Nguyên tắc và phương thức áp dụng tiêu chuẩn cơ sở trong Công an nhân dân như thế nào? Hồ sơ đề nghị hủy bỏ tiêu chuẩn cơ sở gồm những gì?
- Thành phần Hội đồng thẩm tra, thẩm định dự thảo tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn cơ sở trong Công an nhân dân gồm những ai?
- Nguyên tắc và phương thức áp dụng tiêu chuẩn cơ sở trong Công an nhân dân như thế nào?
- Thực hiện rà soát định kỳ tiêu chuẩn cơ sở trong Công an nhân dân như thế nào?
- Quy định về sửa đổi, bổ sung, thay thế tiêu chuẩn cơ sở trong Công an nhân dân như thế nào?
- Hồ sơ đề nghị hủy bỏ tiêu chuẩn cơ sở trong Công an nhân dân gồm những gì?
Thành phần Hội đồng thẩm tra, thẩm định dự thảo tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn cơ sở trong Công an nhân dân gồm những ai?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 21 Thông tư 42/2021/TT-BCA quy định như sau:
Hội đồng thẩm tra, thẩm định dự thảo tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn cơ sở
1. Thành phần Hội đồng
a) Hội đồng có từ 07 đến 09 thành viên, trong đó có ít nhất 01 thành viên là cán bộ Cục Khoa học, Chiến lược và Lịch sử Công an, các thành viên khác là các chuyên gia trong và ngoài Bộ Công an có uy tín, có trình độ chuyên môn phù hợp, có kinh nghiệm trong lĩnh vực chuyên ngành, đại diện của cơ quan, đơn vị có liên quan thuộc Bộ Công an và đại diện của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng;
b) Thành viên Ban biên soạn không được là thành viên của Hội đồng.
2. Trách nhiệm của Hội đồng
a) Thẩm tra, đánh giá tính đầy đủ và đúng thủ tục;
b) Thẩm định về chuyên môn kỹ thuật;
c) Chịu trách nhiệm cá nhân về kết quả đánh giá của mình và kết luận chung của Hội đồng.
3. Nguyên tắc làm việc của Hội đồng
a) Hội đồng làm việc theo chế độ kiêm nhiệm, theo nguyên tắc dân chủ, khách quan, độc lập, các thành viên thảo luận công khai về nhiệm vụ được giao đồng thời chịu trách nhiệm về ý kiến của mình;
b) Phiên họp của Hội đồng phải có mặt ít nhất 2/3 (hai phần ba) số thành viên, biểu quyết theo đa số. Ý kiến bằng văn bản của thành viên vắng mặt có giá trị tham khảo. Kết luận của Hội đồng được lập thành biên bản và gửi đến Cục Khoa học, Chiến lược và Lịch sử Công an;
c) Trường hợp Hội đồng không tổ chức họp thẩm định, tùy theo tính chất quy mô của nội dung trình thẩm định, Chủ tịch Hội đồng quyết định việc lấy ý kiến thẩm định bằng văn bản của các thành viên Hội đồng thẩm định.
Như vậy theo quy định trên thành phần Hội đồng thẩm tra, thẩm định dự thảo tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn cơ sở trong Công an nhân dân gồm có:
Hội đồng có từ 07 đến 09 thành viên, trong đó có:
- Ít nhất 01 thành viên là cán bộ Cục Khoa học, Chiến lược và Lịch sử Công an.
- Các thành viên khác là các chuyên gia trong và ngoài Bộ Công an có uy tín, có trình độ chuyên môn phù hợp, có kinh nghiệm trong lĩnh vực chuyên ngành, đại diện của cơ quan, đơn vị có liên quan thuộc Bộ Công an và đại diện của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng.
Nguyên tắc và phương thức áp dụng tiêu chuẩn cơ sở trong Công an nhân dân như thế nào? Hồ sơ đề nghị hủy bỏ tiêu chuẩn cơ sở gồm những gì? (Hình từ Internet)
Nguyên tắc và phương thức áp dụng tiêu chuẩn cơ sở trong Công an nhân dân như thế nào?
Căn cứ tại Điều 22 Thông tư 42/2021/TT-BCA quy định nguyên tắc và phương thức áp dụng tiêu chuẩn cơ sở trong Công an nhân dân như sau:
- Tiêu chuẩn cơ sở được áp dụng phục vụ công tác quản lý nhà nước của Bộ Công an.
- Tiêu chuẩn cơ sở được áp dụng trực tiếp hoặc được viện dẫn trong các văn bản khác.
