Nhà cung cấp dịch vụ đánh giá con người trong công việc và môi trường tổ chức có những trách nhiệm gì?
- Nhà cung cấp dịch vụ đánh giá con người trong công việc và môi trường tổ chức có những trách nhiệm gì?
- Nhà cung cấp dịch vụ đánh giá con người trong công việc và môi trường tổ chức phải cung cấp những thông tin gì cho các bên liên quan?
- Sau đánh giá con người trong công việc và môi trường tổ chức, nhà cung cấp dịch vụ phải thực hiện xem xét những vấn đề nào?
Nhà cung cấp dịch vụ đánh giá con người trong công việc và môi trường tổ chức có những trách nhiệm gì?
Theo tiểu mục 2.24 Mục 2 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12292-2:2018 (ISO 10667-2:2011) nhà cung cấp dịch vụ đánh giá con người trong công việc và môi trường tổ chức là cá nhân hoặc tổ chức cung cấp dịch vụ đánh giá cho khách hàng, dù cá nhân hay tổ chức đó trong nội bộ hay bên ngoài với khách hàng.
Lưu ý: Nhà cung cấp dịch vụ đánh giá cũng có thể thuê mướn nhân sự hoặc ký hợp đồng với những người khác để thiết kế và phát triển đánh giá hoặc đào tạo người đánh giá.
Theo tiểu mục 3.2 Mục 3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12292-2:2018 (ISO 10667-2:2011), nhà cung cấp dịch vụ đánh giá con người trong công việc và môi trường tổ chức có những trách nhiệm sau:
- Tham gia cộng tác với khách hàng để thỏa thuận về một tài liệu, xác định thông tin liên quan, ví dụ, phạm vi, chi tiết về dịch vụ hoặc sản phẩm được cung cấp, khoảng thời gian, quyền sở hữu và sử dụng thích hợp tài sản trí tuệ và chi phí liên quan đến dịch vụ và quy định tất cả các nghĩa vụ và trách nhiệm tương ứng của mỗi bên.
- Cung cấp thông tin cho khách hàng về mọi yêu cầu chuyên môn, pháp lý và quy định có thể áp dụng xung quanh việc sử dụng quy trình và phương pháp đánh giá trong việc thực hiện trách nhiệm của họ theo thỏa thuận.
- Tuân thủ mọi yêu cầu chuyên môn, pháp lý và quy định xung quanh việc sử dụng đánh giá.
- Xây dựng kế hoạch để bảo vệ tất cả các thông tin bí mật thuộc sở hữu của khách hàng trong suốt quá trình đánh giá.
- Cung cấp tài liệu đầy đủ và chính xác về quá trình đánh giá phù hợp với thỏa thuận giữa khách hàng và nhà cung cấp dịch vụ.
Đánh giá con người trong công việc và môi trường tổ chức
(Hình từ Internet)
Nhà cung cấp dịch vụ đánh giá con người trong công việc và môi trường tổ chức phải cung cấp những thông tin gì cho các bên liên quan?
Căn cứ tiết 5.3.1 tiểu mục 5.3 Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12292-2:2018 (ISO 10667-2:2011), nhà cung cấp dịch vụ đánh giá con người trong công việc và môi trường tổ chức phải cung cấp cho các bên liên quan ít nhất những thông tin sau:
- Lý do vì sao người tham gia đánh giá được đánh giá và việc sử dụng dự kiến các thông tin thu được, bao gồm cách các kết quả sẽ được sử dụng và cách dữ liệu sẽ được quản lý.
- Quá trình qua đó người tham gia đánh giá được yêu cầu đưa ra sự đồng ý có hiểu biết đối với việc đánh giá.
- Cách dữ liệu cá nhân sẽ được lưu trữ, người chịu trách nhiệm đối với dữ liệu, dữ liệu sẽ được lưu trữ trong bao lâu, và ai sẽ có quyền truy cập.
- Cách người tham gia đánh giá có thể nhận sự trợ giúp giải quyết các thắc mắc, khó khăn hoặc các vấn đề có thể phát sinh trong đánh giá.
- Những bước nào cần thực hiện nếu người tham gia đánh giá có các vấn đề về ngôn ngữ, nhu cầu đặc biệt hoặc yêu cầu đánh giá lại.
- Có những quy trình nào cho người tham gia đánh giá, đội nhóm hoặc tổ chức có thể phàn nàn và khiếu nại về các kết quả đánh giá.
- Mọi quyền và trách nhiệm khác mà người tham gia đánh giá có được trong quá trình đánh giá.
Sau đánh giá con người trong công việc và môi trường tổ chức, nhà cung cấp dịch vụ phải thực hiện xem xét những vấn đề nào?
Theo Mục 6 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12292-2:2018 (ISO 10667-2:2011), sau đánh giá con người trong công việc và môi trường tổ chức, nhà cung cấp dịch vụ phải thực hiện xem xét những vấn đề sau:
- Những phần của đánh giá đã được triển khai như hoạch định và những phần của phần đánh giá không được như hoạch định, ví dụ, liên quan đến quản trị, báo cáo, sử dụng dữ liệu, sử dụng quy trình và phương pháp;
- Thu thập, tích hợp, lưu trữ và hủy dữ liệu và các kết quả trong tất cả các giai đoạn đánh giá (đặc biệt liên quan đến vấn đề bảo mật, an ninh và phương tiện lưu trữ);
- Cơ hội nâng cao hiệu quả và/hoặc hiệu lực đánh giá;
- Quy trình được sử dụng để tích hợp dữ liệu đánh giá, ví dụ, để sử dụng trong quá trình quyết định, để đánh giá lại sự phù hợp của trọng số đưa ra cho các nguồn dữ liệu,...;
Ngoài ra, nếu khách hàng đồng ý với xem xét sau đánh giá thì nhà cung cấp dịch vụ phải làm việc với khách hàng để thực hiện xem xét, bao gồm:
- Mục tiêu đánh giá và mức độ đáp ứng mục tiêu.
- Hệ quả, trong dự kiến và ngoài dự kiến, cùng với tác động của đánh giá đối với tổ chức và người tham gia đánh giá.
- Mức độ hiểu được các báo cáo của người dùng cuối vá ý nghĩa đối với việc cải tiến chất lượng báo cáo.
- Cách thức các báo cáo được người dùng cuối sử dụng, ví dụ, trong việc lập các kế hoạch hành động phát triển hoặc đưa ra các quyết định tuyển dụng,….
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hội thẩm nhân dân ngang quyền với Thẩm phán khi biểu quyết về quyết định giải quyết vụ án hành chính đúng không?
- Bậc thuế môn bài năm 2025 mới nhất như thế nào? Hạn chót nộp thuế môn bài năm 2025 là khi nào?
- Cán bộ, công chức, viên chức không áp dụng Nghị định 178/2024 chính sách khi sắp xếp bộ máy từ 1 1 2025 gồm những ai?
- Chính thức dạy thêm ngoài nhà trường phải đăng ký kinh doanh theo Thông tư 29/2024 đúng không?
- Hướng dẫn hồ sơ hoàn thuế GTGT hàng xuất khẩu theo Thông tư 80? Tải về tài liệu hồ sơ hoàn thuế?