Nguồn vốn hoạt động của Quỹ Hỗ trợ nông dân bao gồm những gì? Quỹ hỗ trợ nông dân có con dấu không?
Nguồn vốn hoạt động của Quỹ Hỗ trợ nông dân bao gồm những gì? Quỹ hỗ trợ nông dân có con dấu không?
Nguồn vốn hoạt động của Quỹ Hỗ trợ nông dân được quy định tại Điều 29 Nghị định 37/2023/NĐ-CP, bao gồm:
(1) Vốn chủ sở hữu:
- Vốn điều lệ do ngân sách nhà nước cấp;
- Quỹ đầu tư phát triển, Quỹ dự phòng tài chính;
- Vốn hình thành từ các khoản tài trợ, viện trợ không hoàn lại của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước;
- Các khoản chênh lệch do đánh giá lại tài sản;
- Chênh lệch thu chi chưa phân phối, lỗ lũy kế chưa xử lý;
- Vốn khác thuộc sở hữu của Quỹ Hỗ trợ nông dân.
(2) Các nguồn vốn hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
Lưu ý: Vốn nhận ủy thác theo quy định tại Điều 24 Nghị định 37/2023/NĐ-CP không thuộc vốn hoạt động của Quỹ Hỗ trợ nông dân và được hạch toán, quản lý tách bạch với vốn hoạt động của Quỹ Hỗ trợ nông dân.
Bên cạnh đó, tại Điều 3 Nghị định 37/2023/NĐ-CP quy định về địa vị pháp lý, tư cách pháp nhân và nghĩa vụ với ngân sách nhà nước của Quỹ Hỗ trợ nông dân như sau:
Địa vị pháp lý, tư cách pháp nhân và nghĩa vụ với ngân sách nhà nước của Quỹ Hỗ trợ nông dân
1. Quỹ Hỗ trợ nông dân là Quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách, trực thuộc cơ quan Hội Nông dân các cấp; hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận, bảo toàn và phát triển vốn; thực hiện chức năng, nhiệm vụ theo quy định tại Nghị định này.
2. Quỹ Hỗ trợ nông dân có tư cách pháp nhân, có vốn điều lệ, có con dấu, được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước, Ngân hàng Chính sách xã hội và các ngân hàng thương mại hoạt động hợp pháp tại Việt Nam theo quy định của pháp luật.
3. Quỹ Hỗ trợ nông dân thực hiện nghĩa vụ với ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật về thuế và các quy định pháp luật khác có liên quan.
Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì Quỹ Hỗ trợ nông dân có con dấu, có tư cách pháp nhân, có vốn điều lệ.
Ngoài ra, Quỹ Hỗ trợ nông dân được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước, Ngân hàng Chính sách xã hội và các ngân hàng thương mại hoạt động hợp pháp tại Việt Nam theo quy định của pháp luật.
Nguồn vốn hoạt động của Quỹ Hỗ trợ nông dân bao gồm những gì? Quỹ hỗ trợ nông dân có con dấu không? (Hình từ Internet)
Quỹ Hỗ trợ nông dân phải trích lập dự phòng rủi ro đối với hoạt động cho vay để đảm bảo an toàn vốn hoạt động đúng không?
Trách nhiệm và quyền hạn của Quỹ Hỗ trợ nông dân trong việc đảm bảo an toàn vốn hoạt động được quy định tại Điều 32 Nghị định 37/2023/NĐ-CP như sau:
Bảo đảm an toàn vốn của Quỹ Hỗ trợ nông dân
Quỹ Hỗ trợ nông dân có trách nhiệm thực hiện các quy định về đảm bảo an toàn vốn hoạt động như sau:
1. Quản lý, sử dụng vốn, tài sản, phân phối chênh lệch thu chi, chế độ quản lý tài chính, chế độ kế toán, kiểm toán theo quy định tại Nghị định này và hướng dẫn của Bộ Tài chính.
2. Thực hiện các quy định về giới hạn cho vay theo quy định tại Nghị định này.
3. Trích lập dự phòng rủi ro đối với hoạt động cho vay theo quy định tại Nghị định này.
4. Mua bảo hiểm tài sản đối với tài sản mà pháp luật quy định phải mua bảo hiểm theo quy định của pháp luật.
5. Xử lý giá trị tài sản tổn thất theo quy định tại khoản 4 Điều 31 Nghị định này.
6. Các biện pháp khác về bảo đảm an toàn vốn theo quy định của pháp luật.
Như vậy, Quỹ Hỗ trợ nông dân có trách nhiệm trích lập dự phòng rủi ro đối với hoạt động cho vay để đảm bảo an toàn vốn hoạt động.
Trách nhiệm và quyền hạn của Quỹ Hỗ trợ nông dân được quy định như thế nào?
Trách nhiệm và quyền hạn của Quỹ Hỗ trợ nông dân được quy định tại Điều 5 Nghị định 37/2023/NĐ-CP như sau:
(1) Trách nhiệm của Quỹ Hỗ trợ nông dân:
- Tuân thủ quy định tại Nghị định 37/2023/NĐ-CP và các quy định của pháp luật có liên quan đến hoạt động của Quỹ Hỗ trợ nông dân;
- Thực hiện các quy định về lập, chấp hành, quyết toán, kiểm toán ngân sách nhà nước đối với phần vốn ngân sách nhà nước tại Quỹ Hỗ trợ nông dân;
- Chịu sự thanh tra, kiểm tra, kiểm toán của các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền; cung cấp số liệu, công bố công khai về tình hình tài chính theo quy định tại Nghị định 37/2023/NĐ-CP và pháp luật có liên quan.
(2) Quyền hạn của Quỹ Hỗ trợ nông dân:
- Tổ chức hoạt động phù hợp với mục tiêu, phạm vi hoạt động của Quỹ Hỗ trợ nông dân;
- Được lựa chọn các phương án vay vốn đáp ứng đủ điều kiện để cho vay theo quy định tại Nghị định này;
- Được tuyển chọn, bố trí, đào tạo và sử dụng lao động theo quy định tại Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ Hỗ trợ nông dân và các quy định của pháp luật có liên quan;
- Được từ chối yêu cầu cung cấp thông tin hoặc sử dụng nguồn lực của Quỹ Hỗ trợ nông dân nếu yêu cầu đó trái với quy định của pháp luật và trái với Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ Hỗ trợ nông dân;
- Được liên hệ, phối hợp với các cơ quan chức năng, các đơn vị, cá nhân có liên quan để vận động nguồn vốn hợp pháp tài trợ cho hoạt động của Quỹ Hỗ trợ nông dân.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Biên bản kiểm tra hàng hóa trước khi giao hàng theo hợp đồng mua bán hàng hóa? Tải mẫu tại đâu?
- Mẫu Chương trình Đại hội chi bộ có trù bị mới nhất? Đại biểu dự đại hội đại biểu đảng bộ các cấp gồm những người nào?
- Cúng tất niên 2025 ngày nào tốt? Ngày đẹp cúng tất niên 2025? Người dân có được sử dụng pháo hoa Tết Âm lịch 2025 không?
- Mẫu Chứng thư giám định chất lượng phế liệu sắt thép gang nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất theo QCVN?
- Thuyết minh về ngày Tết cổ truyền hay, chọn lọc? Mẫu thuyết minh về ngày Tết cổ truyền? Học sinh tiểu học có những quyền gì?