Nguyên tắc giải quyết tranh chấp đối với hợp đồng bảo hiểm xe máy theo quy định hiện nay như thế nào?
Nguyên tắc giải quyết tranh chấp đối với hợp đồng bảo hiểm xe máy theo quy định hiện nay như thế nào?
Căn cứ Nghị định 03/2021/NĐ-CP về bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.
Tại Điều 22 Nghị định 03/2021/NĐ-CP có quy định về việc giải quyết tranh chấp như sau:
Giải quyết tranh chấp
Mọi tranh chấp phát sinh từ hợp đồng bảo hiểm trước hết giải quyết trên cơ sở thương lượng, trường hợp không thương lượng được, các bên có quyền lựa chọn giải quyết tranh chấp thông qua hòa giải thương mại hoặc Trọng tài thương mại hoặc Tòa án.
Như vậy, theo quy định trên có thể thấy, về mặt nguyên tắc, tranh chấp đối với hợp đồng bảo hiểm xe máy được giải quyết trên cơ sở thương lượng.
Trường hợp các bên thương lượng không thành, có thể lựa chọn 01 trong 03 hình thức sau:
- Hòa giải thương mại;
- Trọng tài thương mại;
- Tòa án có thẩm quyền.
Nguyên tắc giải quyết tranh chấp đối với hợp đồng bảo hiểm xe máy theo quy định hiện nay như thế nào? (Hình từ Internet)
Hợp đồng bảo hiểm xe máy chấm dứt trong trường hợp nào?
Căn cứ quy định tại Điều 10 Nghị định 03/2021/NĐ-CP về chấm dứt hợp đồng bảo hiểm như sau:
Chấm dứt hợp đồng bảo hiểm
1. Chấm dứt hợp đồng bảo hiểm trong các trường hợp phải thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký xe, biển số xe theo quy định của Bộ Công an.
2. Chấm dứt hợp đồng bảo hiểm trong trường hợp chủ xe cơ giới không thanh toán đủ phí bảo hiểm theo quy định tại khoản 5 Điều 7 Nghị định này.
3. Đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng bảo hiểm trong trường hợp có sự thay đổi những yếu tố làm cơ sở tính phí bảo hiểm dẫn đến tăng, giảm các rủi ro được bảo hiểm.
Như vậy, theo quy định hiện nay, hợp đồng bảo hiểm xe máy chấm dứt trong các trường hợp nêu trên.
Hậu quả pháp lý của việc chấm dứt hợp đồng bảo hiểm xe máy trong trường hợp đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng là gì?
Tại khoản 3 Điều 11 Nghị định 03/2021/NĐ-CP có xác định hậu quả pháp lý của việc chấm dứt hợp đồng bảo hiểm xe máy trong trường hợp đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng theo khoản 3 Điều 10 Nghị định 03/2021/NĐ-CP như sau:
Hậu quả pháp lý của việc chấm dứt hợp đồng bảo hiểm
...
3. Trường hợp đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng bảo hiểm theo quy định tại khoản 3 Điều 10 Nghị định này:
a) Trường hợp đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng bảo hiểm khi có sự thay đổi những yếu tố làm cơ sở để tính phí bảo hiểm, dẫn đến giảm các rủi ro được bảo hiểm nhưng doanh nghiệp bảo hiểm không chấp nhận giảm phí bảo hiểm:
Bên mua bảo hiểm phải thông báo bằng văn bản trong vòng 5 ngày làm việc kể từ ngày doanh nghiệp bảo hiểm không chấp nhận giảm phí bảo hiểm. Hợp đồng bảo hiểm chấm dứt từ thời điểm doanh nghiệp bảo hiểm nhận được thông báo chấm dứt hợp đồng bảo hiểm. Hậu quả pháp lý của việc chấm dứt hợp đồng bảo hiểm thực hiện theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này.
b) Trường hợp đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng bảo hiểm khi có sự thay đổi những yếu tố làm cơ sở để tính phí bảo hiểm, dẫn đến tăng các rủi ro được bảo hiểm, nhưng bên mua bảo hiểm không chấp nhận tăng phí bảo hiểm:
Doanh nghiệp bảo hiểm phải thông báo bằng văn bản trong vòng 5 ngày làm việc kể từ ngày bên mua Bảo hiểm không chấp nhận tăng phí bảo hiểm. Hợp đồng bảo hiểm chấm dứt từ thời điểm bên mua bảo hiểm nhận được thông báo chấm dứt hợp đồng bảo hiểm.
Trong vòng 5 ngày làm việc kể từ ngày chấm dứt hợp đồng bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm phải hoàn lại phí bảo hiểm cho bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm tương ứng với thời gian còn lại của hợp đồng bảo hiểm mà bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm đã đóng phí bảo hiểm, sau khi đã trừ các chi phí hợp lý có liên quan đến hợp đồng bảo hiểm.
Doanh nghiệp bảo hiểm không phải hoàn phí bảo hiểm trong trường hợp đã xảy ra sự kiện bảo hiểm và phát sinh trách nhiệm bồi thường.
Theo đó, hậu quả pháp lý của việc chấm dứt hợp đồng bảo hiểm xe máy trong trường hợp đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng được xác định như sau:
- Trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm xe máy không chấp nhận giảm phí bảo hiểm:
+ Bên mua bảo hiểm phải thông báo bằng văn bản trong vòng 5 ngày làm việc kể từ ngày doanh nghiệp bảo hiểm không chấp nhận giảm phí bảo hiểm.
+ Doanh nghiệp bảo hiểm phải hoàn lại phí bảo hiểm tương ứng với thời gian còn lại của hợp đồng bảo hiểm (sau khi đã trừ các chi phí hợp lý) trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày có thông báo của bên mua bảo hiểm.
- Trường hợp bên mua bảo hiểm xe máy không chấp nhận tăng phí bảo hiểm:
+ Doanh nghiệp bảo hiểm phải thông báo bằng văn bản trong vòng 5 ngày làm việc kể từ ngày bên mua Bảo hiểm không chấp nhận tăng phí bảo hiểm.
+ Doanh nghiệp bảo hiểm phải hoàn lại phí bảo hiểm tương ứng với thời gian còn lại của hợp đồng bảo hiểm (sau khi đã trừ các chi phí hợp lý) trong thời hạn 5 ngày làm việc.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Giấy phép hoạt động xây dựng của nhà thầu nước ngoài có hết hiệu lực khi hợp đồng không còn hiệu lực không?
- Thành viên Đoàn thanh tra Kiểm toán Nhà nước là ai? Thay đổi thành viên Đoàn thanh tra Kiểm toán Nhà nước khi nào?
- Thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự là gì? Thời gian không được tính vào thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự?
- Các quy định về đấu nối hệ thống thoát nước phải được thông báo cho ai? Yêu cầu đấu nối hệ thống thoát nước là gì?
- Công văn 31 về thực hiện Nghị định 178 năm 2024 giảm tối thiểu 20% công chức, viên chức hưởng lương từ ngân sách khi sắp xếp bộ máy?