Nguyên tắc làm việc của Hội đồng quản lý ngành Tư pháp: Các cuộc họp được coi là hợp lệ khi có trên 2/3 số thành viên tham dự?
Nguyên tắc và chế độ làm việc của Hội đồng quản lý ngành Tư pháp?
Căn cứ theo quy định tại Điều 11 Thông tư 04/2022/TT-BTP Tiêu chuẩn bổ nhiệm Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp công lập ngành Tư pháp quy định về nguyên tắc và chế độ làm việc của Hội đồng quản lý cụ thể như sau:
(1) Hội đồng quản lý làm việc theo nguyên tắc tập thể, quyết định theo đa số, trừ trường hợp quy chế hoạt động của Hội đồng quản lý quy định tỷ lệ biểu quyết cao hơn; quyết định của Hội đồng quản lý được thể hiện bằng hình thức Nghị quyết. Trường hợp số phiếu tán thành và không tán thành bằng nhau thì sẽ quyết định theo bên có ý kiến của Chủ tịch Hội đồng.
(2) Đại diện của cơ quan quản lý cấp trên, cấp trên trực tiếp của đơn vị sự nghiệp công lập trong Hội đồng quản lý làm việc theo chế độ kiêm nhiệm.
Thành viên Hội đồng quản lý là công chức, viên chức thuộc cơ quan, đơn vị khác làm việc theo chế độ kiêm nhiệm; các thành viên Hội đồng quản lý là viên chức của đơn vị sự nghiệp công lập có thể làm việc theo chế độ chuyên trách hoặc kiêm nhiệm và được xác định trong Đề án thành lập Hội đồng quản lý.
(3) Hội đồng quản lý tổ chức cuộc họp theo yêu cầu công việc của Hội đồng quản lý và được xác định trong Quy chế hoạt động của Hội đồng quản lý. Các cuộc họp của Hội đồng quản lý được coi là hợp lệ khi có trên 2/3 số thành viên tham dự.
(4) Hội đồng quản lý hoạt động theo quy chế hoạt động được cơ quan hoặc người có thẩm quyền quyết định thành lập Hội đồng quản lý phê duyệt.
(5) Hội đồng quản lý được sử dụng con dấu và bộ máy tổ chức của đơn vị sự nghiệp công lập để triển khai công việc của Hội đồng quản lý.
Nguyên tắc làm việc của Hội đồng quản lý ngành Tư pháp: Các cuộc họp được coi là hợp lệ khi có trên 2/3 số thành viên tham dự? (Nguồn ảnh: Internet)
Quy chế hoạt động của Hội đồng quản lý ngành Tư pháp thế nào?
Đối với quy định về quy chế hoạt động của Hội đồng quản lý thì tại Điều 12 Thông tư 04/2022/TT-BTP Tiêu chuẩn bổ nhiệm Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp công lập ngành Tư pháp quy đinh cụ thể như sau:
(1) Hội đồng quản lý xây dựng Quy chế hoạt động của Hội đồng quản lý gửi cơ quan thẩm định quy định tại khoản 3 Điều 7 Thông tư này xem xét và trình cấp có thẩm quyền thành lập Hội đồng quản lý quy định tại Điều 4 Thông tư này phê duyệt.
(2) Quy chế hoạt động của Hội đồng quản lý bao gồm các nội dung chủ yếu sau:
- Các quy định chung;
- Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng quản lý;
- Số lượng, cơ cấu, nhiệm kỳ của Hội đồng quản lý;
- Cơ chế hoạt động của Hội đồng quản lý;
- Nhiệm vụ, quyền hạn, nhiệm kỳ của thành viên Hội đồng quản lý; bổ nhiệm, bổ sung, thay thế, miễn nhiệm, kỷ luật thành viên Hội đồng quản lý;
- Mối quan hệ công tác;
- Các quy định khác bảo đảm cho hoạt động của Hội đồng quản lý theo quy định của pháp luật.
(3) Trường hợp cần thiết sửa đổi, bổ sung quy chế hoạt động, Hội đồng quản lý thông qua quy chế hoạt động của Hội đồng quản lý gửi cơ quan thẩm định trình cấp có thẩm quyền thành lập Hội đồng quản lý phê duyệt theo quy định tại Điều 4 Thông tư này.
Mối quan hệ công tác của Hội đồng quản lý ngành Tư pháp với cơ quan quản lý cấp trên và người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập?
Theo quy định tại Điều 13 Thông tư 04/2022/TT-BTP Tiêu chuẩn bổ nhiệm Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp công lập ngành Tư pháp quy định về mối quan hệ công tác của Hội đồng quản lý với cơ quan quản lý cấp trên và người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập cụ thể như sau:
(1) Mối quan hệ giữa Hội đồng quản lý với cơ quan quản lý cấp trên
- Hội đồng quản lý chịu trách nhiệm trước cơ quan quản lý cấp trên về kết quả thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn được giao;
- Hội đồng quản lý có trách nhiệm báo cáo các hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập đối với cơ quan quản lý cấp trên;
- Cơ quan quản lý cấp trên thông qua hoặc có ý kiến đối với những vấn đề thuộc thẩm quyền theo đề nghị của Hội đồng quản lý.
(2) Mối quan hệ giữa Hội đồng quản lý với người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập
- Hội đồng quản lý quyết định các vấn đề thuộc thẩm quyền theo đề nghị của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập;
- Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập quản lý điều hành hoạt động của đơn vị thực hiện các nghị quyết của Hội đồng quản lý và chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện nghị quyết trước Hội đồng quản lý;
- Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập có trách nhiệm định kỳ hoặc đột xuất báo cáo các hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập theo yêu cầu của Hội đồng quản lý;
- Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập chịu sự kiểm tra, giám sát của Hội đồng quản lý.
Thông tư 04/2022/TT-BTP có hiệu lực từ ngày 05/8/2022.
Trên đây là một số thông tin chúng tôi cung cấp gửi tới bạn. Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chuyển đất trồng lúa sang đất ở không được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép bị phạt bao nhiêu?
- Quyền khác đối với tài sản là gì? Gồm những quyền nào? Quyền khác đối với tài sản có bị hạn chế, bị tước đoạt?
- Mốc giới ngăn cách các bất động sản được quy định như thế nào? Các trường hợp được miễn giấy phép xây dựng?
- Tải bảng tổng hợp chi phí tư vấn đầu tư xây dựng mới nhất? Công thức xác định chi phí tư vấn đầu tư xây dựng?
- Tổng hợp cách tra cứu phạt nguội toàn quốc 2025 nhanh chóng? Cách kiểm tra phạt nguội online toàn quốc chi tiết thế nào?