Nguyên tắc tập trung dân chủ trong Đảng là như thế nào? Cấp ủy các cấp thực hiện kiểm điểm đánh giá kết quả thực hiện nghị quyết đại hội cần đáp ứng những yêu cầu gì?
- Nguyên tắc tập trung dân chủ trong Đảng là như thế nào?
- Cấp uỷ các cấp thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ thông qua kiểm điểm đánh giá kết quả thực hiện nghị quyết đại hội cần đáp ứng những yêu cầu gì?
- Trường hợp nào đảng viên của đại hội đảng viên không được tham gia tán thành nghị quyết của các cơ quan lãnh đạo của Đảng?
Nguyên tắc tập trung dân chủ trong Đảng là như thế nào?
Nguyên tắc tập trung dân chủ trong Đảng là như thế nào? (Hình từ Internet)
Theo Điều 9 Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam 2011 quy định như sau:
Điều 9.
Đảng Cộng sản Việt Nam tổ chức theo nguyên tắc tập trung dân chủ. Nội dung cơ bản của nguyên tắc đó là :
1. Cơ quan lãnh đạo các cấp của Đảng do bầu cử lập ra, thực hiện tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách.
2. Cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đảng là Đại hội đại biểu toàn quốc. Cơ quan lãnh đạo ở mỗi cấp là đại hội đại biểu hoặc đại hội đảng viên. Giữa hai kỳ đại hội, cơ quan lãnh đạo của Đảng là Ban Chấp hành Trung ương, ở mỗi cấp là ban chấp hành đảng bộ, chi bộ (gọi tắt là cấp uỷ).
3. Cấp uỷ các cấp báo cáo và chịu trách nhiệm về hoạt động của mình trước đại hội cùng cấp, trước cấp uỷ cấp trên và cấp dưới; định kỳ thông báo tình hình hoạt động của mình đến các tổ chức đảng trực thuộc, thực hiện tự phê bình và phê bình.
4. Tổ chức đảng và đảng viên phải chấp hành nghị quyết của Đảng. Thiểu số phục tùng đa số, cấp dưới phục tùng cấp trên, cá nhân phục tùng tổ chức, các tổ chức trong toàn Đảng phục tùng Đại hội đại biểu toàn quốc và Ban Chấp hành Trung ương.
5. Nghị quyết của các cơ quan lãnh đạo của Đảng chỉ có giá trị thi hành khi có hơn một nửa số thành viên trong cơ quan đó tán thành. Trước khi biểu quyết, mỗi thành viên được phát biểu ý kiến của mình. Đảng viên có ý kiến thuộc về thiểu số được quyền bảo lưu và báo cáo lên cấp uỷ cấp trên cho đến Đại hội đại biểu toàn quốc, song phải chấp hành nghiêm chỉnh nghị quyết, không được truyền bá ý kiến trái với nghị quyết của Đảng. Cấp uỷ có thẩm quyền nghiên cứu xem xét ý kiến đó; không phân biệt đối xử với đảng viên có ý kiến thuộc về thiểu số.
6. Tổ chức đảng quyết định các vấn đề thuộc phạm vi quyền hạn của mình, song không được trái với nguyên tắc, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và nghị quyết của cấp trên.
Theo đó, nguyên tắc tập trung dân chủ có những nội dung cơ bản sau:
- Cơ quan lãnh đạo các cấp của Đảng do bầu cử lập ra, thực hiện tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách.
- Cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đảng là Đại hội đại biểu toàn quốc. Cơ quan lãnh đạo ở mỗi cấp là đại hội đại biểu hoặc đại hội đảng viên. Giữa hai kỳ đại hội, cơ quan lãnh đạo của Đảng là Ban Chấp hành Trung ương, ở mỗi cấp là ban chấp hành đảng bộ, chi bộ (gọi tắt là cấp uỷ).
- Cấp uỷ các cấp báo cáo và chịu trách nhiệm về hoạt động của mình trước đại hội cùng cấp, trước cấp uỷ cấp trên và cấp dưới; định kỳ thông báo tình hình hoạt động của mình đến các tổ chức đảng trực thuộc, thực hiện tự phê bình và phê bình.
- Tổ chức đảng và đảng viên phải chấp hành nghị quyết của Đảng. Thiểu số phục tùng đa số, cấp dưới phục tùng cấp trên, cá nhân phục tùng tổ chức, các tổ chức trong toàn Đảng phục tùng Đại hội đại biểu toàn quốc và Ban Chấp hành Trung ương.
