Nguyên tắc kiểm tra việc chấp hành pháp luật về tài nguyên nước từ 01/7/2024 theo Thông tư 04/2024/TT-BTNMT như thế nào?
Nguyên tắc kiểm tra việc chấp hành pháp luật về tài nguyên nước từ 01/7/2024 theo Thông tư 04/2024/TT-BTNMT như thế nào?
Ngày 16/5/2024, Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Thông tư 04/2024/TT-BTNMT Quy định việc kiểm tra việc chấp hành pháp luật về tài nguyên nước và thẩm định, nghiệm thu kết quả hoạt động điều tra cơ bản tài nguyên nước.
Căn cứ theo Điều 5 Thông tư 04/2024/TT-BTNMT thì nguyên tắc kiểm tra việc chấp hành pháp luật về tài nguyên nước được quy định như sau:
- Tuân thủ theo pháp luật; dân chủ, công khai, minh bạch, khách quan; đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục; kịp thời, chính xác.
- Thực hiện theo kế hoạch kiểm tra; theo chỉ đạo của cấp có thẩm quyền hoặc khi phát hiện dấu hiệu vi phạm.
- Có trọng tâm, trọng điểm, tránh chồng chéo, trùng lặp về phạm vi, thời gian và đối tượng với hoạt động thanh tra, kiểm tra cùng lĩnh vực; không làm cản trở hoạt động bình thường của đối tượng được kiểm tra.
Nguyên tắc kiểm tra việc chấp hành pháp luật về tài nguyên nước được quy định như thế nào tại Thông tư 04/2024/TT-BTNMT? (Hình từ internet)
Hình thức và nội dung kiểm tra việc chấp hành pháp luật về tài nguyên nước như thế nào?
Theo Điều 6 Thông tư 04/2024/TT-BTNMT quy định hình thức và nội dung kiểm tra việc chấp hành pháp luật về tài nguyên nước như sau:
- Kiểm tra theo kế hoạch được tiến hành theo kế hoạch kiểm tra đã được phê duyệt. Kế hoạch kiểm tra bao gồm kế hoạch kiểm tra của các Bộ: Tài nguyên và Môi trường, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công Thương, Xây dựng, Y tế và kế hoạch kiểm tra của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
- Kiểm tra đột xuất được tiến hành khi có một trong các căn cứ sau:
+ Có chỉ đạo của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;
+ Khi phát hiện tổ chức, cá nhân có dấu hiệu vi phạm pháp luật về tài nguyên nước qua thông tin, số liệu quan trắc, giám sát, báo cáo của tổ chức, cá nhân, gồm: thông tin, dữ liệu quan trắc, giám sát từ Hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu tài nguyên nước quốc gia; hệ thống theo dõi, vận hành hồ chứa của cơ quan quản lý; báo cáo định kỳ hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên nước của tổ chức, cá nhân; thông tin số liệu thu được trong quá trình thẩm định hồ sơ đề nghị cấp, gia hạn, điều chỉnh, cấp lại giấy phép khai thác tài nguyên nước, hành nghề khoan nước dưới đất, thăm dò nước dưới đất và hồ sơ kê khai, điều chỉnh tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước hoặc trong quá trình tiếp nhận kê khai, đăng ký khai thác, sử dụng tài nguyên nước và các nguồn thông tin khác của cơ quan quản lý có liên quan;
+ Khi phát hiện dấu hiệu vi phạm gây suy thoái, cạn kiệt, ô nhiễm nguồn nước; sụt, lún đất; gây lũ nhân tạo đột ngột, bất thường ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động sản xuất và sinh hoạt của nhân dân;
+ Phản ánh, kiến nghị của các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan, các phương tiện truyền thông, thông tin và các nguồn thông tin khác.
- Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, các Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định tại khoản 1 Điều 6 Thông tư 04/2024/TT-BTNMT xác định nội dung kiểm tra trong kế hoạch kiểm tra hằng năm phù hợp với quy định của Luật Tài nguyên nước 2023.
Mục đích của việc kiểm tra việc chấp hành pháp luật về tài nguyên nước là gì?
Căn cứ theo Điều 83 Luật Tài nguyên nước 2023 quy định mục địch của kiểm tra việc chấp hành pháp luật về tài nguyên nước như sau
- Mục đích của kiểm tra việc chấp hành pháp luật về tài nguyên nước nhằm góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, ý thức chấp hành pháp luật của tổ chức, cá nhân trong bảo vệ, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, phòng, chống và khắc phục tác hại do nước gây ra; phát hiện tồn tại, hạn chế để nghiên cứu, kiến nghị sửa đổi, bổ sung văn bản quy phạm pháp luật về tài nguyên nước; phòng ngừa, phát hiện và xử lý vi phạm pháp luật về tài nguyên nước.
Đồng thời, công tác kiểm tra việc chấp hành pháp luật về tài nguyên nước được thực hiện theo kế hoạch, chỉ đạo của cấp có thẩm quyền hoặc khi phát hiện dấu hiệu vi phạm; không trùng lặp về phạm vi, thời gian với hoạt động thanh tra, kiểm tra cùng lĩnh vực đối với một đơn vị; khách quan, công khai, minh bạch, đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục; không làm cản trở hoạt động bình thường của đối tượng được kiểm tra.
Thời hạn kiểm tra được xác định trong quyết định kiểm tra nhưng không quá 10 ngày kể từ ngày công bố quyết định kiểm tra; trường hợp phạm vi kiểm tra lớn, nội dung phức tạp có thể gia hạn một lần nhưng thời gian gia hạn không quá 10 ngày.
Trách nhiệm tổ chức và chỉ đạo thực hiện kiểm tra việc chấp hành pháp luật về tài nguyên nước được quy định như sau:
- Bộ Tài nguyên và Môi trường, các Bộ có liên quan, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm tổ chức kiểm tra việc chấp hành pháp luật về tài nguyên nước;
- Ủy ban nhân dân các cấp, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm tổ chức kiểm tra việc chấp hành pháp luật về tài nguyên nước.
- Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết Điều 83 Luật Tài nguyên nước 2023.
Thông tư 04/2024/TT-BNTMT có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2024.
Luật Tài nguyên nước 2023 có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2024, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 85 Luật Tài nguyên nước 2023.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Phân chia lợi nhuận từ tài sản chung không chia sau khi ly hôn như thế nào? Khi thỏa thuận chia tài sản chung thì có cần xét tới yếu tố lỗi làm cho hôn nhân bị đổ vỡ không?
- Ai được gặp phạm nhân? Tải về mẫu đơn xin gặp mặt phạm nhân mới nhất hiện nay? Trách nhiệm của người gặp?
- Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp bắt buộc trước khi khởi kiện đúng không?
- Kế toán chi tiết là gì? Sổ kế toán có bao gồm sổ kế toán chi tiết theo quy định pháp luật về kế toán?
- Hướng dẫn viết báo cáo giám sát đảng viên của chi bộ? Có bao nhiêu hình thức giám sát của Đảng?