Nguyên tắc dạy thêm học thêm theo quy định tại Thông tư 29/2024? Cơ sở dạy thêm có trách nhiệm gì trong việc quản lý hoạt động dạy thêm học thêm?
- Nguyên tắc dạy thêm học thêm theo quy định tại Thông tư 29/2024 ra sao?
- Cơ sở dạy thêm có trách nhiệm gì trong việc quản lý hoạt động dạy thêm học thêm?
- Việc xếp lớp, xếp thời khóa biểu và tổ chức dạy thêm học thêm trong nhà trường phải bảo đảm những gì?
- Trình độ chuẩn được đào tạo của nhà giáo hiện nay?
Nguyên tắc dạy thêm học thêm theo quy định tại Thông tư 29/2024 ra sao?
Căn cứ tại Điều 3 Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT quy định về nguyên tắc dạy thêm học thêm như sau:
- Dạy thêm, học thêm chỉ được tổ chức khi học sinh, học viên (sau đây gọi chung là học sinh) có nhu cầu học thêm, tự nguyện học thêm và được cha mẹ hoặc người giám hộ (sau đây gọi chung là cha mẹ học sinh) đồng ý. Nhà trường, tổ chức, cá nhân tổ chức dạy thêm, học thêm không được dùng bất cứ hình thức nào để ép buộc học sinh học thêm.
- Nội dung dạy thêm, học thêm không trái với quy định của pháp luật Việt Nam, không mang định kiến về sắc tộc, tôn giáo, nghề nghiệp, giới, địa vị xã hội. Không cắt giảm nội dung dạy học theo kế hoạch giáo dục của nhà trường để đưa vào dạy thêm.
- Việc dạy thêm, học thêm phải góp phần phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh; không làm ảnh hưởng đến việc tổ chức thực hiện chương trình giáo dục của nhà trường và việc thực hiện chương trình môn học của giáo viên.
- Thời lượng, thời gian, địa điểm và hình thức tổ chức dạy thêm, học thêm phải phù hợp với tâm sinh lí lứa tuổi, bảo đảm sức khoẻ của học sinh; tuân thủ quy định của pháp luật về thời giờ làm việc, giờ làm thêm và các quy định của pháp luật về an ninh, trật tự, an toàn, vệ sinh môi trường, phòng chống cháy nổ tại khu vực có lớp dạy thêm, học thêm.
Như vậy, việc dạy thêm học thêm cần tuân thủ đầy đủ những nguyên tắc theo quy định như đã nêu trên.
Nguyên tắc dạy thêm học thêm theo quy định tại Thông tư 29/2024? Cơ sở dạy thêm có trách nhiệm gì trong việc quản lý hoạt động dạy thêm học thêm? (Hình từ internet)
Cơ sở dạy thêm có trách nhiệm gì trong việc quản lý hoạt động dạy thêm học thêm?
Trách nhiệm của cơ sở dạy thêm trong việc quản lý hoạt động dạy thêm học thêm được quy định tại Điều 14 Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT như sau:
- Thực hiện các quy định về dạy thêm, học thêm tại Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
- Quản lí và bảo đảm chất lượng dạy thêm, học thêm và quyền lợi của học sinh học thêm, người dạy thêm; quản lí, sử dụng tiền học thêm theo quy định.
- Quản lí, lưu giữ hồ sơ tổ chức dạy thêm, học thêm theo quy định.
- Báo cáo, giải trình về việc thực hiện quy định tại Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT và các quy định của pháp luật có liên quan với các cơ quan chức năng khi được yêu cầu.
- Tiếp nhận và xử lí ý kiến, kiến nghị, nguyện vọng của học sinh và cha mẹ học sinh về việc dạy thêm, học thêm trước và trong quá trình tổ chức thực hiện.
Như vậy, đối với việc quản lý hoạt động dạy thêm học thêm, cở sở dạy thêm có những trách nhiệm theo quy định như đã nêu trên.
Việc xếp lớp, xếp thời khóa biểu và tổ chức dạy thêm học thêm trong nhà trường phải bảo đảm những gì?
Căn cứ tại khoản 4 Điều 5 Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT quy định việc xếp lớp, xếp thời khóa biểu và tổ chức dạy thêm học thêm trong nhà trường phải bảo đảm các yêu cầu sau đây:
- Lớp dạy thêm được xếp theo môn học đối với từng khối lớp; mỗi lớp có không quá 45 (bốn mươi lăm) học sinh;
- Không xếp giờ dạy thêm xen kẽ với thời khóa biểu và không dạy thêm trước các nội dung so với việc dạy học theo phân phối chương trình môn học trong kế hoạch giáo dục của nhà trường;
- Mỗi môn học được tổ chức dạy thêm không quá 02 (hai) tiết/tuần.
Trên đây là các yêu cầu cần đáp bảo khi thực hiện việc xếp lớp, xếp thời khóa biểu và tổ chức dạy thêm học thêm trong nhà trường.
*Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT có hiệu lực thi hành từ ngày 14/2/2025.
Trình độ chuẩn được đào tạo của nhà giáo hiện nay?
Căn cứ tại Điều 72 Luật Giáo dục 2019 có quy định về trình độ chuẩn được đào tạo của nhà giáo như sau:
- Trình độ chuẩn được đào tạo của nhà giáo được quy định như sau:
+ Có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm trở lên đối với giáo viên mầm non;
+ Có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên trở lên đối với giáo viên tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông.
Trường hợp môn học chưa đủ giáo viên có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên thì phải có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm;
+ Có bằng thạc sĩ đối với nhà giáo giảng dạy trình độ đại học; có bằng tiến sĩ đối với nhà giáo giảng dạy, hướng dẫn luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ;
+ Trình độ chuẩn được đào tạo của nhà giáo giảng dạy trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp thực hiện theo quy định của Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014.
- Chính phủ quy định lộ trình thực hiện nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 72 Luật Giáo dục 2019. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, quy định việc sử dụng nhà giáo trong trường hợp không đáp ứng quy định tại khoản 1 Điều 72 Luật Giáo dục 2019.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hướng dẫn 04-HD/TW một số vấn đề cụ thể thực hiện Quy chế bầu cử trong Đảng ra sao? Tải về Hướng dẫn 04-HD/TW năm 2024?
- Xe máy đi ngược chiều 2025 bị phạt 14 triệu đồng khi nào? Xe máy đi ngược chiều bị trừ bao nhiêu điểm GPLX?
- Lời chúc hoàn thành nghĩa vụ quân sự ngày xuất ngũ năm 2025? Đi nghĩa vụ 2025 về được bao nhiêu tiền?
- Quy định trẻ em ngồi ghế trước ô tô, xe máy tại Nghị định 168 cần nắm rõ? Chở trẻ em trên 6 tuổi ngồi trước xe máy bị phạt đến 14 triệu đồng đúng không?
- Cán bộ, công chức cấp xã dôi dư nghỉ hưu trước tuổi có bị trừ tỷ lệ lương hưu không? Thời điểm hưởng chính sách nghỉ hưu trước tuổi?