Nguyên tắc thận trọng và nguyên tắc phù hợp trong kế toán là gì? Khi nguyên tắc phù hợp xung đột với nguyên tắc thận trọng thì phản ánh các khoản doanh thu ra sao?

Tôi có thắc mắc muốn được giải đáp như sau nguyên tắc thận trọng và nguyên tắc phù hợp trong kế toán là gì? Khi nguyên tắc phù hợp xung đột với nguyên tắc thận trọng thì phản ánh các khoản doanh thu ra sao? Câu hỏi của anh B.L.Q đến từ TP.HCM.

Nguyên tắc thận trọng và nguyên tắc phù hợp trong kế toán là gì?

Nguyên tắc phù hợp trong kế toán

Theo Mục 03 Chuẩn mực số 01 ban hành và công bố theo Quyết định 165/2002/QĐ-BTC về các nguyên tắc kế toán cơ bản thì:

Nguyên tắc phù hợp trong kế toán là việc ghi nhận doanh thu và chi phí phải phù hợp với nhau.

Khi ghi nhận một khoản doanh thu thì phải ghi nhận một khoản chi phí tương ứng có liên quan đến việc tạo ra doanh thu đó.

Chi phí tương ứng với doanh thu gồm chi phí của kỳ tạo ra doanh thu và chi phí của các kỳ trước hoặc chi phí phải trả nhưng liên quan đến doanh thu của kỳ đó.

Nguyên tắc thận trọng trong kế toán

Theo Mục 08 Chuẩn mực số 01 ban hành và công bố theo Quyết định 165/2002/QĐ-BTC về các nguyên tắc kế toán cơ bản:

Nguyên tắc thận trọng trong kế toán được hiểu là việc xem xét, cân nhắc, phán đoán cần thiết để lập các ước tính kế toán trong các điều kiện không chắc chắn.

Trong đó, nguyên tắc thận trọng đòi hỏi:

- Phải lập các khoản dự phòng nhưng không lập quá lớn;

- Không đánh giá cao hơn giá trị của các tài sản và các khoản thu nhập;

- Không đánh giá thấp hơn giá trị của các khoản nợ phải trả và chi phí;

- Doanh thu và thu nhập chỉ được ghi nhận khi có bằng chứng chắc chắn về khả năng thu được lợi ích kinh tế, còn chi phí phải được ghi nhận khi có bằng chứng về khả năng phát sinh chi phí.

Nguyên tắc thận trọng và nguyên tắc phù hợp trong kế toán là gì?

Nguyên tắc thận trọng và nguyên tắc phù hợp trong kế toán là gì? (Hình từ Internet)

Khi nguyên tắc phù hợp xung đột với nguyên tắc thận trọng thì phản ánh các khoản doanh thu ra sao?

Căn cứ tại Điều 78 Thông tư 200/2014/TT-BTC về nguyên tắc kế toán các khoản doanh thu:

Nguyên tắc kế toán các khoản doanh thu
1. Doanh thu là lợi ích kinh tế thu được làm tăng vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp ngoại trừ phần đóng góp thêm của các cổ đông. Doanh thu được ghi nhận tại thời điểm giao dịch phát sinh, khi chắc chắn thu được lợi ích kinh tế, được xác định theo giá trị hợp lý của các khoản được quyền nhận, không phân biệt đã thu tiền hay sẽ thu được tiền.
2. Doanh thu và chi phí tạo ra khoản doanh thu đó phải được ghi nhận đồng thời theo nguyên tắc phù hợp. Tuy nhiên trong một số trường hợp, nguyên tắc phù hợp có thể xung đột với nguyên tắc thận trọng trong kế toán, thì kế toán phải căn cứ vào chất bản chất và các Chuẩn mực kế toán để phản ánh giao dịch một cách trung thực, hợp lý.
- Một hợp đồng kinh tế có thể bao gồm nhiều giao dịch. Kế toán phải nhận biết các giao dịch để áp dụng các điều kiện ghi nhận doanh thu phù hợp với quy định của Chuẩn mực kế toán “Doanh thu”.
- Doanh thu phải được ghi nhận phù hợp với bản chất hơn là hình thức hoặc tên gọi của giao dịch và phải được phân bổ theo nghĩa vụ cung ứng hàng hóa, dịch vụ.
+ Ví dụ khách hàng chỉ được nhận hàng khuyến mại khi mua sản phẩm hàng hóa của đơn vị (như mua 2 sản phẩm được tặng thêm một sản phẩm) thì bản chất giao dịch là giảm giá hàng bán, sản phẩm tặng miễn phí cho khách hàng về hình thức được gọi là khuyến mại nhưng về bản chất là bán vì khách hàng sẽ không được hưởng nếu không mua sản phẩm. Trường hợp này giá trị sản phẩm tặng cho khách hàng được phản ánh vào giá vốn và doanh thu tương ứng với giá trị hợp lý của sản phẩm đó phải được ghi nhận.
+ Ví dụ: Trường hợp bán sản phẩm, hàng hóa kèm theo sản phẩm, hàng hóa, thiết bị thay thế (phòng ngừa trong những trường hợp sản phẩm, hàng hóa bị hỏng hóc) thì phải phân bổ doanh thu cho sản phẩm, hàng hóa được bán và sản phẩm hàng hóa, thiết bị giao cho khách hàng để thay thế phòng ngừa hỏng hóc. Giá trị của sản phảm, hàng hóa, thiết bị thay thế được ghi nhận vào giá vốn hàng bán.
- Đối với các giao dịch làm phát sinh nghĩa vụ của người bán ở thời điểm hiện tại và trong tương lai, doanh thu phải được phân bổ theo giá trị hợp lý của từng nghĩa vụ và được ghi nhận khi nghĩa vụ đã được thực hiện.
...

Như vậy, doanh thu và chi phí tạo ra khoản doanh thu đó phải được ghi nhận đồng thời theo nguyên tắc phù hợp.

Tuy nhiên trong một số trường hợp, nguyên tắc phù hợp có thể xung đột với nguyên tắc thận trọng trong kế toán, thì kế toán phải căn cứ vào chất bản chất và các Chuẩn mực kế toán để phản ánh giao dịch một cách trung thực, hợp lý.

Làm cách nào để xác định doanh thu của doanh nghiệp?

Theo Mục 05, 06, 07, 08 Chuẩn mực số 14 ban hành và công bố theo Quyết định 149/2001/QĐ-BTC thì xác định doanh thu như sau:

(1) Doanh thu được xác định theo giá trị hợp lý của các khoản đã thu hoặc sẽ thu được.

(2) Doanh thu phát sinh từ giao dịch được xác định bởi thỏa thuận giữa doanh nghiệp với bên mua hoặc bên sử dụng tài sản. Nó được xác định bằng giá trị hợp lý của các khoản đã thu được hoặc sẽ thu được sau khi trừ (-) các khoản chiết khấu thương mại, chiết khấu thanh toán, giảm giá hàng bán và giá trị hàng bán bị trả lại.

(3) Đối với các khoản tiền hoặc tương đương tiền không được nhận ngay thì doanh thu được xác định bằng cách quy đổi giá trị danh nghĩa của các khoản sẽ thu được trong tương lai về giá trị thực tế tại thời điểm ghi nhận doanh thu theo tỷ lệ lãi suất hiện hành. Giá trị thực tế tại thời điểm ghi nhận doanh thu có thể nhỏ hơn giá trị danh nghĩa sẽ thu được trong tương lai.

(4) Khi hàng hóa hoặc dịch vụ được trao đổi để lấy hàng hóa hoặc dịch vụ tương tự về bản chất và giá trị thì việc trao đổi đó không được coi là một giao dịch tạo ra doanh thu.

Khi hàng hóa hoặc dịch vụ được trao đổi để lấy hàng hóa hoặc dịch vụ khác không tương tự thì việc trao đổi đó được coi là một giao dịch tạo ra doanh thu. Trường hợp này doanh thu được xác định bằng giá trị hợp lý của hàng hóa hoặc dịch vụ nhận về, sau khi điều chỉnh các khoản tiền hoặc tương đương tiền trả thêm hoặc thu thêm. Khi không xác định được giá trị hợp lý của hàng hóa hoặc dịch vụ nhận về thì doanh thu được xác định bằng giá trị hợp lý của hàng hóa hoặc dịch vụ đem trao đổi, sau khi điều chỉnh các khoản tiền hoặc tương đương tiền trả thêm hoặc thu thêm.

Nguyên tắc kế toán
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Nguyên tắc thận trọng và nguyên tắc phù hợp trong kế toán là gì? Khi nguyên tắc phù hợp xung đột với nguyên tắc thận trọng thì phản ánh các khoản doanh thu ra sao?
Pháp luật
Nguyên tắc kế toán áp dụng đối với tài khoản kế toán về các khoản phải thu bên ngoài của tổ chức tài chính vi mô là gì?
Pháp luật
Nguyên tắc kế toán của tài khoản kế toán về tiền gửi tại các tổ chức tín dụng đối với tổ chức tài chính vi mô là gì?
Pháp luật
Các khoản phải thu của doanh nghiệp được theo dõi thế nào? Nguyên tắc phân loại các khoản phải thu?
Pháp luật
Nguyên tắc kế toán của tài khoản kế toán về các khoản nợ áp dụng đối với tổ chức tài chính vi mô là gì?
Pháp luật
Nguyên tắc kế toán của tài khoản kế toán về tiền mặt áp dụng đối với tổ chức tài chính vi mô là gì?
Pháp luật
Theo nguyên tắc kế toán thì tài khoản 111 các khoản tiền mặt mà cá nhân ký quỹ tại doanh nghiệp có được hạch toán như tài sản bằng tiền của doanh nghiệp hay không?
Pháp luật
Chữ viết sử dụng trong kế toán có bắt buộc phải là tiếng Việt hay không? Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán được quy định như thế nào?
Pháp luật
Chữ số sử dụng trong kế toán là gì? Áp dụng sai chữ số sử dụng trong kế toán thì có bị xử phạt không?
Pháp luật
Cách hạch toán Tài khoản 155 – Thành phẩm trong doanh nghiệp vừa và nhỏ theo Thông tư 133/2016/TT-BTC?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Nguyên tắc kế toán
628 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Nguyên tắc kế toán
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào
Type: