Nguồn vốn đầu tư phát triển công nghiệp quốc phòng gồm những nguồn nào? Nhân lực phục vụ tại cơ sở công nghiệp quốc phòng gồm những ai?
Nguồn vốn đầu tư phát triển công nghiệp quốc phòng gồm những nguồn nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 16 Pháp lệnh Công nghiệp quốc phòng năm 2008 quy định về Nguồn vốn đầu tư phát triển công nghiệp quốc phòng như sau:
Nguồn vốn đầu tư phát triển công nghiệp quốc phòng
1. Nguồn vốn đầu tư phát triển công nghiệp quốc phòng bao gồm:
a) Ngân sách nhà nước;
b) Quỹ phát triển sản xuất của các cơ sở công nghiệp quốc phòng nòng cốt;
c) Đầu tư từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tham gia xây dựng và phát triển công nghiệp quốc phòng.
...
Theo quy định trên, nguồn vốn đầu tư phát triển công nghiệp quốc phòng bao gồm:
- Ngân sách nhà nước;
- Quỹ phát triển sản xuất của các cơ sở công nghiệp quốc phòng nòng cốt;
- Đầu tư từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tham gia xây dựng và phát triển công nghiệp quốc phòng.
Nguồn vốn đầu tư phát triển công nghiệp quốc phòng (Hình từ Internet)
Việc quản lý, sử dụng nguồn vốn đầu tư phát triển công nghiệp quốc phòng phải thực hiện như thế nào?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 16 Pháp lệnh Công nghiệp quốc phòng năm 2008 quy định về Nguồn vốn đầu tư phát triển công nghiệp quốc phòng như sau:
Nguồn vốn đầu tư phát triển công nghiệp quốc phòng
...
2. Nhà nước bảo đảm ngân sách cho nhiệm vụ nghiên cứu, sản xuất, sửa chữa lớn, cải tiến, hiện đại hoá vũ khí, trang bị kỹ thuật quân sự, vật tư kỹ thuật và các sản phẩm khác phục vụ quốc phòng, an ninh.
3. Việc quản lý, sử dụng nguồn vốn đầu tư phát triển công nghiệp quốc phòng phải thực hiện theo kế hoạch và quy định của pháp luật.
Theo đó, Nhà nước bảo đảm ngân sách cho nhiệm vụ nghiên cứu, sản xuất, sửa chữa lớn, cải tiến, hiện đại hoá vũ khí, trang bị kỹ thuật quân sự, vật tư kỹ thuật và các sản phẩm khác phục vụ quốc phòng, an ninh.
Việc quản lý, sử dụng nguồn vốn đầu tư phát triển công nghiệp quốc phòng phải thực hiện theo kế hoạch xây dựng và phát triển công nghiệp quốc phòng tại Điều 12 Pháp lệnh Công nghiệp quốc phòng năm 2008 và quy định của pháp luật, cụ thể:
Kế hoạch xây dựng và phát triển công nghiệp quốc phòng
1. Kế hoạch xây dựng và phát triển công nghiệp quốc phòng phải tuân thủ nguyên tắc được quy định tại Điều 4 Pháp lệnh này và đáp ứng các yêu cầu sau đây:
a) Khai thác, sử dụng có hiệu quả mọi tiềm năng và nguồn lực của đất nước để xây dựng và phát triển công nghiệp quốc phòng; bảo đảm vũ khí, trang bị kỹ thuật quân sự ngày càng hiện đại, tiên tiến;
b) Bảo đảm cân đối, đồng bộ, có quy mô hợp lý, được bố trí phù hợp tại các địa bàn chiến lược;
c) Phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
2. Căn cứ để xây dựng kế hoạch xây dựng và phát triển công nghiệp quốc phòng bao gồm:
a) Nhiệm vụ quốc phòng, an ninh và nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước;
b) Chiến lược bảo đảm vũ khí, trang bị kỹ thuật quân sự cho lực lượng vũ trang nhân dân;
c) Quy hoạch hệ thống các công trình quốc phòng, khu quân sự, kho đạn dược, công nghiệp quốc phòng;
d) Kế hoạch phát triển công nghiệp quốc gia, khả năng cân đối các nguồn lực đầu tư của Nhà nước cho xây dựng và phát triển công nghiệp quốc phòng.
3. Nội dung kế hoạch xây dựng và phát triển công nghiệp quốc phòng bao gồm:
a) Xác định mục tiêu, nhiệm vụ, chương trình, dự án trọng điểm;
b) Tổ chức hệ thống cơ sở công nghiệp quốc phòng;
c) Cân đối các nguồn lực, điều kiện bảo đảm, giải pháp thực hiện.
Nhân lực phục vụ tại cơ sở công nghiệp quốc phòng gồm những ai?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 17 Pháp lệnh Công nghiệp quốc phòng năm 2008 quy định về Nguồn vốn đầu tư phát triển công nghiệp quốc phòng như sau:
Nhân lực phục vụ công nghiệp quốc phòng
1. Nhân lực phục vụ tại cơ sở công nghiệp quốc phòng nòng cốt bao gồm:
a) Những người có ngành nghề và trình độ chuyên môn phù hợp với nhu cầu sử dụng, đủ tiêu chuẩn về phẩm chất, đạo đức, sức khỏe, có nguyện vọng và được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền tuyển dụng;
b) Cán bộ, công chức và công nhân trong và ngoài quân đội được cấp có thẩm quyền điều động vào phục vụ trong tình trạng chiến tranh và tình trạng khẩn cấp về quốc phòng;
c) Lao động hợp đồng.
2. Nhân lực phục vụ tại cơ sở công nghiệp động viên và tổ chức tham gia hoạt động công nghiệp quốc phòng được thực hiện theo pháp luật động viên công nghiệp và pháp luật lao động.
Như vậy, nhân lực phục vụ tại cơ sở công nghiệp quốc phòng nòng cốt bao gồm:
- Những người có ngành nghề và trình độ chuyên môn phù hợp với nhu cầu sử dụng, đủ tiêu chuẩn về phẩm chất, đạo đức, sức khỏe, có nguyện vọng và được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền tuyển dụng;
- Cán bộ, công chức và công nhân trong và ngoài quân đội được cấp có thẩm quyền điều động vào phục vụ trong tình trạng chiến tranh và tình trạng khẩn cấp về quốc phòng;
- Lao động hợp đồng.
Nhân lực phục vụ tại cơ sở công nghiệp động viên và tổ chức tham gia hoạt động công nghiệp quốc phòng được thực hiện theo pháp luật động viên công nghiệp và pháp luật lao động.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Powerpoint họp phụ huynh đầu năm 2025? Mẫu PowerPoint họp phụ huynh đầu năm 2025 đẹp, chi tiết nhất?
- Năm 2025, Chủ tịch xã có được tịch thu phương tiện vi phạm giao thông theo Nghị định mới không?
- Đỗ xe cách vỉa hè 25cm có bị phạt? Đỗ xe ô tô cách lề đường, vỉa hè bao nhiêu thì không bị phạt?
- Hướng dẫn viết đơn đề nghị cấp phép xây dựng theo Nghị định 175 thay thế Nghị định 15 chi tiết?
- Lời chúc thọ người cao tuổi hay nhất 70, 80, 90, 100 tuổi năm 2025? Câu chúc mừng thọ ngắn gọn, ý nghĩa?