Nhà đầu tư chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài bằng đồng Việt Nam thì được mở và sử dụng đồng thời những loại tài khoản nào?
- Nhà đầu tư chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài bằng đồng Việt Nam thì được mở và sử dụng đồng thời những loại tài khoản nào?
- Nhà đầu tư được chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài bằng đồng Việt Nam trong trường hợp nào?
- Các giao dịch thu, chi trên tài khoản vốn đầu tư bằng đồng Việt Nam bao gồm những giao dịch nào?
Nhà đầu tư chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài bằng đồng Việt Nam thì được mở và sử dụng đồng thời những loại tài khoản nào?
Trường hợp chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài bằng đồng Việt Nam được quy định tại khoản 2 Điều 5 Thông tư 12/2016/TT-NHNN như sau:
Nguyên tắc mở và sử dụng tài khoản vốn đầu tư
1. Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài, nhà đầu tư phải mở 01 (một) tài khoản vốn đầu tư bằng 01 (một) loại ngoại tệ phù hợp với nhu cầu chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài tại 01 (một) tổ chức tín dụng được phép và đăng ký giao dịch ngoại hối liên quan đến hoạt động đầu tư ra nước ngoài với Ngân hàng Nhà nước theo quy định tại Chương III Thông tư này trừ trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều này.
2. Trường hợp chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài bằng đồng Việt Nam, nhà đầu tư được mở và sử dụng đồng thời 01 (một) tài khoản vốn đầu tư bằng đồng Việt Nam và 01 (một) tài khoản vốn đầu tư bằng ngoại tệ tại 01 (một) tổ chức tín dụng được phép và đăng ký giao dịch ngoại hối liên quan đến hoạt động đầu tư ra nước ngoài với Ngân hàng Nhà nước theo quy định tại Chương III Thông tư này.
3. Nhà đầu tư có nhiều dự án đầu tư ở nước ngoài phải mở tài khoản vốn đầu tư riêng biệt cho từng dự án.
4. Trường hợp dự án đầu tư ở nước ngoài có sự tham gia của nhiều nhà đầu tư, mỗi nhà đầu tư phải mở tài khoản vốn đầu tư riêng biệt để chuyển vốn ra nước ngoài trong phạm vi tổng vốn đầu tư và tỷ lệ phần vốn góp theo Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp.
...
Như vậy, theo quy định, trường hợp nhà đầu tư chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài bằng đồng Việt Nam thì được mở và sử dụng đồng thời 01 (một) tài khoản vốn đầu tư bằng đồng Việt Nam và 01 (một) tài khoản vốn đầu tư bằng ngoại tệ tại 01 (một) tổ chức tín dụng.
Đồng thời, đăng ký giao dịch ngoại hối liên quan đến hoạt động đầu tư ra nước ngoài với Ngân hàng Nhà nước.
Nhà đầu tư chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài bằng đồng Việt Nam thì được mở và sử dụng đồng thời những loại tài khoản nào? (Hình từ Internet)
Nhà đầu tư được chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài bằng đồng Việt Nam trong trường hợp nào?
Đồng tiền sử dụng để chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài được quy định tại khoản 2 Điều 4 Thông tư 12/2016/TT-NHNN như sau:
Đồng tiền sử dụng để chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài
Đồng tiền sử dụng để chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài bao gồm:
1. Ngoại tệ.
2. Đồng Việt Nam trong trường hợp chuyển vốn đầu tư sang quốc gia, vùng lãnh thổ tiếp nhận đầu tư mà Việt Nam và quốc gia, vùng lãnh thổ đó có ký kết thỏa thuận, hiệp định song phương, đa phương quy định về việc cho phép sử dụng đồng Việt Nam trong các giao dịch thanh toán, chuyển tiền.
Như vậy, theo quy định, nhà đầu tư được chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài bằng đồng Việt Nam trong trường hợp chuyển vốn đầu tư sang quốc gia, vùng lãnh thổ tiếp nhận đầu tư mà Việt Nam và quốc gia, vùng lãnh thổ đó có ký kết thỏa thuận, hiệp định song phương, đa phương quy định về việc cho phép sử dụng đồng Việt Nam trong các giao dịch thanh toán, chuyển tiền.
Các giao dịch thu, chi trên tài khoản vốn đầu tư bằng đồng Việt Nam bao gồm những giao dịch nào?
Căn cứ Điều 7 Thông tư 12/2016/TT-NHNN quy định, các giao dịch thu, chi trên tài khoản vốn đầu tư bằng đồng Việt Nam bao gồm:
(1) Các giao dịch thu:
- Thu chuyển khoản từ tài khoản đồng Việt Nam của nhà đầu tư;
- Thu nợ gốc và lãi của các khoản cho vay của nhà đầu tư đối với chính pháp nhân thực hiện dự án đầu tư ở nước ngoài phù hợp với quy định của pháp luật;
- Thu hồi nợ từ bên được bảo lãnh liên quan đến các khoản bảo lãnh của nhà đầu tư cho chính pháp nhân thực hiện dự án đầu tư ở nước ngoài phù hợp với quy định của pháp luật;
- Thu lợi nhuận và thu nhập hợp pháp chuyển về nước từ hoạt động đầu tư ra nước ngoài;
- Thu chuyển vốn đầu tư ở nước ngoài về Việt Nam trong trường hợp chuyển nhượng vốn đầu tư ở nước ngoài, giảm vốn, thanh lý hoặc chấm dứt hoạt động đầu tư ở nước ngoài;
- Các giao dịch thu khác bằng đồng Việt Nam liên quan đến hoạt động đầu tư ra nước ngoài.
(2) Các giao dịch chi:
- Chi chuyển khoản vốn đầu tư bằng đồng Việt Nam ra nước ngoài;
- Chi chuyển vào tài khoản đồng Việt Nam của nhà đầu tư;
- Chi cho vay đối với chính pháp nhân thực hiện dự án đầu tư ở nước ngoài phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam;
- Chi thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh liên quan đến khoản bảo lãnh của nhà đầu tư cho chính pháp nhân thực hiện dự án đầu tư ở nước ngoài phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam;
- Các giao dịch chi khác bằng đồng Việt Nam liên quan đến hoạt động đầu tư ra nước ngoài.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Em trai đến nhà anh chị ruột chơi có phải thông báo lưu trú không? Anh chị ruột thực hiện thông báo lưu trú theo hình thức nào?
- Từ 1/12/2024 chính thức hết giảm thuế trước bạ ô tô 50% theo Nghị định 109? Thuế trước bạ ô tô từ 1/12/2024 ra sao?
- Bản kiểm điểm của Phó Bí thư chi bộ cuối năm 2024 là Đảng viên? Bản kiểm điểm của Phó Bí thư chi bộ trường học là Đảng viên?
- Mức bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất gây thiệt hại đối với cây trồng chưa thu hoạch được tính thế nào?
- Đang bảo lưu kết quả học tập đại học có phải đi nghĩa vụ quân sự không? Sức khỏe loại mấy không được tham gia nghĩa vụ quân sự?