- Nghị quyết của các cơ quan lãnh đạo của Đảng chỉ có giá trị thi hành khi có hơn một nửa số thành viên trong cơ quan đó tán thành. Trước khi biểu quyết, mỗi thành viên được phát biểu ý kiến của mình. Đảng viên có ý kiến thuộc về thiểu số được quyền bảo lưu và báo cáo lên cấp uỷ cấp trên cho đến Đại hội đại biểu toàn quốc, song phải chấp hành nghiêm chỉnh nghị quyết, không được truyền bá ý kiến trái với nghị quyết của Đảng. Cấp uỷ có thẩm quyền nghiên cứu xem xét ý kiến đó; không phân biệt đối xử với đảng viên có ý kiến thuộc về thiểu số.
- Tổ chức đảng quyết định các vấn đề thuộc phạm vi quyền hạn của mình, song không được trái với nguyên tắc, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và nghị quyết của cấp trên.
Cấp uỷ các cấp thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ thông qua kiểm điểm đánh giá kết quả thực hiện nghị quyết đại hội cần đáp ứng những yêu cầu gì?
Theo khoản 9.2 Điều 9 Quy định 24-QĐ/TW năm 2021 quy định về thực hiện nguyên tắc tự phê bình và phê bình như sau:
Hằng năm, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, ban thường vụ cấp uỷ từ cấp trên cơ sở và tương đương trở lên, cấp uỷ cấp cơ sở, đảng đoàn, ban cán sự đảng, lãnh đạo các ban, ngành, đoàn thể, cấp uỷ viên các cấp và đảng viên phải tự phê bình và phê bình tập thể, cá nhân, kiểm điểm trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên; có kế hoạch, biện pháp phát huy ưu điểm, khắc phục hạn chế, khuyết điểm.
Cuối nhiệm kỳ đại hội, Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, các cấp uỷ, ban thường vụ cấp uỷ, uỷ ban kiểm tra, đảng đoàn, ban cán sự đảng, cấp uỷ viên các cấp, uỷ viên đảng đoàn, ban cán sự đảng, lãnh đạo các cơ quan tham mưu, giúp việc của Ban Chấp hành Trung ương và của cấp uỷ các cấp phải tiến hành tự phê bình và phê bình gắn với kiểm điểm đánh giá kết quả thực hiện nghị quyết đại hội.
Việc kiểm điểm thực hiện theo quy định của Bộ Chính trị và bảo đảm yêu cầu sau:
- Báo cáo kiểm điểm của cấp uỷ phải lấy ý kiến đóng góp của cấp uỷ cấp dưới trực tiếp, của đảng đoàn, ban cán sự đảng và của lãnh đạo các ban, ngành, đoàn thể cùng cấp, phải có ý kiến của cấp uỷ cấp trên trực tiếp.
- Báo cáo kiểm điểm của đảng đoàn, ban cán sự đảng, uỷ ban kiểm tra và lãnh đạo ban, ngành, đoàn thể phải lấy ý kiến đóng góp của các cơ quan chuyên môn, đảng uỷ cơ quan và của cấp uỷ cùng cấp.
- Cấp uỷ cấp trên gợi ý cho cá nhân và tập thể cấp uỷ của cơ quan, tổ chức đảng cấp dưới trực tiếp những nội dung cần làm rõ khi kiểm điểm, tự phê bình và phê bình:
+ Đối với cá nhân cấp uỷ viên, uỷ viên ban thường vụ cấp uỷ, uỷ viên đảng đoàn, ban cán sự đảng, uỷ viên uỷ ban kiểm tra phải đi sâu kiểm điểm về trách nhiệm chính trị, mức độ phấn đấu hoàn thành công việc được giao và những vấn đề khác có liên quan đến trách nhiệm cá nhân; về giữ gìn phẩm chất cá nhân (tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, chấp hành nguyên tắc tập trung dân chủ, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, quan liêu) và thực hiện các quy định của Đảng về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên.
