Nguyên tắc làm việc của Đảng đoàn Quốc hội là gì? Văn phòng giúp việc cho Đảng đoàn Quốc hội có nhiệm vụ như thế nào?
Nguyên tắc làm việc của Đảng đoàn Quốc hội là gì?
Theo Điều 6 Quy định 97-QĐ/TW năm 2023 (Có hiệu lực từ 07/02/2023) quy định như sau:
Nguyên tắc làm việc
Đảng đoàn, ban cán sự đảng làm việc theo nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách, quyết định theo đa số. Đối với những nội dung công tác quan trọng vượt thẩm quyền phải xin ý kiến Bộ Chính trị, Ban Bí thư. Khi bàn về nhân sự diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý nếu các thành viên của đảng đoàn, ban cán sự đảng có ý kiến khác nhau, qua thảo luận không thống nhất (biểu quyết không đạt đa số quá bán) thì báo cáo đầy đủ các ý kiến khác nhau đó với Bộ Chính trị, Ban Bí thư.
Như vậy, Đảng đoàn Quốc hội làm việc dựa trên nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách, quyết định theo đa số.
- Đối với những nội dung công tác quan trọng vượt thẩm quyền phải xin ý kiến Bộ Chính trị, Ban Bí thư.
- Khi bàn về nhân sự diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý nếu các thành viên của đảng đoàn, ban cán sự đảng có ý kiến khác nhau, qua thảo luận không thống nhất (biểu quyết không đạt đa số quá bán) thì báo cáo đầy đủ các ý kiến khác nhau đó với Bộ Chính trị, Ban Bí thư.
Trước đây, theo Điều 7 Quy định 172-QĐ/TW năm 2013 (Hết hiệu lực từ 07/02/2023) quy định như sau:
Nguyên tắc làm việc
Đảng đoàn, ban cán sự đảng làm việc theo nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách, quyết định theo đa số. Đối với những chủ trương công tác quan trọng phải xin ý kiến Bộ Chính trị, Ban Bí thư; khi bàn về nhân sự diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý mà các thành viên của đảng đoàn, ban cán sự đảng có ý kiến khác nhau, qua thảo luận không thống nhất (biểu quyết không đạt đa số quá bán) thì báo cáo đầy đủ các ý kiến khác nhau đó với Bộ Chính trị, Ban Bí thư.
Đảng đoàn Quốc hội (Hình từ Internet)
Đảng đoàn Quốc hội làm việc dựa theo chế độ như thế nào?
Theo Điều 7 Quy định 97-QĐ/TW năm 2023 (Có hiệu lực từ 07/02/2023) quy định Đảng đoàn Quốc hội làm việc dựa theo chế độ như sau:
Chế độ làm việc
1. Đảng đoàn, ban cán sự đảng họp định kỳ 1 tháng một lần, họp chuyên đề và đột xuất khi cần; các cuộc họp chỉ được thực hiện khi có ít nhất 2/3 số thành viên tham dự. Nội dung cuộc họp phải ghi biên bản và ra nghị quyết để tổ chức thực hiện. Trường hợp cần thiết và đột xuất không tổ chức được cuộc họp thì được lấy ý kiến bằng văn bản.
2. Bí thư đảng đoàn, ban cán sự đảng điều hành công việc chung, phân công nhiệm vụ cho các thành viên; chủ trì các cuộc họp, trực tiếp báo cáo hoặc ký các văn bản của đảng đoàn, ban cán sự đảng. Khi có yêu cầu đột xuất, nếu bí thư đi vắng hoặc chưa có bí thư thì phó bí thư hoặc một ủy viên (nơi không có phó bí thư) được ủy quyền chủ trì cuộc họp và ký văn bản, báo cáo.
3. Phó bí thư hoặc một ủy viên (nơi không có phó bí thư) được phân công giải quyết công việc thường xuyên, trực tiếp phụ trách văn phòng đảng đoàn, ban cán sự đảng; các ủy viên khác thực hiện nhiệm vụ theo phân công. Thành viên đảng đoàn, ban cán sự đảng phải thực hiện nghiêm chế độ bảo mật và phát ngôn về nội dung cuộc họp đảng đoàn, ban cán sự đảng.
4. Căn cứ nội dung cuộc họp, đảng đoàn, ban cán sự đảng mời đại diện các cơ quan, tổ chức có liên quan dự. Cuộc họp có nội dung về công tác xây dựng Đảng, công tác tổ chức, cán bộ phải mời đại diện các ban, cơ quan Trung ương của Đảng có liên quan dự.
5. Sau mỗi Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng, bí thư đảng đoàn, ban cán sự đảng là ủy viên Trung ương Đảng (hoặc được mời dự Hội nghị Trung ương) có trách nhiệm truyền đạt nhanh những nội dung cơ bản của Hội nghị đến cán bộ chủ chốt trong cơ quan; chỉ đạo thực hiện các nội dung trong nghị quyết liên quan đến cơ quan.
Trước đây, theo Điều 8 Quy định 172-QĐ/TW năm 2013 (Hết hiệu lực từ 07/02/2023) quy định Đảng đoàn Quốc hội làm việc dựa theo chế độ như sau:
Chế độ làm việc
1- Đảng đoàn, ban cán sự đảng họp định kỳ 3 tháng một lần, họp chuyên đề và đột xuất theo yêu cầu nhiệm vụ. Các văn bản của cuộc họp được gửi trước đến các ủy viên. Nội dung các cuộc họp phải ghi biên bản, có kết luận và nếu cần ra nghị quyết để thực hiện.
2- Bí thư đảng đoàn, ban cán sự đảng điều hành công việc chung, phân công nhiệm vụ cho các thành viên, chủ trì các phiên họp của đảng đoàn, ban cán sự đảng, trực tiếp báo cáo hoặc ký các văn bản báo cáo Bộ Chính trị, Ban Bí thư. Khi có yêu cầu đột xuất, nếu bí thư vắng mặt, thì phó bí thư hoặc một ủy viên (nơi không có phó bí thư) được ủy quyền chủ trì phiên họp và ký văn bản báo cáo Bộ Chính trị, Ban Bí thư.
3- Đồng chí phó bí thư (nếu có) hoặc một ủy viên được phân công giải quyết công việc thường xuyên, trực tiếp phụ trách văn phòng đảng đoàn, ban cán sự đảng. Các ủy viên khác thực hiện nhiệm vụ được phân công và có trách nhiệm tham gia đầy đủ các kỳ sinh hoạt của đảng đoàn, ban cán sự đảng.
4- Định kỳ hằng năm hoặc khi có yêu cầu, đảng đoàn, ban cán sự đảng báo cáo Ban Bí thư về tình hình và kết quả thực hiện nghị quyết, chỉ thị của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, thực hiện nhiệm vụ chính trị và công tác tổ chức, cán bộ theo thẩm quyền quản lý của đảng đoàn, ban cán sự đảng.
5- Sau mỗi kỳ họp Ban Chấp hành Trung ương Đảng, bí thư đảng đoàn, ban cán sự đảng là Ủy viên Trung ương Đảng (hoặc được mời dự họp Trung ương) có trách nhiệm truyền đạt nhanh những nội dung cơ bản của nghị quyết Trung ương đến cán bộ chủ chốt trong cơ quan, đơn vị; chỉ đạo việc triển khai kế hoạch thực hiện các nội dung trong nghị quyết liên quan đến cơ quan nhà nước, Mặt trận Tổ quốc, đoàn thể.
Văn phòng giúp việc cho Đảng đoàn Quốc hội có nhiệm vụ như thế nào?
Theo Điều 8 Quy định 97-QĐ/TW năm 2023 (Có hiệu lực từ 07/02/2023) quy định như sau:
Văn phòng đảng đoàn, ban cán sự đảng
1. Thành lập văn phòng đảng đoàn, ban cán sự đảng
a) Đảng đoàn Quốc hội, Ban cán sự đảng Chính phủ, Đảng đoàn Mặt trận Tổ quốc Việt Nam được lập văn phòng chuyên trách gồm chánh văn phòng, 1 phó chánh văn phòng và một số cán bộ giúp việc chuyên trách thuộc biên chế của cơ quan, do đảng đoàn, ban cán sự đảng xem xét, quyết định.
b) Đảng đoàn, ban cán sự đảng các tổ chức khác lập văn phòng kiêm nhiệm đặt tại văn phòng cơ quan hoặc vụ (ban) tổ chức cán bộ; chánh văn phòng đảng đoàn, ban cán sự đảng là chánh văn phòng cơ quan hoặc vụ trưởng (trưởng ban) tổ chức cán bộ kiêm nhiệm, có 1 phó chánh văn phòng và một số cán bộ giúp việc kiêm nhiệm hoặc chuyên trách, do đảng đoàn, ban cán sự đảng xem xét, quyết định; đảng đoàn, ban cán sự đảng được sử dụng đội ngũ cán bộ của cơ quan để triển khai thực hiện nhiệm vụ.
2. Đảng đoàn, ban cán sự đảng ban hành quy chế hoạt động của văn phòng đảng đoàn, ban cán sự đảng; sử dụng con dấu theo quy định của Ban Bí thư.
3. Văn phòng đảng đoàn, ban cán sự đảng có nhiệm vụ: Chủ trì phối hợp, tham mưu, giúp đảng đoàn, ban cán sự đảng chuẩn bị nội dung, ghi biên bản cuộc họp, thực hiện công tác văn thư, lưu trữ. Thực hiện nhiệm vụ tổng hợp thông tin, theo dõi, đôn đốc việc phối hợp giữa đảng đoàn, ban cán sự đảng với các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan trong thực hiện nhiệm vụ và lãnh đạo công tác kiểm tra; thực hiện các nhiệm vụ khác do đảng đoàn, ban cán sự đảng giao.
Như vậy, theo quy định nêu trên thì Đảng đoàn Quốc hội được lập văn phòng chuyên trách gồm có:
- Chánh văn phòng,
- 1 phó chánh văn phòng,
- Một số cán bộ giúp việc chuyên trách thuộc biên chế của cơ quan, do đảng đoàn, ban cán sự đảng xem xét, quyết định.
Văn phòng Đảng đoàn Quốc hội có nhiệm vụ:
- Chủ trì phối hợp, tham mưu, giúp đảng đoàn, ban cán sự đảng chuẩn bị nội dung, ghi biên bản cuộc họp, thực hiện công tác văn thư, lưu trữ.
- Thực hiện nhiệm vụ tổng hợp thông tin, theo dõi, đôn đốc việc phối hợp giữa đảng đoàn, ban cán sự đảng với các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan trong thực hiện nhiệm vụ và lãnh đạo công tác kiểm tra; thực hiện các nhiệm vụ khác do đảng đoàn, ban cán sự đảng giao.
Trước đây, theo khoản 3 Điều 6 Quy định 172-QĐ/TW năm 2013 (Hết hiệu lực từ 07/02/2023) quy định như sau:
Con dấu; tổ chức và nhiệm vụ của văn phòng đảng đoàn, ban cán sự đảng
1- Đảng đoàn, ban cán sự đảng có con dấu theo quy định của Ban Bí thư.
2- Đảng đoàn, ban cán sự đảng được thành lập văn phòng giúp việc:
Văn phòng Đảng đoàn Quốc hội, Văn phòng Ban cán sự đảng Chính phủ gồm: Chánh Văn phòng (có thể có phó chánh văn phòng) là cán bộ kiêm nhiệm hoặc chuyên trách; từ 1 đến 3 chuyên viên giúp việc chuyên trách; do Đảng đoàn Quốc hội, Ban cán sự đảng Chính phủ xem xét, quyết định.
Văn phòng đảng đoàn, ban cán sự đảng các tổ chức khác gồm: Chánh văn phòng (có thể có phó chánh văn phòng) là cán bộ kiêm nhiệm; từ 1 đến 2 chuyên viên của vụ tổ chức – cán bộ (ban tổ chức) giúp việc kiêm nhiệm; nếu cần bố trí cán bộ chuyên trách do đảng đoàn, ban cán sự đảng xem xét, quyết định.
3- Văn phòng đảng đoàn, ban cán sự đảng có nhiệm vụ: Chủ trì phối hợp chuẩn bị nội dung, tài liệu, dự thảo văn bản cho đảng đoàn, ban cán sự đảng; ghi biên bản cuộc họp; tiếp nhận và chuyển giao tài liệu cho các thành viên, thực hiện công tác văn thư, lưu trữ tài liệu, quản lý con dấu; thông báo các kết luận, nghị quyết, quyết định của đảng đoàn, ban cán sự đảng đến cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan để thực hiện và đôn đốc, theo dõi việc triển khai thực hiện; thực hiện các nhiệm vụ khác do đảng đoàn, ban cán sự đảng giao.
4- Đảng đoàn, ban cán sự đảng ban hành quy chế hoạt động của văn phòng đảng đoàn, ban cán sự đảng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cá nhân buôn bán hàng hóa nhập lậu có giá trị dưới 3.000.000 đồng thì sẽ bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn dưới 50 triệu đồng có phải ký hợp đồng? Nhà thầu cung cấp dịch vụ tư vấn được xét duyệt trúng thầu khi nào?
- Cổng Dịch vụ công quốc gia được kết nối với hệ thống nào? Thông tin nào được cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia?
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự có thời hạn bao lâu? Trường hợp nào được ủy quyền đứng tên trong Giấy chứng nhận?
- Trạm y tế được giới thiệu, chuyển người bệnh đến cơ sở khám bệnh chữa bệnh khác trong trường hợp nào?