Nguyên tắc quản lý, sử dụng nguồn thu ngân sách nhà nước tại doanh nghiệp là gì? Các khoản thu của ngân sách nhà nước tại doanh nghiệp đến từ đâu?
Nguyên tắc quản lý, sử dụng nguồn thu ngân sách nhà nước tại doanh nghiệp là gì?
Căn cứ tại Điều 3 Nghị định 148/2021/NĐ-CP quy định nguyên tắc quản lý, sử dụng nguồn thu ngân sách nhà nước bao gồm:
- Các khoản thu từ chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập, chuyển nhượng vốn nhà nước, chuyển nhượng quyền mua cổ phần, quyền góp vốn và chênh lệch vốn chủ sở hữu lớn hơn vốn điều lệ tại doanh nghiệp sau khi trừ các khoản chi phí liên quan đến chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập, chi phí chuyển nhượng vốn, chuyển nhượng quyền mua cổ phần, quyền góp vốn phải nộp đầy đủ, kịp thời vào ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật về chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập, pháp luật về quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp.
- Khoản thu từ doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập thuộc trung ương nộp vào ngân sách trung ương; khoản thu từ doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập thuộc địa phương nộp vào ngân sách địa phương. Cơ quan thuế thực hiện thu theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước, pháp luật về quản lý thuế và quy định tại Nghị định này.
- Thực hiện cân đối các khoản thu quy định tại khoản 1 Điều 6 Nghị định này trong dự toán ngân sách để chi đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp và chi đầu tư cho các công trình kết cấu hạ tầng trọng điểm, quan trọng của quốc gia, địa phương.
- Các khoản chi thường xuyên, chi đầu tư phát triển quy định tại Nghị định này do ngân sách trung ương, ngân sách địa phương đảm bảo đối với các doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập thuộc trung ương và địa phương theo quy định phân cấp ngân sách nhà nước hiện hành.
Nguyên tắc quản lý, sử dụng nguồn thu ngân sách nhà nước tại doanh nghiệp là gì? Các khoản thu của ngân sách nhà nước tại doanh nghiệp đến từ đâu? (Hình từ Internet)
Các khoản thu của ngân sách nhà nước tại doanh nghiệp đến từ đâu?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 6 Nghị định 148/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Các khoản thu và thủ tục thu, nộp
1. Các khoản thu:
a) Thu từ cổ phần hóa doanh nghiệp cấp 1, đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật về cổ phần hóa doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập.
b) Thu từ các hình thức sắp xếp, chuyển đổi sở hữu khác của doanh nghiệp cấp 1 theo quy định của pháp luật đối với các hình thức sắp xếp, chuyển đổi sở hữu khác.
c) Thu từ chuyển nhượng vốn nhà nước, chuyển nhượng quyền mua cổ phần, phát hành thêm và quyền góp vốn tại doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp.
d) Thu phần chênh lệch vốn chủ sở hữu lớn hơn vốn điều lệ của doanh nghiệp cấp 1 đang hoạt động theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp.
2. Bộ Tài chính hướng dẫn khai, nộp ngân sách nhà nước các khoản thu quy định tại khoản 1 Điều này, trong đó:
a) Đối tượng khai, nộp, thời gian nộp về ngân sách nhà nước căn cứ quy định của pháp luật về chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập và pháp luật về quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp.
b) Việc khai nộp ngân sách nhà nước thực hiện theo từng lần phát sinh số phải nộp ngân sách theo quy định của pháp luật về chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập và pháp luật về quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp.
c) Danh mục tờ khai tại Phụ lục I kèm theo Nghị định này. Đơn vị kê khai gửi kèm theo tờ khai các tài liệu xác định các khoản phải nộp.
Như vậy theo quy định trên các khoản thu của ngân sách nhà nước bao gồm:
- Thu từ cổ phần hóa doanh nghiệp cấp 1, đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật về cổ phần hóa doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập.
- Thu từ các hình thức sắp xếp, chuyển đổi sở hữu khác của doanh nghiệp cấp 1 theo quy định của pháp luật đối với các hình thức sắp xếp, chuyển đổi sở hữu khác.
- Thu từ chuyển nhượng vốn nhà nước, chuyển nhượng quyền mua cổ phần, phát hành thêm và quyền góp vốn tại doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp.
- Thu phần chênh lệch vốn chủ sở hữu lớn hơn vốn điều lệ của doanh nghiệp cấp 1 đang hoạt động theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp.
Các khoản chi thường xuyên của ngân sách tại doanh nghiệp bao gồm những gì?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 7 Nghị định 148/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Các khoản chi và thủ tục chi
1. Các khoản chi thường xuyên, gồm:
a) Hỗ trợ phần kinh phí còn thiếu đối với chi phí xử lý lao động dôi dư, tinh giản biên chế, chi phí liên quan đến cổ phần hóa và các hình thức sắp xếp, chuyển đổi sở hữu khác thuộc trách nhiệm chi của Nhà nước tại các doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật về cổ phần hóa và các hình thức sắp xếp, chuyển đổi sở hữu khác.
b) Bù đắp phần kinh phí còn thiếu đối với chi phí chuyển nhượng vốn nhà nước, chuyển nhượng quyền mua cổ phần phát hành thêm và quyền góp vốn nhà nước tại các doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp.
c) Xử lý chênh lệch giữa số doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập đã nộp cao hơn so với số tiền phải nộp theo quyết toán của cơ quan đại diện chủ sở hữu theo quy định của pháp luật về cổ phần hóa, chuyển nhượng vốn nhà nước và các hình thức sắp xếp, chuyển đổi sở hữu khác.
2. Các khoản chi đầu tư phát triển, gồm:
a) Đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp theo quy định tại các Điều 10, 13, 16 và 19 Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp.
b) Các nhiệm vụ chi đầu tư phát triển theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước, Luật Đầu tư công.
3. Bộ Tài chính hướng dẫn chi ngân sách nhà nước đối với các khoản chi theo quy định tại Điều này, trong đó việc thanh toán chi ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước thực hiện theo Phụ lục II kèm theo Nghị định này.
Như vậy theo quy định trên các khoản chi thường xuyên của ngân sách bao gồm:
- Hỗ trợ phần kinh phí còn thiếu đối với chi phí xử lý lao động dôi dư, tinh giản biên chế, chi phí liên quan đến cổ phần hóa và các hình thức sắp xếp, chuyển đổi sở hữu khác thuộc trách nhiệm chi của Nhà nước tại các doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật về cổ phần hóa và các hình thức sắp xếp, chuyển đổi sở hữu khác.
- Bù đắp phần kinh phí còn thiếu đối với chi phí chuyển nhượng vốn nhà nước, chuyển nhượng quyền mua cổ phần phát hành thêm và quyền góp vốn nhà nước tại các doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp.
- Xử lý chênh lệch giữa số doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập đã nộp cao hơn so với số tiền phải nộp theo quyết toán của cơ quan đại diện chủ sở hữu theo quy định của pháp luật về cổ phần hóa, chuyển nhượng vốn nhà nước và các hình thức sắp xếp, chuyển đổi sở hữu khác.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổng hợp tổng mức đầu tư xây dựng của dự án trong trường hợp nào? Được xác định như thế nào theo Thông tư 11?
- Chủ sở hữu của tổ chức tài chính vi mô là ai? Chủ sở hữu của tổ chức tài chính vi mô phải đáp ứng điều kiện gì?
- Giám sát trưởng của tổ chức tư vấn giám sát thi công xây dựng hạng 3 phải có chứng chỉ hành nghề hạng mấy?
- Hồ sơ, thủ tục thành lập doanh nghiệp tư nhân sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ bao gồm các loại giấy tờ nào?
- Mẫu Biên bản kiểm tra giám sát đảng viên mới nhất? Tải về Biên bản kiểm tra giám sát đảng viên của chi bộ?