Nguyên nhân tử vong là gì? Phiếu chẩn đoán nguyên nhân tử vong được sử dụng trong cơ quan y tế với mục đích gì?

Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có trách nhiệm gì đối với người bệnh tử vong? Nguyên nhân tử vong là gì? Phiếu chẩn đoán nguyên nhân tử vong được sử dụng trong cơ quan y tế với mục đích gì? Mong nhận được câu trả lời sớm nhất. Xin cảm ơn! Trên đây là một vài thắc mắc của bạn Thanh Hà - Long Khánh.

Nguyên nhân tử vong là gì?

Theo tiểu mục 3 Mục A Hướng dẫn ghi chép Phiếu chẩn đoán nguyên nhân tử vong ban hành kèm theo Quyết định 1921/QĐ-BYT năm 2022 quy định như sau:

Nguyên nhân tử vong (cause of death): là các tình trạng bệnh lý, tổn thương, hay hoàn cảnh, tai nạn, ngộ độc gây ra tổn thương mà trực tiếp hoặc gián tiếp dẫn đến tử vong:
Ví dụ nguyên nhân tử vong: uốn ván sơ sinh; đột quỵ do xuất huyết não; nhẹ cân khi sinh; bệnh mạch vành; nhồi máu cơ tim; hen suyễn; ngạt thở khi sinh; rắn cắn; ngã từ trên cao; tai nạn giao thông đi xe máy bị ô tô đâm; bị tấn công bằng vật sắc nhọn; cố tình đầu độc bằng hoá chất…

Theo đó, nguyên nhân tử vong (cause of death): là các tình trạng bệnh lý, tổn thương, hay hoàn cảnh, tai nạn, ngộ độc gây ra tổn thương mà trực tiếp hoặc gián tiếp dẫn đến tử vong:

Ví dụ nguyên nhân tử vong: uốn ván sơ sinh; đột quỵ do xuất huyết não; nhẹ cân khi sinh; bệnh mạch vành; nhồi máu cơ tim; hen suyễn; ngạt thở khi sinh; rắn cắn; ngã từ trên cao; tai nạn giao thông đi xe máy bị ô tô đâm; bị tấn công bằng vật sắc nhọn; cố tình đầu độc bằng hoá chất…

Nguyên nhân tử vong

Nguyên nhân tử vong (Hình từ Internet)

Phiếu chẩn đoán nguyên nhân tử vong được sử dụng trong cơ quan y tế với mục đích gì?

Căn cứ khoản 1 Điều 4 Thông tư 24/2020/TT-BYT quy định về Phiếu chẩn đoán nguyên nhân tử vong, cấp Giấy báo tử và thống kê tử vong tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh do Bộ Y tế ban hành như sau:

Quy định về Phiếu chẩn đoán nguyên nhân tử vong
1. Phiếu chẩn đoán nguyên nhân tử vong chi sử dụng cho cơ quan y tế với mục đích thống kê, xây dựng kế hoạch, chính sách, nghiên cứu, phân tích cấu trúc dân cư, đánh giá công tác chăm sóc và cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe nhân dân.
2. Khi xác định tình trạng người bệnh đã tử vong bằng chết sinh học: ngừng thở, ngừng tim, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi người bệnh tử vong có trách nhiệm ghi đầy đủ các nội dung theo màu Phiếu chẩn đoán nguyên nhân tử vong quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Phiếu chẩn đoán nguyên nhân tử vong tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không cấp cho người thân thích của người tử vong mà được lưu cùng Bản kiểm thảo tử vong tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; làm cơ sở báo cáo thống kê theo quy định của pháp luật.

Theo đó, Phiếu chẩn đoán nguyên nhân tử vong chi sử dụng cho cơ quan y tế với mục đích thống kê, xây dựng kế hoạch, chính sách, nghiên cứu, phân tích cấu trúc dân cư, đánh giá công tác chăm sóc và cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe nhân dân.

Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có trách nhiệm gì đối với người bệnh tử vong?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 65 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2009 quy định như sau:

Giải quyết đối với người bệnh tử vong
1. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có trách nhiệm sau đây:
a) Cấp giấy chứng tử;
b) Tiến hành kiểm thảo tử vong trong thời hạn 15 ngày, kể từ khi người bệnh tử vong;
c) Giao người hành nghề trực tiếp điều trị hoặc phụ trách ca trực lập hồ sơ tử vong, trong đó ghi rõ diễn biến bệnh, cách xử lý, thời gian và nguyên nhân tử vong;
d) Lưu trữ hồ sơ tử vong theo quy định tại khoản 3 Điều 59 của Luật này.
...

Cụ thể tại khoản 3 Điều 59 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2009 quy định:

Hồ sơ bệnh án
...
3. Việc lưu trữ hồ sơ bệnh án được quy định như sau:
a) Hồ sơ bệnh án được lưu trữ theo các cấp độ mật của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước;
b) Hồ sơ bệnh án nội trú, ngoại trú được lưu trữ ít nhất 10 năm; hồ sơ bệnh án tai nạn lao động, tai nạn sinh hoạt được lưu trữ ít nhất 15 năm; hồ sơ bệnh án đối với người bệnh tâm thần, người bệnh tử vong được lưu trữ ít nhất 20 năm;
c) Trường hợp lưu trữ hồ sơ bệnh án bằng bản điện tử, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải có bản sao dự phòng và thực hiện theo các chế độ lưu trữ quy định tại điểm a và điểm b khoản này.
...

Theo đó, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có trách nhiệm sau đây:

- Cấp giấy chứng tử;

- Tiến hành kiểm thảo tử vong trong thời hạn 15 ngày, kể từ khi người bệnh tử vong;

- Giao người hành nghề trực tiếp điều trị hoặc phụ trách ca trực lập hồ sơ tử vong, trong đó ghi rõ diễn biến bệnh, cách xử lý, thời gian và nguyên nhân tử vong;

- Lưu trữ hồ sơ tử vong theo quy định tại khoản 3 Điều 59 nêu trên.

Tải về mẫu tóm tắt hồ sơ bệnh án mới nhất 2023: Tại Đây

Nguyên nhân tử vong
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Nguyên nhân tử vong là gì? Phiếu chẩn đoán nguyên nhân tử vong được sử dụng trong cơ quan y tế với mục đích gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Nguyên nhân tử vong
Nguyễn Anh Hương Thảo Lưu bài viết
3,654 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Nguyên nhân tử vong
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào