Nguyên đơn được rút đơn khởi kiện tại phiên tòa phúc thẩm khi nào? Nguyên đơn đã rút đơn khởi kiện thì có được kiện lại hay không?
Người tham gia phiên tòa phúc thẩm bao gồm những ai?
Theo Điều 294 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định về những người tham gia phiên tòa phúc thẩm cụ thể như sau:
- Người kháng cáo, đương sự, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc giải quyết kháng cáo, kháng nghị và người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự phải được triệu tập tham gia phiên tòa. Tòa án có thể triệu tập những người tham gia tố tụng khác tham gia phiên tòa nếu xét thấy cần thiết cho việc giải quyết kháng cáo, kháng nghị.
- Kiểm sát viên Viện kiểm sát cùng cấp tham gia phiên tòa phúc thẩm.
Rút đơn khởi kiện tại phiên tòa phúc thẩm
Xét xử phúc thẩm vụ án dân sự bị đình chỉ trong trường hợp hợp nào?
Căn cứ theo Điều 289 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định về việc đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án dân sự như sau:
(1) Tòa án cấp phúc thẩm ra quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án hoặc một phần vụ án trong các trường hợp sau đây:
- Các trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 217 của Bộ luật này;
- Người kháng cáo rút toàn bộ kháng cáo hoặc Viện kiểm sát rút toàn bộ kháng nghị;
- Người kháng cáo rút một phần kháng cáo hoặc Viện kiểm sát rút một phần kháng nghị;
- Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
(2) Trường hợp người kháng cáo rút toàn bộ kháng cáo hoặc Viện kiểm sát rút toàn bộ kháng nghị trước khi Tòa án cấp phúc thẩm ra quyết định đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm thì Thẩm phán được phân công làm chủ tọa phiên tòa ra quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm; trường hợp người kháng cáo rút toàn bộ kháng cáo, Viện kiểm sát rút toàn bộ kháng nghị sau khi Tòa án cấp phúc thẩm ra quyết định đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm thì Hội đồng xét xử phúc thẩm ra quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm.
Trong các trường hợp này, bản án, quyết định sơ thẩm có hiệu lực pháp luật từ ngày Tòa án cấp phúc thẩm ra quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm.
(3) Trường hợp người kháng cáo rút một phần kháng cáo hoặc Viện kiểm sát rút một phần kháng nghị thì Hội đồng xét xử phúc thẩm nhận định về việc người kháng cáo rút một phần kháng cáo, Viện kiểm sát rút một phần kháng nghị và quyết định đình chỉ xét xử phần kháng cáo, kháng nghị đó trong bản án phúc thẩm.
(4) Quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án có hiệu lực thi hành ngay và phải được gửi ngay cho đương sự, cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện, Viện kiểm sát cùng cấp.
Nguyên đơn được rút đơn khởi kiện tại phiên tòa phúc thẩm khi nào?
Theo khoản 1 Điều 299 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định về việc nguyên đơn rút đơn khởi kiện trước khi mở phiên tòa hoặc tại phiên tòa phúc thẩm như sau:
"1. Trước khi mở phiên tòa hoặc tại phiên tòa phúc thẩm, nếu nguyên đơn rút đơn khởi kiện thì Hội đồng xét xử phúc thẩm phải hỏi bị đơn có đồng ý hay không và tuỳ từng trường hợp mà giải quyết như sau:
a) Bị đơn không đồng ý thì không chấp nhận việc rút đơn khởi kiện của nguyên đơn;
b) Bị đơn đồng ý thì chấp nhận việc rút đơn khởi kiện của nguyên đơn. Hội đồng xét xử phúc thẩm ra quyết định hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ giải quyết vụ án. Trong trường hợp này, các đương sự vẫn phải chịu án phí sơ thẩm theo quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm và phải chịu một nửa án phí phúc thẩm theo quy định của pháp luật."
Như vậy, tại phiên tòa phúc thẩm, nếu nguyên đơn rút đơn khởi kiện mà được bị đơn đồng ý thì Hội đồng xét xử sẽ chấp nhận việc rút đơn khởi kiện của nguyên đơn. Đồng thời, Hội đồng xét xử phúc thẩm sẽ ra quyết định hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ giải quyết vụ án.
Nguyên đơn đã rút đơn khởi kiện tại phiên tòa phúc thẩm thì có được kiện lại hay không?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 299 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định về việc nguyên đơn rút đơn khởi kiện trước khi mở phiên tòa hoặc tại phiên tòa phúc thẩm theo đó:
"2. Trường hợp Hội đồng xét xử phúc thẩm ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này thì nguyên đơn có quyền khởi kiện lại vụ án theo thủ tục do Bộ luật này quy định."
Như vậy, theo quy định nêu trên, trường hợp mà nguyên đơn rút đơn khởi kiện được bị đơn đồng ý và Hội đồng xét xử phúc thẩm đã ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án thì nguyên đơn có quyền khởi kiện lại vụ án.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trình bày suy nghĩ của mình về việc giữ gìn nét đẹp văn hóa ngày Tết cổ truyền của Việt Nam?
- Người học tại cơ sở giáo dục là gì? Người học tại cơ sở giáo dục có được học vượt lớp để học các chương trình giáo dục không?
- Noel ngày mấy dương lịch, âm lịch năm 2024? Noel 2024 vào ngày nào? Noel người lao động có được nghỉ làm không?
- Mẫu quyết định kiểm tra tài chính công đoàn cơ sở mới nhất? Quyết định kiểm tra tài chính công đoàn do ai ban hành?
- Mẫu báo cáo tình hình thực hiện cam kết theo Đề án thành lập trường cao đẳng sư phạm mới nhất?