Nguyên tắc phối hợp trao đổi thông tin điều tra, truy tố, xét xử tội rửa tiền và tội tài trợ khủng bố được quy định ra sao?
- Nguyên tắc phối hợp trao đổi thông tin điều tra, truy tố, xét xử tội rửa tiền và tội tài trợ khủng bố được quy định ra sao?
- Phạm vi trao đổi thông tin điều tra, truy tố, xét xử tội rửa tiền và tội tài trợ khủng bố như thế nào?
- Có mấy hình thức phối hợp trao đổi thông tin điều tra, truy tố, xét xử tội rửa tiền và tội tài trợ khủng bố?
Nguyên tắc phối hợp trao đổi thông tin điều tra, truy tố, xét xử tội rửa tiền và tội tài trợ khủng bố được quy định ra sao?
Căn cứ Thông tư liên tịch 02/2023/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC quy định về phối hợp trao đổi thông tin giữa các cơ quan tiến hành tố tụng trong điều tra, truy tố, xét xử tội rửa tiền và tội tài trợ khủng bố.
Tại Điều 4 Thông tư liên tịch 02/2023/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC có quy định về nguyên tắc phối hợp như sau:
Nguyên tắc phối hợp
1. Tuân thủ đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mỗi cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng theo quy định của pháp luật.
2. Được thực hiện thường xuyên, bảo đảm nắm bắt kịp thời thông tin góp phần phối hợp giải quyết vụ án đúng pháp luật.
3. Bảo đảm bí mật nhà nước, bí mật công tác theo quy định của pháp luật và quy định của mỗi cơ quan.
4. Việc thực hiện trao đổi thông tin, phối hợp trong hoạt động tiến hành tố tụng đối với hành vi phạm tội rửa tiền, hành vi phạm tội tài trợ khủng bố phải tuân thủ quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2021), các văn bản quy phạm pháp luật liên tịch đang có hiệu lực thi hành và quy định của Thông tư này.
Đồng thời, cũng cần tuân thủ không vi phạm những hành vi bị nghiêm cấm tại Điều 5 Thông tư liên tịch 02/2023/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC như sau:
Những hành vi bị nghiêm cấm
1. Thu thập, tiết lộ trái phép thông tin về tình hình, kết quả điều tra, truy tố, xét xử tội rửa tiền và tội tài trợ khủng bố hoặc lợi dụng để thu thập, cung cấp trái phép thông tin cá nhân, thông tin khác không thuộc phạm vi điều tra, truy tố, xét xử tội rửa tiền và tội tài trợ khủng bố.
2. Sử dụng thông tin cá nhân, cơ quan, tổ chức hoặc thông tin khác không thuộc phạm vi điều tra, truy tố, xét xử tội rửa tiền và tội tài trợ khủng bố vào mục đích cá nhân hoặc các mục đích khác không thuộc phạm vi điều tra, truy tố, xét xử tội rửa tiền và tội tài trợ khủng bố.
Như vậy, việc phối hợp trao đổi thông tin điều tra, truy tố, xét xử tội rửa tiền và tội tài trợ khủng bố được thực hiện tuân theo các nội dung nêu trên.
Nguyên tắc phối hợp trao đổi thông tin điều tra, truy tố, xét xử tội rửa tiền và tội tài trợ khủng bố được quy định ra sao?
Phạm vi trao đổi thông tin điều tra, truy tố, xét xử tội rửa tiền và tội tài trợ khủng bố như thế nào?
Căn cứ Điều 7 Thông tư liên tịch 02/2023/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC có quy định về phạm trao đổi thông tin điều tra, truy tố, xét xử tội rửa tiền và tội tài trợ khủng bố như sau:
Phạm vi trao đổi thông tin
1. Trong giai đoạn điều tra: Thẩm quyền điều tra vụ án hình sự (đối với những vụ án có tranh chấp về thẩm quyền); nhập, tách vụ án hình sự; những vấn đề cần chứng minh trong vụ án hình sự; việc chứng minh dòng tiền; vật chứng; giám định, định giá tài sản; việc áp dụng, thay đổi biện pháp ngăn chặn; tương trợ tư pháp về hình sự; đình chỉ điều tra vụ án, đình chỉ điều tra bị can; tạm đình chỉ điều tra vụ án, tạm đình chỉ điều tra bị can; kê biên tài sản, phong tỏa tài khoản, tạm giữ đồ vật, tài liệu; việc áp dụng các biện pháp xử lý vật chứng và những thông tin khác trong giai đoạn điều tra mà các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng xét thấy cần thiết trao đổi.
2. Trong giai đoạn truy tố: Nhập, tách vụ án hình sự trong giai đoạn truy tố; quyết định chuyển vụ án để truy tố theo thẩm quyền; quyết định truy tố; quyết định trả hồ sơ điều tra bổ sung; đình chỉ vụ án hình sự, đình chỉ bị can; tạm đình chỉ vụ án, tạm đình chỉ bị can; phục hồi vụ án và những thông tin khác mà các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng xét thấy cần thiết trao đổi.
3. Trong giai đoạn xét xử: Chuyển vụ án trong xét xử, bàn giao tài liệu, hồ sơ vụ án; đưa vụ án ra xét xử; xây dựng kế hoạch xét xử và phối hợp trao đổi trong việc tổ chức bảo vệ phiên tòa và những thông tin khác trong giai đoạn giai đoạn xét xử mà các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng xét thấy cần thiết trao đổi.
Như vậy, việc trao đổi thông tin về tội rửa tiền và tội tài trợ khủng bố trong các giai đoạn điều tra, truy tố, xét xử được thực hiện trong phạm vi nêu trên.
Có mấy hình thức phối hợp trao đổi thông tin điều tra, truy tố, xét xử tội rửa tiền và tội tài trợ khủng bố?
Căn cứ quy định tại Điều 8 Thông tư liên tịch 02/2023/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC như sau:
Hình thức phối hợp
1. Trao đổi trực tiếp: Tổ chức họp liên ngành theo các cấp độ chuyên viên hoặc lãnh đạo liên ngành, thành lập tổ, đoàn công tác liên ngành để hướng dẫn hoặc các hình thức phối hợp trực tiếp khác phục vụ công tác điều tra, truy tố, xét xử tội rửa tiền và tội tài trợ khủng bố.
2. Trao đổi gián tiếp: Trao đổi cung cấp thông tin qua văn bản, phương tiện liên lạc điện tử và các hình thức phối hợp gián tiếp khác.
Theo quy định định trên thì hình thức phối hợp trao đổi thông tin điều tra, truy tố, xét xử tội rửa tiền và tội tài trợ khủng bố được quy định gồm 02 dạng:
- Trao đổi trực tiếp;
- Trao đổi gián tiếp.
Thông tư liên tịch 02/2023/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC sẽ có hiệu lực từ ngày 25/5/2023.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổ chức thực hiện thanh lý rừng trồng trong trường hợp nào? Chi phí thanh lý rừng trồng được thực hiện như thế nào?
- Mã dự án đầu tư công trên Hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về đầu tư công có phải là mã số định danh duy nhất?
- Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở có quyền và nghĩa vụ gì trong quan hệ lao động? Được thành lập nhằm mục đích gì?
- Mẫu tổng hợp số liệu về đánh giá xếp loại chất lượng đơn vị và công chức, viên chức, người lao động theo Quyết định 3086?
- Việc thông báo lưu trú có phải ghi vào sổ tiếp nhận lưu trú không? Sổ tiếp nhận lưu trú được sử dụng như thế nào?