Nguyên tắc bồi thường bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm nghề nghiệp tư vấn đầu tư xây dựng theo Nghị định 67/2023/NĐ-CP là gì?
- Doanh nghiệp bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm nghề nghiệp tư vấn đầu tư xây dựng bồi thường cho nhà thầu tư vấn những khoản tiền nào?
- Khi có yêu cầu đòi bồi thường của người thứ ba, doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo hiểm phải giải quyết bồi thường bảo hiểm ra sao?
- Mức tối đa tổng số tiền bồi thường của doanh nghiệp bảo hiểm đối với tất cả các yêu cầu đòi bồi thường là bao nhiêu?
- Hồ sơ bồi thường bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm nghề nghiệp tư vấn đầu tư xây dựng bao gồm những gì?
Doanh nghiệp bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm nghề nghiệp tư vấn đầu tư xây dựng bồi thường cho nhà thầu tư vấn những khoản tiền nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 46 Nghị định 67/2023/NĐ-CP quy định doanh nghiệp bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm nghề nghiệp tư vấn đầu tư xây dựng bồi thường cho nhà thầu tư vấn những khoản tiền mà nhà thầu tư vấn có trách nhiệm bồi thường cho các tổn thất của người thứ ba và các chi phí có liên quan theo quy định của pháp luật, cụ thể như sau:
+ Tổn thất của người thứ ba và các chi phí có liên quan phát sinh do hành động sơ suất, bất cẩn của người được bảo hiểm là hậu quả của việc thực hiện công việc khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng thuộc phạm vi bảo hiểm.
+ Yêu cầu đòi bồi thường của người thứ ba lần đầu tiên được đưa ra (từ một sự kiện bảo hiểm) đối với người được bảo hiểm và được bên mua bảo hiểm thông báo cho doanh nghiệp bảo hiểm trong thời hạn bảo hiểm, bao gồm cả các chi phí phải trả cho luật sư do doanh nghiệp bảo hiểm chỉ định hoặc do người được bảo hiểm chỉ định (có sự đồng ý bằng văn bản của doanh nghiệp bảo hiểm), các khoản lệ phí, chi phí khác phát sinh từ việc điều tra, chỉnh lý, bào chữa liên quan đến sự kiện bảo hiểm nhưng không bao gồm tiền lương trả cho người lao động hoặc người quản lý ký kết hợp đồng lao động với người được bảo hiểm.
+ Các chi phí khác có liên quan theo quy định của pháp luật.
Nguyên tắc bồi thường bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm nghề nghiệp tư vấn đầu tư xây dựng theo Nghị định 67/2023/NĐ-CP là gì?
Khi có yêu cầu đòi bồi thường của người thứ ba, doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo hiểm phải giải quyết bồi thường bảo hiểm ra sao?
Căn cứ theo quy định tại khoản 3, 4 Điều 46 Nghị định 67/2023/NĐ-CP quy định việc giải quyết bồi thường bảo hiểm khi có yêu cầu đòi bồi thường của người thứ ba của doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo hiểm như sau:
(1) Khi có yêu cầu đòi bồi thường của người thứ ba, bên mua bảo hiểm phối hợp với doanh nghiệp bảo hiểm giải quyết bồi thường bảo hiểm như sau:
- Lập tức thông báo ngay cho doanh nghiệp bảo hiểm bằng các phương tiện thông tin liên lạc, sau đó trong thời hạn 14 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu đòi bồi thường của người thứ ba phải thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp bảo hiểm.
- Thực hiện mọi biện pháp trong phạm vi khả năng để hạn chế tổn thất ở mức thấp nhất.
- Thực hiện, phối hợp, cho phép doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện các hành động và biện pháp cần thiết hoặc theo yêu cầu của doanh nghiệp bảo hiểm nhằm bảo vệ quyền lợi mà doanh nghiệp bảo hiểm được hưởng sau khi bồi thường thiệt hại thuộc trách nhiệm bảo hiểm theo Nghị định này.
(2) Khi có yêu cầu đòi bồi thường của người thứ ba, doanh nghiệp bảo hiểm phải thực hiện giải quyết bồi thường bảo hiểm như sau:
- Giám định tổn thất theo quy định pháp luật và lập biên bản giám định nguyên nhân và mức độ tổn thất.
- Hướng dẫn bên mua bảo hiểm, phối hợp với bên mua bảo hiểm và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan thu thập đầy đủ các tài liệu để lập hồ sơ bồi thường.
- Phối hợp với bên mua bảo hiểm để giải quyết yêu cầu bồi thường thiệt hại của người thứ ba thuộc trách nhiệm bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm.
Mức tối đa tổng số tiền bồi thường của doanh nghiệp bảo hiểm đối với tất cả các yêu cầu đòi bồi thường là bao nhiêu?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 46 Nghị định 67/2023/NĐ-CP quy định như sau:
Nguyên tắc bồi thường bảo hiểm
Doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện xem xét, giải quyết bồi thường bảo hiểm theo quy định pháp luật về kinh doanh bảo hiểm và theo nguyên tắc sau:
...
2. Tổng số tiền bồi thường của doanh nghiệp bảo hiểm đối với tất cả các yêu cầu đòi bồi thường trong suốt thời hạn bảo hiểm không vượt quá giới hạn trách nhiệm bảo hiểm theo thỏa thuận tại hợp đồng bảo hiểm.
Theo như quy định trên, tổng số tiền bồi thường của doanh nghiệp bảo hiểm đối với tất cả các yêu cầu đòi bồi thường trong suốt thời hạn bảo hiểm không vượt quá giới hạn trách nhiệm bảo hiểm theo thỏa thuận tại hợp đồng bảo hiểm.
Hồ sơ bồi thường bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm nghề nghiệp tư vấn đầu tư xây dựng bao gồm những gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 47 Nghị định 67/2023/NĐ-CP quy định hồ sơ bồi thường bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm nghề nghiệp tư vấn đầu tư xây dựng bao gồm:
- Văn bản yêu cầu bồi thường của bên mua bảo hiểm.
- Tài liệu liên quan đến đối tượng bảo hiểm bao gồm: Hợp đồng bảo hiểm, Giấy chứng nhận bảo hiểm.
- Văn bản yêu cầu bồi thường của người thứ ba đối với người được bảo hiểm.
- Tài liệu chứng minh thiệt hại về người (Bản sao của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc bản sao có xác nhận của doanh nghiệp bảo hiểm sau khi đã đối chiếu với bản chính) do bên mua bảo hiểm cung cấp. Tùy theo mức độ thiệt hại về người có thể bao gồm một hoặc một số các tài liệu sau:
+ Giấy chứng nhận thương tích.
+ Giấy ra viện.
+ Giấy chứng nhận phẫu thuật.
+ Hồ sơ bệnh án
+ Trích lục khai tử hoặc Giấy báo tử hoặc văn bản xác nhận của cơ quan Công an hoặc kết quả giám định của cơ quan giám định pháp y.
+ Hóa đơn, chứng từ hợp lý, hợp lệ về chi phí y tế.
- Tài liệu chứng minh thiệt hại về tài sản, bao gồm:
+ Hồ sơ sự cố công trình xây dựng trong trường hợp xảy ra sự cố công trình xây dựng (bản sao được chứng thực từ bản chính hoặc bản sao có xác nhận của bên lập hồ sơ) theo quy định tại Điều 47 Nghị định 06/2021/NĐ-CP
+ Hóa đơn, chứng từ hợp lệ hoặc bằng chứng chứng minh về việc sửa chữa, thay mới tài sản bị thiệt hại.
+ Các giấy tờ, hóa đơn, chứng từ liên quan đến chi phí phát sinh mà bên mua bảo hiểm đã chi ra để hạn chế tổn thất ở mức thấp nhất hoặc để thực hiện theo chỉ dẫn của doanh nghiệp bảo hiểm.
- Biên bản giám định nguyên nhân và mức độ thiệt hại do doanh nghiệp bảo hiểm hoặc người được doanh nghiệp bảo hiểm ủy quyền lập.
- Các tài liệu khác có liên quan (nếu có).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mấy giờ bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025? Thời gian bắn pháo hoa Tết Âm lịch 63 tỉnh thành mới nhất?
- Thời khắc đón giao thừa là gì? Nguồn gốc đêm giao thừa? Đêm giao thừa Tết Ất Tỵ có bắn pháo bông không?
- Điểm bắn pháo hoa Tết âm lịch 2025 ở Bình Dương? Thời gian bắn pháo hoa ở Bình Dương Tết âm lịch 2025 ra sao?
- Lời chúc Tết Âm lịch dành tặng cho sư thầy? Lời chúc cho sư thầy vào ngày mùng 1 Tết? Tết âm lịch có bắn pháo hoa?
- Điểm bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 Bắc Ninh? Lịch bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 Bắc Ninh chi tiết?