Nguyên tắc tiến hành tố tụng đối với người dưới 18 tuổi được quy định thế nào? Quy định về lấy lời khai của người bị tạm giữ là người dưới 18 tuổi?

Tôi có thắc mắc liên quan đến vấn đề tạm giữ người chưa đủ 18 tuổi. Cho tôi hỏi nguyên tắc tiến hành tố tụng đối với người dưới 18 tuổi được quy định thế nào? Quy định về lấy lời khai của người bị tạm giữ là người dưới 18 tuổi ra sao?- Câu hỏi của chị Thiên Thanh ở Đồng Tháp.

Nguyên tắc tiến hành tố tụng đối với người dưới 18 tuổi được quy định thế nào?

Căn cứ Điều 414 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định về nguyên tắc tiến hành tố tụng như sau:

Nguyên tắc tiến hành tố tụng
1. Bảo đảm thủ tục tố tụng thân thiện, phù hợp với tâm lý, lứa tuổi, mức độ trưởng thành, khả năng nhận thức của người dưới 18 tuổi; bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người dưới 18 tuổi; bảo đảm lợi ích tốt nhất của người dưới 18 tuổi.
2. Bảo đảm giữ bí mật cá nhân của người dưới 18 tuổi.
3. Bảo đảm quyền tham gia tố tụng của người đại diện của người dưới 18 tuổi, nhà trường, Ðoàn thanh niên, người có kinh nghiệm, hiểu biết về tâm lý, xã hội, tổ chức khác nơi người dưới 18 tuổi học tập, lao động và sinh hoạt.
4. Tôn trọng quyền được tham gia, trình bày ý kiến của người dưới 18 tuổi.
5. Bảo đảm quyền bào chữa, quyền được trợ giúp pháp lý của người dưới 18 tuổi.
6. Bảo đảm các nguyên tắc xử lý của Bộ luật hình sự đối với người dưới 18 tuổi phạm tội.
7. Bảo đảm giải quyết nhanh chóng, kịp thời các vụ án liên quan đến người dưới 18 tuổi.

Theo đó, các nguyên tắc tiến hành tố tụng đối với người dưới 18 tuổi là những nguyên tắc được quy định tại Điều 414 nêu trên.

Tạm giữ người dưới 18 tuổi

Tạm giữ người dưới 18 tuổi (Hình từ Internet)

Người dưới 18 tuổi bị tạm giữ trong trường hợp nào?

Tạm giữ người là một trong những biện pháp ngăn chặn. Căn cứ Điều 419 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định về áp dụng biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế như sau:

Áp dụng biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế
1. Chỉ áp dụng biện pháp ngăn chặn, biện pháp áp giải đối với người bị buộc tội là người dưới 18 tuổi trong trường hợp thật cần thiết.
Chỉ áp dụng biện pháp tạm giữ, tạm giam đối với người bị buộc tội là người dưới 18 tuổi khi có căn cứ cho rằng việc áp dụng biện pháp giám sát và các biện pháp ngăn chặn khác không hiệu quả. Thời hạn tạm giam đối với người bị buộc tội là người dưới 18 tuổi bằng hai phần ba thời hạn tạm giam đối với người đủ 18 tuổi trở lên quy định tại Bộ luật này. Khi không còn căn cứ để tạm giữ, tạm giam thì cơ quan, người có thẩm quyền phải kịp thời hủy bỏ, thay thế bằng biện pháp ngăn chặn khác.
2. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi có thể bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, bị bắt, tạm giữ, tạm giam về tội phạm quy định tại khoản 2 Điều 12 của Bộ luật hình sự nếu có căn cứ quy định tại các điều 110, 111 và 112, các điểm a, b, c, d và đ khoản 2 Điều 119 của Bộ luật này.
3. Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi có thể bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, bị bắt, tạm giữ, tạm giam về tội nghiêm trọng do cố ý, tội rất nghiêm trọng, tội đặc biệt nghiêm trọng nếu có căn cứ quy định tại các điều 110, 111 và 112, các điểm a, b, c, d và đ khoản 2 Điều 119 của Bộ luật này.
4. Đối với bị can, bị cáo từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi bị khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử về tội nghiêm trọng do vô ý, tội ít nghiêm trọng mà Bộ luật hình sự quy định hình phạt tù đến 02 năm thì có thể bị bắt, tạm giữ, tạm giam nếu họ tiếp tục phạm tội, bỏ trốn và bị bắt theo quyết định truy nã.
5. Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi giữ người trong trường hợp khẩn cấp, bắt, tạm giữ, tạm giam, người ra lệnh giữ, lệnh hoặc quyết định bắt, tạm giữ, tạm giam người dưới 18 tuổi phải thông báo cho người đại diện của họ biết.

Theo đó, tùy thuộc vào độ tuổi khác nhau việc tạm giữ người dưới 18 tuổi phải có những căn cứ được quy định tại Điều 419 nêu trên.

Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi tạm giữ người dưới 18 tuổi, người ra lệnh tạm giữ phải thông báo cho người đại diện của họ biết.

Việc lấy lời khai của người dưới 18 tuổi bị tạm giữ được quy định như thế nào?

Căn cứ Điều 421 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định về lấy lời khai người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt, người bị tạm giữ, người bị hại, người làm chứng; hỏi cung bị can; đối chất như sau:

Lấy lời khai người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt, người bị tạm giữ, người bị hại, người làm chứng; hỏi cung bị can; đối chất
1. Khi lấy lời khai người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt, người bị tạm giữ, người bị hại, người làm chứng, hỏi cung bị can là người dưới 18 tuổi, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải thông báo trước thời gian, địa điểm lấy lời khai, hỏi cung cho người bào chữa, người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ.
2. Việc lấy lời khai người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt, bị tạm giữ, hỏi cung bị can phải có mặt người bào chữa hoặc người đại diện của họ.
Việc lấy lời khai của người bị hại, người làm chứng phải có người đại diện hoặc người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ tham dự.
3. Người bào chữa, người đại diện có thể hỏi người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can là người dưới 18 tuổi nếu được Điều tra viên, Kiểm sát viên đồng ý. Sau mỗi lần lấy lời khai, hỏi cung của người có thẩm quyền kết thúc thì người bào chữa, người đại diện có thể hỏi người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can.
4. Thời gian lấy lời khai người dưới 18 tuổi không quá hai lần trong 01 ngày và mỗi lần không quá 02 giờ, trừ trường hợp vụ án có nhiều tình tiết phức tạp.
...

Theo đó, việc lấy lời khai người bị tạm giữ là người dưới 18 tuổi phải tuân thủ quy định tại Điều 421 nêu trên. Trong đó, việc lấy lời khai người bị tạm giữ dưới 18 tuổi phải có mặt người bào chữa hoặc người đại diện của họ.

Trừ trường hợp vụ án có nhiều tình tiết phức tạp, thời gian lấy lời khai người dưới 18 tuổi không quá hai lần trong 01 ngày và mỗi lần không quá 02 giờ.

Người dưới 18 tuổi
Tạm giữ
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Người bị tạm giữ thì mặc gì?
Pháp luật
Hình phạt tù cao nhất đối với người dưới 18 tuổi phạm tội là gì? Người dưới 18 tuổi được tha tù trước thời hạn có điều kiện khi nào?
Pháp luật
Từ ngày 25/12/2024, người dưới 18 tuổi không được chơi game quá 180 phút/ngày có đúng không?
Pháp luật
Căn cứ để tạm giữ người trong vụ án hình sự bao gồm những gì? Hết thời hạn tạm giữ thì cơ quan chức năng có được gia hạn thêm hay không?
Pháp luật
Hành vi cướp giật tài sản được xếp vào loại tội phạm gì? Có áp dụng tù có thời hạn đối với người dưới 18 tuổi được không?
Pháp luật
Tạm giữ là gì? Thời gian tạm giữ người tối đa là bao lâu? Ai có thẩm quyền bắt tạm giam bị can, bị cáo?
Pháp luật
Độ tuổi lao động năm 2024 là bao nhiêu? Người chưa đủ 18 tuổi có ký hợp đồng lao động được không?
Pháp luật
Người phạm tội trước 16 tuổi và sau 16 tuổi thì tổng hợp hình phạt tù tối đa là bao nhiêu năm theo quy định?
Pháp luật
Có mấy biện pháp giám sát, giáo dục người dưới 18 tuổi phạm tội có thể được áp dụng trong trường hợp được miễn trách nhiệm hình sự?
Pháp luật
Có được áp dụng biện pháp tạm giữ đối với người bị buộc tội là người dưới 18 tuổi hay không? Ai có thẩm quyền ra quyết định tạm giữ người theo quy định hiện nay?
Pháp luật
Việc hủy bỏ áp dụng biện pháp tạm giữ người bị tạm giữ theo thủ tục hành chính được thực hiện như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Người dưới 18 tuổi
6,131 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Người dưới 18 tuổi Tạm giữ

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Người dưới 18 tuổi Xem toàn bộ văn bản về Tạm giữ

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào