Nguyên tắc hoạt động dinh dưỡng trong bệnh viện là gì? Trong cơ cấu tổ chức hoạt động dinh dưỡng, khoa Dinh dưỡng phải có các bộ phận nào?
Hoạt động dinh dưỡng trong bệnh viện theo các nguyên tắc nào?
Theo Điều 2 Thông tư 18/2020/TT-BYT quy định về:
Nguyên tắc hoạt động dinh dưỡng trong bệnh viện
1. Các bệnh viện phải tổ chức hoạt động dinh dưỡng gắn với hoạt động khám bệnh, chữa bệnh tại bệnh viện.
2. Người bệnh đến khám bệnh, chữa bệnh ngoại trú đều được sàng lọc yếu tố nguy cơ về dinh dưỡng; đến khám bệnh, chữa bệnh nội trú đều được sàng lọc và đánh giá tình trạng dinh dưỡng.
3. Người bệnh được chỉ định chế độ dinh dưỡng phù hợp với tình trạng dinh dưỡng và bệnh lý của mình.
4. Bác sỹ điều trị, bác sỹ khoa dinh dưỡng là người quyết định chế độ dinh dưỡng cho người bệnh.
5. Người làm công tác dinh dưỡng phải có trình độ chuyên môn về dinh dưỡng phù hợp với chức trách, nhiệm vụ được giao.
Theo đó, các nguyên tắc về hoạt động dinh dưỡng trong bệnh viện bao gồm 05 nguyên tắc sau đây:
- Các bệnh viện phải tổ chức hoạt động dinh dưỡng gắn với hoạt động khám bệnh, chữa bệnh tại bệnh viện.
- Người bệnh đến khám bệnh, chữa bệnh ngoại trú đều được sàng lọc yếu tố nguy cơ về dinh dưỡng; đến khám bệnh, chữa bệnh nội trú đều được sàng lọc và đánh giá tình trạng dinh dưỡng.
- Người bệnh được chỉ định chế độ dinh dưỡng phù hợp với tình trạng dinh dưỡng và bệnh lý của mình.
- Bác sỹ điều trị, bác sỹ khoa dinh dưỡng là người quyết định chế độ dinh dưỡng cho người bệnh.
- Người làm công tác dinh dưỡng phải có trình độ chuyên môn về dinh dưỡng phù hợp với chức trách, nhiệm vụ được giao.
Nguyên tắc hoạt động dinh dưỡng trong bệnh viện là gì? (Hình từ Internet)
Trong cơ cấu tổ chức hoạt động dinh dưỡng, khoa Dinh dưỡng phải có các bộ phận nào?
Tại khoản 1 Điều 6 Thông tư 18/2020/TT-BYT quy định về tổ chức hoạt động dinh dưỡng, cụ thể là:
Cơ cấu tổ chức về dinh dưỡng
1. Tổ chức hoạt động dinh dưỡng:
Căn cứ vào Quy chế tổ chức và hoạt động của bệnh viện, việc thành lập khoa Dinh dưỡng hoặc bộ phận Dinh dưỡng trong khối lâm sàng của bệnh viện được thực hiện như sau:
a) Đối với bệnh viện có quy mô từ 100 giường bệnh trở lên phải thành lập khoa Dinh dưỡng. Mỗi 100 giường bệnh phải có tối thiểu 01 người làm chuyên môn về dinh dưỡng.
b) Đối với bệnh viện có quy mô dưới 100 giường bệnh, nếu không thành lập được khoa Dinh dưỡng thì phải có bộ phận Dinh dưỡng hoặc có người phụ trách dinh dưỡng làm việc toàn thời gian.
2. Khoa Dinh dưỡng phải có các bộ phận sau đây:
a) Bộ phận tư vấn dinh dưỡng.
b) Bộ phận dinh dưỡng điều trị.
c) Bộ phận chế biến và cung cấp chế độ dinh dưỡng.
Nếu chưa có bộ phận chế biến và cung cấp chế độ dinh dưỡng, bệnh viện phải ký hợp đồng với tổ chức, cá nhân ngoài bệnh viện để chế biến suất ăn ngay tại bệnh viện và tổ chức, cá nhân này phải chịu sự giám sát về chuyên môn và an toàn thực phẩm của khoa Dinh dưỡng.
Như vậy, Khoa Dinh dưỡng phải có các bộ phận sau đây:
(1) Bộ phận tư vấn dinh dưỡng.
(2) Bộ phận dinh dưỡng điều trị.
(3) Bộ phận chế biến và cung cấp chế độ dinh dưỡng.
Trong trường hợp chưa có bộ phận chế biến và cung cấp chế độ dinh dưỡng, bệnh viện phải ký hợp đồng với tổ chức, cá nhân ngoài bệnh viện để chế biến suất ăn ngay tại bệnh viện và tổ chức, cá nhân này phải chịu sự giám sát về chuyên môn và an toàn thực phẩm của khoa Dinh dưỡng.
Bệnh viện bố trí cơ sở vật chất bảo đảm hoạt động dinh dưỡng đáp ứng những yêu cầu gì?
Tại khoản 1 Điều 8 Thông tư 18/2020/TT-BYT quy định như sau:
Cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động dinh dưỡng
1. Bệnh viện phải bố trí cơ sở vật chất bảo đảm hoạt động dinh dưỡng như sau:
a) Khoa dinh dưỡng hoặc bộ phận dinh dưỡng
b) Khu vực chế biến suất ăn, phòng ăn phải được thiết kế xây dựng, bố trí cách xa khu vực nhà đại thể, khu vực lưu giữ chất thải, giặt đồ, khu vực cách ly bệnh truyền nhiễm và bảo đảm các điều kiện của pháp luật về an toàn thực phẩm.
2. Các khoa Nhi, Sơ sinh phải có khu vực pha sữa: Khu vực pha sữa có hướng dẫn cách pha sữa; nước nóng, lạnh; nước sạch, bồn rửa tay và dung dịch rửa tay.
Như vậy thì bệnh viện phải bố trí cơ sở vật chất bảo đảm hoạt động dinh dưỡng như sau:
(1) Khoa dinh dưỡng hoặc bộ phận dinh dưỡng
(2) Khu vực chế biến suất ăn, phòng ăn phải được thiết kế xây dựng, bố trí cách xa khu vực nhà đại thể, khu vực lưu giữ chất thải, giặt đồ, khu vực cách ly bệnh truyền nhiễm và bảo đảm các điều kiện của pháp luật về an toàn thực phẩm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu biên bản họp thống nhất tiến độ thi công xây dựng công trình mới nhất? Tiến độ thi công xây dựng được lập khi nào?
- Mẫu Kế hoạch trực Tết Nguyên đán 2025 mới nhất? Tải mẫu Kế hoạch trực Tết Nguyên đán 2025 mới nhất?
- Từ 01/01, cung cấp hình ảnh vi phạm giao thông được hỗ trợ tối đa 5 triệu đồng? Hướng dẫn cách cung cấp hình ảnh vi phạm giao thông?
- Rẽ phải khi đèn đỏ năm 2025, xe máy và xe ô tô bị phạt bao nhiêu tiền? Bị trừ bao nhiêu điểm giấy phép xe?
- Năm 2025, Phụ huynh giao xe cho con không đủ tuổi lái xe máy 110cc bị phạt bao nhiêu tiền theo Nghị định 168?