Nguyên tắc quản lý thu, chi trong quá trình lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án PPP theo Thông tư 95/2024 ra sao?
- Nguyên tắc quản lý thu, chi trong quá trình lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án PPP theo Thông tư 95/2024 ra sao?
- Nội dung thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn đầu tư công trong dự án PPP được quy định thế nào?
- Quản lý, sử dụng kinh phí trong đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án PPP như thế nào?
Nguyên tắc quản lý thu, chi trong quá trình lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án PPP theo Thông tư 95/2024 ra sao?
Căn cứ tại Điều 3 Thông tư 95/2024/TT-BTC quy định về nguyên tắc quản lý thu, chi trong quá trình lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án PPP như sau:
- Các khoản thu, chi trong lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án PPP phải đúng mục đích, đúng chế độ của Nhà nước và quy định của pháp luật.
- Việc lập dự toán, thanh toán, quyết toán các khoản thu, chỉ trong quá trình lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án PPP theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng, thanh toán, quyết toán vốn đầu tư công, chỉ thường xuyên thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước.
Theo đó, việc quản lý thu, chi trong quá trình lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án PPP cần tuân thủ theo những nguyên tắc như đã nêu trên
Nguyên tắc quản lý thu, chi trong quá trình lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án PPP theo Thông tư 95/2024 ra sao? (Hình từ internet)
Nội dung thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn đầu tư công trong dự án PPP được quy định thế nào?
Căn cứ tại Điều 20 Nghị định 35/2021/NĐ-CP quy định về nội dung thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn đầu tư công trong dự án PPP như sau:
- Việc thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn đầu tư công là một nội dung trong thẩm định báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án PPP.
- Hội đồng thẩm định dự án PPP, đơn vị được giao nhiệm vụ thẩm định báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án PPP có trách nhiệm lấy ý kiến cơ quan được giao thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn dự án trong quá trình thẩm định báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án.
- Thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn đầu tư công trong dự án PPP bao gồm đánh giá về sự phù hợp của các nội dung chủ yếu sau đây:
+ Mục đích sử dụng phần vốn;
+ Tiến độ bố trí vốn trong kế hoạch hằng năm;
+ Nguồn vốn và khả năng cân đối vốn trong phạm vi tổng số vốn đầu tư công trong kế hoạch đầu tư công trung hạn nguồn ngân sách nhà nước được Quốc hội thông qua và Thủ tướng Chính phủ giao cho bộ, cơ quan trung ương, địa phương trong giai đoạn trung hạn thực hiện dự án và hạn mức vốn đầu tư công trong kế hoạch đầu tư công trung hạn của giai đoạn sau theo quy định tại Luật Đầu tư công 2024; tổng số vốn đầu tư công trong kế trung hạn nguồn ngân sách nhà nước và số tăng thu hằng năm của ngân sách nhà nước (nếu có) được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định;
+ Phần vốn phải bố trí theo tiến độ hợp đồng để thanh toán cho doanh nghiệp dự án PPP trong trường hợp dự án áp dụng loại hợp đồng BTL, BLT dự kiến thực hiện vượt quá phạm vi 02 kỳ kế hoạch đầu tư công trung hạn liên tiếp.
- Đối với dự án PPP sử dụng vốn đầu tư từ nguồn thu hợp pháp của đơn vị sự nghiệp công lập, đơn vị thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn đánh giá các nội dung quy định tại điểm a và điểm b khoản 3 Điều 20 Nghị định 35/2021/NĐ-CP, căn cứ nguồn thu của đơn vị sự nghiệp công lập.
Trên đây là quy định về nội dung thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn đầu tư công trong dự án PPP.
Quản lý, sử dụng kinh phí trong đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án PPP như thế nào?
Căn cứ tại Điều 7 Thông tư 95/2024/TT-BTC quy định về quản lý, sử dụng kinh phí trong đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án PPP như sau:
- Trường hợp bên mời thầu là Ban quản lý dự án: việc quản lý, sử dụng, quyết toán kinh phí trong đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án PPP thực hiện theo quy định Thông tư 70/2024/TT-BTC.
- Trường hợp đơn vị chuyên môn, đơn vị trực thuộc của cơ quan có thẩm quyền thuê tư vấn lựa chọn nhà đầu tư để thực hiện một hoặc toàn bộ các công việc tại khoản 2, khoản 3, khoản 4 Điều 32 Nghị định 35/2021/NĐ-CP, kinh phí thuê tư vẫn được thực hiện như sau:
+ Tổng mức chỉ trong lựa chọn nhà đầu tư đã có thuế (bao gồm các chi phí Bên mời thâu tự thực hiện) không vượt quả dự toán được duyệt cho công việc thuê tư vấn.
+ Giá trị thanh toán cho đơn vị tư vấn được thực hiện theo Hợp đồng giữa Bên mời thầu và đơn vị tư vấn.
+ Việc quản lý, sử dụng, thanh toán, quyết toán kinh phí quy định tại điểm b khoản này được thực hiện theo quy định hiện hành về quản lý, thanh toán, quyết toán vốn đầu tư công.
- Trường hợp đơn vị chuyên môn, đơn vị trực thuộc của cơ quan có thẩm quyền có đủ năng lực được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận cho phép tự thực hiện một phần hoặc toàn bộ các công việc tại các khoản 2, 3 và khoản 4 Điều 32 Nghị định 35/2021/NĐ-CP:
Việc quản lý, sử dụng kinh phí tự tổ chức thực hiện công tác đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư của đơn vị được giao tự thực hiện theo cơ chế tài chính được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Trên đây quy định về quản lý, sử dụng kinh phí trong đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án PPP.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổ chức tín dụng phi ngân hàng sẽ được tổ chức dưới những hình thức pháp lý nào theo Thông tư 57?
- Nguyên tắc quản lý thu, chi trong quá trình lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án PPP theo Thông tư 95/2024 ra sao?
- Năm 2025, ngồi sau xe máy đội mũ bảo hiểm không cài quai có bị xử phạt? Mức phạt theo Nghị định 168?
- Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13947:2024 về nguyên vật liệu chế tạo xi măng xỉ lò cao hoạt hóa sulfate như nào?
- Xe ô tô đăng ký tạm thời mà chạy quá tuyến đường, thời hạn cho phép có thể bị phạt đến 12 triệu đồng?