+ Đối với tập thể cấp uỷ, ban thường vụ cấp uỷ, uỷ ban kiểm tra của cấp uỷ, đảng đoàn, ban cán sự đảng phải kiểm điểm về việc chấp hành nghị quyết, chỉ thị, quy định, hướng dẫn, kết luận của Đảng, của cấp uỷ cấp trên; việc đề ra và kết quả tổ chức thực hiện nghị quyết, chỉ thị, quy định, hướng dẫn, kết luận của cấp mình; về xây dựng và thực hiện quy chế làm việc; về xây dựng nội bộ đoàn kết, trong sạch, vững mạnh; về quản lý tài chính ngân sách, quản lý đất đai… và các lĩnh vực có liên quan; về lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng và giải quyết khiếu nại, tố cáo.
+ Thường trực cấp uỷ cấp trên có trách nhiệm tổng hợp, phân tích, chọn lọc các vấn đề để đưa xuống các tổ chức đảng, cấp uỷ cấp dưới gợi ý cho tập thể và cá nhân tự phê bình và phê bình.
- Tổ chức lấy ý kiến đóng góp của Mặt trận Tổ quốc, ban chấp hành các đoàn thể chính trị - xã hội, Hội đồng nhân dân cùng cấp, phát huy vai trò giám sát, góp ý kiến xây dựng Đảng của nhân dân.
Trường hợp nào đảng viên của đại hội đảng viên không được tham gia tán thành nghị quyết của các cơ quan lãnh đạo của Đảng?
Theo điểm 9.3.2 khoản 9.3 Điều 9 Quy định 24-QĐ/TW năm 2021 quy định như sau:
9. Điều 9: Một số quy định về thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ
...
9.3. (Khoản 5): Quy định "Nghị quyết của các cơ quan lãnh đạo của Đảng chỉ có giá trị thi hành khi có hơn một nửa số thành viên trong cơ quan đó tán thành" được cụ thể hoá như sau:
9.3.1. Số thành viên của đại hội đại biểu là tổng số đại biểu chính thức được triệu tập có đủ tư cách dự đại hội (trừ số cấp uỷ viên cấp triệu tập đại hội vắng mặt suốt thời gian đại hội, đại biểu chính thức vắng mặt suốt thời gian đại hội không có đại biểu dự khuyết thay thế).
9.3.2. Số thành viên của đại hội đảng viên, hội nghị đảng viên là tổng số đảng viên chính thức trong đảng bộ, chi bộ được triệu tập (trừ số đảng viên đã được giới thiệu sinh hoạt tạm thời ở đảng bộ khác và đảng viên đã được miễn công tác và sinh hoạt đảng không có mặt ở đại hội (nếu đảng viên đó có mặt ở đại hội, hội nghị đảng viên, tham gia bầu cử, biểu quyết thì vẫn tính), số đảng viên bị đình chỉ sinh hoạt đảng, bị khởi tố, truy tố, tạm giam, đảng viên chính thức vắng mặt suốt thời gian đại hội có lý do chính đáng được cấp uỷ triệu tập đại hội đồng ý).
...
Theo đó, trong trường hợp sau đây thì đảng viên của đại hội đảng viên không được tham gia tán thành nghị quyết của các cơ quan lãnh đạo của Đảng, cụ thể:
- Đảng viên đã được giới thiệu sinh hoạt tạm thời ở đảng bộ khác và đảng viên đã được miễn công tác và sinh hoạt đảng không có mặt ở đại hội (nếu đảng viên đó có mặt ở đại hội, hội nghị đảng viên, tham gia bầu cử, biểu quyết thì vẫn tính),
- Đảng viên bị đình chỉ sinh hoạt đảng, bị khởi tố, truy tố, tạm giam,
- Đảng viên chính thức vắng mặt suốt thời gian đại hội có lý do chính đáng được cấp uỷ triệu tập đại hội đồng ý.
>>> Xem thêm: Điều lệ Đảng và các văn bản hướng dẫn đi kèm TẢI VỀ
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự có thời hạn bao lâu? Trường hợp nào được ủy quyền đứng tên trong Giấy chứng nhận?
- Trạm y tế được giới thiệu, chuyển người bệnh đến cơ sở khám bệnh chữa bệnh khác trong trường hợp nào?
- Liên hệ bản thân về 19 điều Đảng viên không được làm? Liên hệ bản thân về những điều Đảng viên không được làm?
- Nhân viên y tế học đường là gì? Mức hỗ trợ phụ cấp cho nhân viên y tế học đường hiện nay là bao nhiêu?
- Báo cáo kiểm điểm chi ủy chi bộ thôn cuối năm 2024? Tải mẫu báo cáo kiểm điểm tập thể chi bộ thôn mới nhất 2024 ở đâu?