Căn cứ Điều 6 Thông tư 12/2016/TT-NHNN quy định, các giao dịch thu, chi trên tài khoản vốn đầu tư bằng ngoại tệ bao gồm:
(1) Các giao dịch thu:
- Thu chuyển khoản từ tài khoản ngoại tệ của nhà đầu tư;
- Thu ngoại tệ mua từ tổ chức tín dụng được phép phù hợp với quy định của pháp luật;
- Thu lợi nhuận và các thu nhập hợp pháp chuyển về nước từ hoạt động đầu tư ra nước ngoài;
- Thu chuyển vốn đầu tư về Việt Nam trong trường hợp chuyển nhượng vốn đầu tư ở nước ngoài, giảm vốn đầu tư, thanh lý hoặc chấm dứt hoạt động đầu tư ở nước ngoài;
- Thu nợ gốc và lãi của các khoản cho vay của nhà đầu tư đối với chính pháp nhân thực hiện dự án đầu tư ở nước ngoài phù hợp với quy định của pháp luật;
- Thu hồi nợ từ bên được bảo lãnh liên quan đến các khoản bảo lãnh của nhà đầu tư cho chính pháp nhân thực hiện dự án đầu tư ở nước ngoài phù hợp với quy định của pháp luật;
- Các giao dịch thu khác liên quan đến hoạt động đầu tư ra nước ngoài.
(2) Các giao dịch chi:
- Chi chuyển khoản vốn đầu tư ra nước ngoài;
- Chi cho vay đối với chính pháp nhân thực hiện dự án đầu tư ở nước ngoài phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam;
- Chi thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh liên quan đến khoản bảo lãnh của nhà đầu tư cho chính pháp nhân thực hiện dự án đầu tư ở nước ngoài phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam;
- Chi bán ngoại tệ cho tổ chức tín dụng được phép;
- Chi chuyển khoản vào tài khoản ngoại tệ của nhà đầu tư;
- Các giao dịch chi khác liên quan đến hoạt động đầu tư ra nước ngoài.
Nhà đầu tư chỉ được chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài khi nào?
Việc chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài được quy định tại khoản 3 Điều 20 Thông tư 12/2016/TT-NHNN như sau:
Trách nhiệm của nhà đầu tư
...
2. Kê khai trung thực, đầy đủ nội dung thu, chi trên tài khoản vốn đầu tư, tài khoản ngoại tệ trước đầu tư; Cung cấp các tài liệu, chứng từ liên quan đến hoạt động đầu tư ra nước ngoài theo yêu cầu và hướng dẫn của tổ chức tín dụng được phép.
3. Chỉ được chuyển vốn ra nước ngoài sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài bằng loại ngoại tệ được Ngân hàng Nhà nước xác nhận đăng ký giao dịch ngoại hối. Tổng giá trị vốn đầu tư đăng ký với Ngân hàng Nhà nước không được vượt quá vốn đầu tư của nhà đầu tư bằng loại ngoại tệ được ghi trên Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài.
4. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, tính trung thực của tài liệu và nội dung đăng ký, đăng ký thay đổi giao dịch ngoại hối liên quan đến hoạt động đầu tư ra nước ngoài theo quy định của Thông tư này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
...
Như vậy, theo quy định, nhà đầu tư chỉ được chuyển vốn ra nước ngoài sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài bằng loại ngoại tệ được Ngân hàng Nhà nước xác nhận đăng ký giao dịch ngoại hối.
Lưu ý: Tổng giá trị vốn đầu tư đăng ký với Ngân hàng Nhà nước không được vượt quá vốn đầu tư của nhà đầu tư bằng loại ngoại tệ được ghi trên Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nguyên tắc đặt tên giao dịch quốc tế của trường cao đẳng sư phạm? Trường CĐSP phải công khai giải trình thể hiện ở những hoạt động nào?
- 23 nguyên tắc cơ bản trong tố tụng dân sự? Tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án có bao gồm tranh chấp đất đai?
- Người tham gia đấu giá tài sản có quyền khiếu nại đối với quyết định của Hội đồng đấu giá tài sản khi nào?
- Khi đấu giá theo phương thức đặt giá xuống mà chỉ có một người đăng ký tham gia đấu giá thì cuộc đấu giá thực hiện như nào?
- Chế độ cử tuyển là gì? Người học theo chế độ cử tuyển có trách nhiệm như thế nào khi tốt nghiệp?