- Tiêu chuẩn cơ sở được sử dụng thống nhất trong toàn lực lượng Công an và làm căn cứ trong quá trình quản lý, kiểm tra các quy trình, đánh giá chất lượng sản phẩm, hàng hóa trong sản xuất, mua sắm, nhập khẩu, lưu thông thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công an.
Thực hiện rà soát định kỳ tiêu chuẩn cơ sở trong Công an nhân dân như thế nào?
Căn cứ tại Điều 23 Thông tư 42/2021/TT-BCA quy định thực hiện rà soát định kỳ tiêu chuẩn cơ sở trong Công an nhân dân như sau:
- Đơn vị chủ trì tổ chức rà soát định kỳ 03 năm (hoặc sớm hơn nếu cần thiết) kể từ ngày Bộ trưởng Bộ Công an ký Thông tư ban hành tiêu chuẩn cơ sở theo lĩnh vực được phân công; rà soát đột xuất theo yêu cầu của lãnh đạo Bộ.
- Sau khi rà soát, đơn vị chủ trì gửi văn bản, kèm thuyết minh và Danh mục TCCS đề nghị Cục Khoa học, Chiến lược và Lịch sử Công an chủ trì giúp Bộ Công an xem xét, thẩm tra trước khi trình Bộ trưởng Bộ Công an phê duyệt. Kết quả rà soát đưa vào kế hoạch sửa đổi, bổ sung, thay thế TCCS.
Quy định về sửa đổi, bổ sung, thay thế tiêu chuẩn cơ sở trong Công an nhân dân như thế nào?
Căn cứ tại Điều 24 Thông tư 42/2021/TT-BCA quy định về sửa đổi, bổ sung, thay thế tiêu chuẩn cơ sở trong Công an nhân dân như sau:
- Việc sửa đổi, bổ sung, thay thế TCCS do đơn vị chủ trì rà soát, đề xuất Cục Khoa học, Chiến lược và Lịch sử Công an đưa vào kế hoạch hàng năm xây dựng TCCS.
- Trình tự, thủ tục sửa đổi, bổ sung, thay thế TCCS theo tương ứng quy định tại Điều 20 Thông tư 42/2021/TT-BCA.
Hồ sơ đề nghị hủy bỏ tiêu chuẩn cơ sở trong Công an nhân dân gồm những gì?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 25 Thông tư 42/2021/TT-BCA quy định như sau:
Hủy bỏ tiêu chuẩn cơ sở
1. Đơn vị chủ trì lập hồ sơ đề nghị hủy bỏ TCCS gửi về Cục Pháp chế và cải cách hành chính, tư pháp trước khi trình Bộ trưởng Bộ Công an quyết định việc hủy bỏ TCCS. Kết quả hủy bỏ TCCS gửi Cục Khoa học, Chiến lược và Lịch sử Công an biết và tập hợp.
2. Hồ sơ đề nghị hủy bỏ TCCS gồm: Tờ trình đề nghị hủy bỏ TCCS; Bản TCCS đề nghị hủy bỏ; Bản thuyết minh (lý do, cơ sở pháp lý, cơ sở khoa học); bản tổng hợp ý kiến; bản photo các ý kiến tham gia góp ý về việc hủy bỏ TCCS; ý kiến của các đồng chí Thứ trưởng; các tài liệu khác liên quan.
Như vậy theo quy định trên hồ sơ đề nghị hủy bỏ tiêu chuẩn cơ sở trong Công an nhân dân gồm có:
- Tờ trình đề nghị hủy bỏ TCCS.
- Bản TCCS đề nghị hủy bỏ.
- Bản thuyết minh (lý do, cơ sở pháp lý, cơ sở khoa học).
- Bản tổng hợp ý kiến.
- Bản photo các ý kiến tham gia góp ý về việc hủy bỏ TCCS.
- Ý kiến của các đồng chí Thứ trưởng.,
- Các tài liệu khác liên quan.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quỹ Từ thiện sống xanh là gì? Trụ sở Quỹ từ thiện sống xanh ở đâu? Phạm vi hoạt động Quỹ từ thiện sống xanh?
- Vốn đầu tư ra nước ngoài trong hoạt động dầu khí được dùng để làm gì? Nguồn vốn đầu tư ra nước ngoài gồm những gì?
- Giấy phép hoạt động xây dựng của nhà thầu nước ngoài có hết hiệu lực khi hợp đồng không còn hiệu lực không?
- Thành viên Đoàn thanh tra Kiểm toán Nhà nước là ai? Thay đổi thành viên Đoàn thanh tra Kiểm toán Nhà nước khi nào?
- Thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự là gì? Thời gian không được tính vào thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự?