Nguyên tắc thực hiện kiểm định chất lượng đầu vào công chức? Điều kiện đăng ký tham gia kiểm định chất lượng đầu vào công chức?

“Dự thảo Nghị định quy định về kiểm định chất lượng đầu vào công chức quy định nguyên tắc thực hiện kiểm định chất lượng đầu vào công chức thế nào? Điều kiện đăng ký tham gia kiểm định chất lượng đầu vào công chức là gì?” – Đây là câu hỏi của bạn Hùng Lê.

Nguyên tắc thực hiện kiểm định chất lượng đầu vào công chức?

Căn cứ theo quy định tại Điều 2 Dự thảo Nghị định quy định về kiểm định chất lượng đầu vào công chức quy định về nguyên tắc thực hiện kiểm định chất lượng đầu vào công chức như sau:

“Điều 2. Nguyên tắc thực hiện kiểm định chất lượng đầu vào công chức
1. Bảo đảm công khai, minh bạch, khách quan và đúng pháp luật.
2. Phương thức tổ chức thực hiện kiểm định chất lượng đầu vào phải thiết thực, hiệu quả, tiết kiệm chi phí, nguồn lực xã hội.
3. Thống nhất về chủ thể tổ chức thực hiện; nội dung, hình thức kiểm định và kết quả kiểm định được sử dụng thống nhất trong phạm vi toàn quốc.
4. Việc kiểm định chất lượng đầu vào công chức được tổ chức tối thiểu 02 lần/năm và không hạn chế số lần được đăng ký tham gia kiểm định trong năm đối với mỗi thí sinh.
5. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong tổ chức thực hiện kiểm định chất lượng đầu vào công chức.”

Theo đó, thực hiện nguyên tắc thực hiện kiểm định chất lượng đầu vào công chức phải đảm bảo:

- Bảo đảm công khai, minh bạch, khách quan và đúng pháp luật.

- Phương thức tổ chức thực hiện kiểm định chất lượng đầu vào phải thiết thực, hiệu quả, tiết kiệm chi phí, nguồn lực xã hội.

- Thống nhất về chủ thể tổ chức thực hiện; nội dung, hình thức kiểm định và kết quả kiểm định được sử dụng thống nhất trong phạm vi toàn quốc.

- Việc kiểm định chất lượng đầu vào công chức được tổ chức tối thiểu 02 lần/năm và không hạn chế số lần được đăng ký tham gia kiểm định trong năm đối với mỗi thí sinh.

- Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong tổ chức thực hiện kiểm định chất lượng đầu vào công chức.

Công chức phải đáp ứng những điều kiện gì để đăng ký tham gia kiểm định chất lượng đầu vào?

Căn cứ theo quy định tại Điều 3, Điều 4 Dự thảo Nghị định quy định về kiểm định chất lượng đầu vào công chức quy định về điều kiện đăng ký tham gia kiểm định chất lượng đầu vào công chức và cơ quan có thẩm quyền tổ chức kiểm định chất lượng đầu vào công chức như sau:

“Điều 3. Điều kiện đăng ký tham gia kiểm định chất lượng đầu vào công chức
1. Người có đủ các điều kiện sau đây, không phân biệt dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo được đăng ký tham gia kiểm định chất lượng đầu vào công chức:
a) Có một quốc tịch là quốc tịch Việt Nam;
b) Đủ 18 tuổi trở lên;
c) Có giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời hoặc bằng tốt nghiệp chuyên môn ở trình độ đào tạo phù hợp với yêu cầu kiểm định.
2. Những người sau đây không được đăng ký kiểm định chất lượng đầu vào công chức:
a) Không cư trú tại Việt Nam;
b) Mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự;
c) Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đang chấp hành hoặc đã chấp hành xong bản án, quyết định về hình sự của Tòa án mà chưa được xóa án tích; đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở chữa bệnh, cơ sở giáo dục.
Điều 4. Cơ quan có thẩm quyền tổ chức kiểm định chất lượng đầu vào công chức
1. Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương thực hiện việc kiểm định chất lượng đầu vào công chức.
2. Trước ngày 31 tháng 01 hàng năm, Bộ Nội vụ phải ban hành kế hoạch tổ chức kiểm định chất lượng đầu vào công chức, số lần tổ chức kiểm định trong năm, thời gian, địa điểm tổ chức kiểm định; đồng thời công khai trên cổng thông tin điện tử của Bộ Nội vụ.
3. Trường hợp các Bộ, ngành, địa phương có nhu cầu kiểm định chất lượng đầu vào công chức cho kỳ tuyển dụng công chức hằng năm của các cơ quan, đơn vị được phân công quản lý thì xây dựng kế hoạch, thông báo và tiếp nhận Phiếu đăng ký dự kiểm định theo quy định tại Điều 8 Nghị định này và lập danh sách thí sinh đăng ký nhu cầu kiểm định gửi Bộ Nội vụ để tổ chức kiểm định.”

Theo đó, người có đủ các điều kiện sau đây, không phân biệt dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo được đăng ký tham gia kiểm định chất lượng đầu vào công chức:

- Có một quốc tịch là quốc tịch Việt Nam;

- Đủ 18 tuổi trở lên;

- Có giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời hoặc bằng tốt nghiệp chuyên môn ở trình độ đào tạo phù hợp với yêu cầu kiểm định.

Dự thảo Nghị định quy định về kiểm định chất lượng đầu vào công chức đã quy định điều kiện đăng ký tham gia kiểm định chất lượng đầu vào công chức như thế nào?

Nguyên tắc thực hiện kiểm định chất lượng đầu vào công chức? Điều kiện đăng ký tham gia kiểm định chất lượng đầu vào công chức? (Hình từ internet)

Hình thức kiểm định chất lượng đầu vào công chức là thi trắc nghiệm trên máy vi tính?

Căn cứ theo quy định tại Điều 5 Dự thảo Nghị định quy định về kiểm định chất lượng đầu vào công chức quy định về hình thức, nội dung và thời gian kiểm định như sau:

“Điều 5. Hình thức, nội dung và thời gian kiểm định
1. Hình thức kiểm định: Thi trắc nghiệm trên máy vi tính.
2. Nội dung kiểm định: Hiểu biết chung về hệ thống chính trị, tổ chức bộ máy của Đảng, Nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội; quản lý hành chính nhà nước; quyền, nghĩa vụ của công chức; kiến thức về văn hóa, lịch sử, đạo đức công vụ… và đánh giá năng lực tư duy, nhận thức, khoa học, năng lực ứng dụng vào thực tiễn của thí sinh.
3. Thời gian kiểm định
a) Kiểm định chất lượng đầu vào đối với người tham gia thi tuyển vào vị trí việc làm có yêu cầu trình độ đại học trở lên: 120 phút, số lượng câu hỏi không quá 100 câu.
b) Kiểm định chất lượng đầu vào đối với người tham gia thi tuyển vào vị trí việc làm có yêu cầu trình độ trung cấp, cao đẳng: 100 phút, số lượng câu hỏi không quá 80 câu.”

Theo đó, hình thức kiểm định sẽ đảm phải thi trắc nghiệm trên máy vi tính.

Như vậy, để được đăng ký dự tuyển chất lượng đầu vào, công chức phải đảm bào:

- Có một quốc tịch là quốc tịch Việt Nam;

- Đủ 18 tuổi trở lên;

- Có giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời hoặc bằng tốt nghiệp chuyên môn ở trình độ đào tạo phù hợp với yêu cầu kiểm định.

Và không thuộc một trong các đối tượng sau:

- Không cư trú tại Việt Nam;

- Mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự;

- Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đang chấp hành hoặc đã chấp hành xong bản án, quyết định về hình sự của Tòa án mà chưa được xóa án tích; đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở chữa bệnh, cơ sở giáo dục.

Công chức TẢI TRỌN BỘ CÁC QUY ĐỊNH LIÊN QUAN ĐẾN CÔNG CHỨC
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Để chuyển sang công chức thì viên chức phải có 05 năm công tác?
Pháp luật
Theo quy định Phó Chánh văn phòng và Phó Chánh án tòa án nhân dân tối cao có phải là công chức không?
Pháp luật
Thủ tục giải quyết thôi việc theo nguyện vọng đối với công chức được thực hiện như thế nào? Mức hưởng trợ cấp thôi việc tính ra sao?
Pháp luật
Xét tặng danh hiệu 'Lao động tiên tiến' cho công chức viên chức cần đáp ứng những tiêu chuẩn như thế nào?
Pháp luật
Áp dụng hình thức kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức đi du lịch nước ngoài nhưng không được cho phép theo hình thức nào?
Pháp luật
Tiêu chuẩn và điều kiện tiếp nhận vào làm công chức của viên chức công tác tại đơn vị sự nghiệp công lập cần đáp ứng những yêu cầu gì?
Pháp luật
Hình thức bồi dưỡng đối với công chức viên chức theo tiêu chuẩn nào? Công chức viên chức khi tham gia các chương trình bồi dưỡng cần đáp ứng những yêu cầu nào?
Pháp luật
Mức chi hỗ trợ tiền ăn cho cán bộ công chức viên chức khi đào tạo bồi dưỡng theo quy định hiện nay là bao nhiêu?
Pháp luật
Tốt nghiệp đại học loại Giỏi, có được tuyển thẳng vào công chức không thông qua thi tuyển, xét tuyển không?
Pháp luật
Xếp lương trong thời gian tập sự và chế độ nâng bậc lương đối với công chức cấp xã được quy định như thế nào?
Pháp luật
Điều kiện để dự tuyển công chức cấp xã là gì? Thuộc trường hợp đặc biệt là sẽ được tuyển dụng đối với công chức cấp xã có đúng không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Công chức
1,256 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Công chức

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Công chức

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào