Nguyên tắc hoạt động trong lĩnh vực đê điều được quy định thế nào? Nhà nước có những chính sách gì trong lĩnh vực đê điều?

Tôi có thắc mắc liên quan đến vấn đề lĩnh vực đê điều. Cho tôi hỏi nguyên tắc hoạt động trong lĩnh vực đê điều được quy định thế nào? Nhà nước có những chính sách gì trong lĩnh vực đê điều? Câu hỏi của anh Thanh Tuấn ở Đồng Nai.

Đê điều được phân cấp theo những tiêu chí nào?

Theo Điều 4 Luật Đê điều 2006 quy định về phân loại và phân cấp đê như sau:

Phân loại và phân cấp đê
1. Đê được phân loại thành đê sông, đê biển, đê cửa sông, đê bối, đê bao và đê chuyên dùng.
2. Đê được phân thành cấp đặc biệt, cấp I, cấp II, cấp III, cấp IV và cấp V theo mức độ quan trọng từ cao đến thấp.
3. Tiêu chí phân cấp đê bao gồm:
a) Số dân được đê bảo vệ;
b) Tầm quan trọng về quốc phòng, an ninh, kinh tế - xã hội;
c) Đặc điểm lũ, bão của từng vùng;
d) Diện tích và phạm vi địa giới hành chính;
đ) Độ ngập sâu trung bình của các khu dân cư so với mực nước lũ thiết kế;
e) Lưu lượng lũ thiết kế.
4. Chính phủ quy định cụ thể cấp của từng tuyến đê.

Theo quy định trên, đê điều được phân cấp theo những tiêu chí sau:

+ Số dân được đê bảo vệ.

+ Tầm quan trọng về quốc phòng, an ninh, kinh tế - xã hội.

+ Đặc điểm lũ, bão của từng vùng.

+ Diện tích và phạm vi địa giới hành chính.

+ Độ ngập sâu trung bình của các khu dân cư so với mực nước lũ thiết kế.

+ Lưu lượng lũ thiết kế.

Lĩnh vực đê điều

Lĩnh vực đê điều (Hình từ Internet)

Nguyên tắc hoạt động trong lĩnh vực đê điều được quy định thế nào?

Theo quy định tại Điều 5 Luật Đê điều 2006, được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 13 Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch 2018 về nguyên tắc hoạt động trong lĩnh vực đê điều như sau:

Nguyên tắc hoạt động trong lĩnh vực đê điều
1. Bảo đảm phát triển bền vững, quốc phòng, an ninh; bảo vệ tính mạng, tài sản của nhân dân, chủ quyền và lợi ích quốc gia; góp phần phát triển kinh tế - xã hội.
2. Bảo vệ đê điều là trách nhiệm của toàn dân, cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân.
3. Tuân thủ quy hoạch phòng, chống thiên tai và thủy lợi, quy hoạch phòng, chống lũ của tuyến sông có đê, quy hoạch đê điều đã được phê duyệt; bảo đảm tính hệ thống, thống nhất, đồng bộ, khả năng thoát lũ trên toàn tuyến sông; kết hợp đồng bộ các giải pháp tổng thể về trồng và bảo vệ rừng đầu nguồn, xây dựng hồ chứa nước ở thượng lưu, thanh thải vật cản, nạo vét lòng sông, làm thông thoáng dòng chảy, phân lũ, làm chậm lũ.
4. Phòng, chống lũ hiệu quả, kết hợp với phát triển giao thông, bảo vệ cảnh quan môi trường, bảo tồn di tích lịch sử - văn hóa của dân tộc, phát triển du lịch, nuôi trồng thủy sản.

Theo đó, nguyên tắc hoạt động trong lĩnh vực đê điều là những nguyên tắc được quy định tại Điều 5 nêu trên.

Trong đó có nguyên tắc bảo đảm phát triển bền vững, quốc phòng, an ninh; bảo vệ tính mạng, tài sản của nhân dân, chủ quyền và lợi ích quốc gia; góp phần phát triển kinh tế - xã hội.

Nhà nước có những chính sách gì trong lĩnh vực đê điều?

Căn cứ Điều 6 Luật Đê điều 2006, được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 13 Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch 2018 quy định về chính sách của Nhà nước trong lĩnh vực đê điều như sau:

Chính sách của Nhà nước trong lĩnh vực đê điều
1. Đầu tư cho đê điều và ưu tiên đầu tư các tuyến đê xung yếu, các tuyến đê kết hợp quốc phòng, an ninh.
2. Khuyến khích và tạo điều kiện cho tổ chức, cá nhân trong nước và tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ tiên tiến kết hợp với các biện pháp truyền thống vào việc xây dựng, tu bổ, nâng cấp, kiên cố hóa, bảo vệ đê điều và hướng tới các giải pháp chủ động trong hoạt động quy hoạch.
3. Khuyến khích tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng, tu bổ, nâng cấp, kiên cố hóa và bảo vệ đê điều kết hợp phát triển kinh tế - xã hội; bảo vệ lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư vào lĩnh vực này.
4. Hỗ trợ khắc phục hậu quả của lũ, lụt, bão, nâng cấp cơ sở hạ tầng cho vùng bị ảnh hưởng của việc phân lũ, làm chậm lũ, vùng dân cư sống chung với lũ; dành một khoản kinh phí cho việc xử lý đột xuất sự cố đê điều trước, trong và sau mỗi đợt mưa, lũ, bão.

Như vậy, trong lĩnh vực đê điều thì Nhà nước có những chính sách được quy định tại Điều 6 nêu trên.

Trong đó có chính sách đầu tư cho đê điều và ưu tiên đầu tư các tuyến đê xung yếu, các tuyến đê kết hợp quốc phòng, an ninh.

Quy hoạch đê điều
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Thành phần định mức kinh tế kỹ thuật lập quy hoạch phòng chống lũ của tuyến sông có đê và quy hoạch đê điều được quy định như thế nào?
Pháp luật
Quy hoạch phòng, chống lũ của tuyến sông có đê gồm những nội dung nào? Việc điều chỉnh quy hoạch được quy định thế nào?
Pháp luật
Quy hoạch phòng, chống lũ của tuyến sông có đê được lập theo nguyên tắc nào? Việc lập quy hoạch dựa trên căn cứ nào?
Pháp luật
Nguyên tắc hoạt động trong lĩnh vực đê điều được quy định thế nào? Nhà nước có những chính sách gì trong lĩnh vực đê điều?
Pháp luật
Hoạt động nâng cấp và kiên cố hóa đê điều được quy định thế nào? Đất sử dụng cho việc nâng cấp và kiên cố hóa đê điều được quy định ra sao?
Pháp luật
Việc điều chỉnh quy hoạch đê điều được quy định thế nào? Cơ quan nào có trách nhiệm điều chỉnh quy hoạch đê điều?
Pháp luật
Việc lập quy hoạch đê điều được thực hiện dựa trên những nguyên tắc nào? Căn cứ để lập quy hoạch đê điều là gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Quy hoạch đê điều
1,004 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Quy hoạch đê điều
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào