Nguyên tắc lồng ghép giáo dục kiến thức và kỹ năng bổ trợ cho học sinh sinh viên được quy định như thế nào?
- Nguyên tắc lồng ghép giáo dục kiến thức và kỹ năng bổ trợ cho học sinh sinh viên được quy định như thế nào?
- Người đứng đầu cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp có được quyết định kỹ năng bổ trợ cho học sinh sinh viên là nội dung bắt buộc hoặc không bắt buộc của khóa học không?
- Nội dung lồng ghép giáo dục kiến thức, kỹ năng bổ trợ cho học sinh sinh viên được quy định ra sao?
Nguyên tắc lồng ghép giáo dục kiến thức và kỹ năng bổ trợ cho học sinh sinh viên được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 3 Thông tư 32/2021/TT-BLĐTBXH quy định nguyên tắc lồng ghép giáo dục kiến thức, kỹ năng bổ trợ cho học sinh, sinh viên như sau:
Nguyên tắc lồng ghép giáo dục kiến thức, kỹ năng bổ trợ cho học sinh, sinh viên
1. Các cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp thực hiện lồng ghép giáo dục kiến thức, kỹ năng bổ trợ cho học sinh, sinh viên.
2. Nội dung lồng ghép giáo dục kiến thức, kỹ năng bổ trợ cho học sinh, sinh viên phải bảo đảm phù hợp với chương trình đào tạo chính khóa; phù hợp với ngành, nghề đào tạo, lĩnh vực đào tạo, thuần phong mỹ tục Việt Nam và không trái với quy định của pháp luật.
3. Việc lồng ghép giáo dục kiến thức, kỹ năng bổ trợ cho học sinh, sinh viên phải đảm bảo tính logic, khoa học, có trọng tâm, trọng điểm bằng các hình thức phù hợp; kết hợp giữa lý thuyết và thực hành, gắn liền với thực tiễn, phù hợp với quy định tổ chức thực hiện chương trình đào tạo các cấp trình độ.
4. Quá trình tổ chức lồng ghép giáo dục kiến thức, kỹ năng bổ trợ cho học sinh, sinh viên cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường, gia đình và doanh nghiệp.
5. Người đứng đầu cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp quyết định và chịu trách nhiệm về nội dung, thời lượng, phương pháp, chất lượng lồng ghép giáo dục kiến thức, kỹ năng bổ trợ cho học sinh, sinh viên.
Theo đó, nguyên tắc lồng ghép giáo dục kiến thức và kỹ năng bổ trợ cho học sinh sinh viên theo quy định cụ thể trên.
Kỹ năng bổ trợ (Hình từ Internet)
Người đứng đầu cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp có được quyết định kỹ năng bổ trợ cho học sinh sinh viên là nội dung bắt buộc hoặc không bắt buộc của khóa học không?
Theo Điều 6 Thông tư 32/2021/TT-BLĐTBXH quy định phương pháp lồng ghép giáo dục kiến thức, kỹ năng bổ trợ cho học sinh, sinh viên như sau:
Phương pháp lồng ghép giáo dục kiến thức, kỹ năng bổ trợ cho học sinh, sinh viên
1. Kiến thức, kỹ năng bổ trợ là một nội dung độc lập, được lồng ghép trong chương trình chính khóa hoặc hoạt động ngoại khóa một cách logic, khoa học và phù hợp.
2. Kiến thức, kỹ năng bổ trợ cho học sinh, sinh viên được lồng ghép vào từng mô-đun, môn học, bài giảng cụ thể hoặc được thiết kế thành các mô-đun, môn học độc lập của khóa học.
3. Người đứng đầu cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp quyết định kiến thức, kỹ năng bổ trợ cho học sinh, sinh viên là nội dung bắt buộc hoặc không bắt buộc của khóa học.
Như vậy, trường hợp bạn thắc mắc người đứng đầu cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp quyết định kiến thức, kỹ năng bổ trợ cho học sinh sinh viên là nội dung bắt buộc hoặc không bắt buộc của khóa học.
Nội dung lồng ghép giáo dục kiến thức, kỹ năng bổ trợ cho học sinh sinh viên được quy định ra sao?
Theo Điều 4 Thông tư 32/2021/TT-BLĐTBXH quy định nội dung lồng ghép giáo dục kiến thức, kỹ năng bổ trợ cho học sinh, sinh viên như sau:
Nội dung lồng ghép giáo dục kiến thức, kỹ năng bổ trợ cho học sinh, sinh viên
1. Trình độ sơ cấp
a) Kiến thức bổ trợ
Kiến thức bổ trợ về khoa học xã hội, khoa học tự nhiên liên quan trực tiếp đến nghề đào tạo; kiến thức cơ bản về pháp luật giáo dục nghề nghiệp, việc làm sau khi tốt nghiệp đối với người học trình độ sơ cấp; kiến thức cơ bản về nội quy, văn hóa ứng xử, an toàn lao động tại nơi làm việc.
b) Kỹ năng bổ trợ
Kỹ năng học tập; kỹ năng giao tiếp; kỹ năng quản lý bản thân; kỹ năng quản lý thời gian; kỹ năng làm việc nhóm; kỹ năng an toàn, vệ sinh lao động.
c) Ngoài các kiến thức, kỹ năng bổ trợ đã được quy định ở trên, tùy thuộc vào nghề đào tạo và nhu cầu của học sinh, sinh viên mà người đứng đầu các cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp quyết định nội dung các kiến thức, kỹ năng bổ trợ phù hợp với quy định của Thông tư này.
2. Trình độ trung cấp
a) Kiến thức bổ trợ
Kiến thức bổ trợ thực tế và lý thuyết liên quan đến ngành, nghề, lĩnh vực đào tạo; kiến thức bổ trợ cần thiết về chính trị, văn hóa, xã hội và pháp luật đáp ứng yêu cầu công việc nghề nghiệp; kiến thức bổ trợ về ngoại ngữ, công nghệ thông tin; kiến thức pháp luật liên quan trực tiếp đến ngành, nghề đào tạo, vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp; kiến thức về kinh doanh và khởi nghiệp.
b) Kỹ năng bổ trợ
Bao gồm kỹ năng bổ trợ ở trình độ sơ cấp và các kỹ năng bổ trợ sau: Kỹ năng giải quyết vấn đề; kỹ năng sáng tạo; kỹ năng khởi nghiệp; kỹ năng lập kế hoạch và tiến hành công việc; kỹ năng quản lý công việc; kỹ năng quản lý tài chính cá nhân; kỹ năng ra quyết định; kỹ năng giảm sự lo lắng và căng thẳng trong công việc.
c) Ngoài các kiến thức, kỹ năng bổ trợ đã được quy định ở trên, tùy thuộc vào ngành, nghề đào tạo và nhu cầu của học sinh, sinh viên mà hiệu trưởng trường trung cấp, hiệu trưởng trường cao đẳng quyết định nội dung các kiến thức, kỹ năng bổ trợ phù hợp với quy định của Thông tư này.
...
Theo đó, nội dung lồng ghép giáo dục kiến thức, kỹ năng bổ trợ cho học sinh sinh viên được quy định cụ thể nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tiểu mục thuế môn bài cho thuê tài sản? Thời hạn nộp thuế môn bài cho thuê tài sản là khi nào?
- Mẫu Quy chế sử dụng con dấu công đoàn? Tải về Quy chế sử dụng con dấu Công đoàn cơ sở mới nhất?
- Hướng dẫn hạch toán thuế môn bài theo Thông tư 133 và Thông tư 200? Cách hạch toán thuế môn bài đúng quy định?
- Thực tập sinh có được thưởng Tết không? Người lao động đang thử việc, nghỉ Tết có được hưởng lương không?
- Người dân tộc thiểu số rất ít người được tuyển sinh theo chế độ cử tuyển không? Sinh viên theo chế độ cử tuyển hưởng học bổng chính sách bao nhiêu?