Nguồn thu dự kiến khi bán toàn bộ doanh nghiệp do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ không đủ để chi trả các chi phí theo quy định thì cần xử lý ra sao?
- Việc quyết toán chi phí bán toàn bộ doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ do Thủ tưởng Chính phủ ra quyết định thành lập do cơ quan nào thực hiện?
- Số tiền thu được từ việc bán toàn bộ doanh nghiệp do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ được dùng để chi trả những chi phí nào?
- Trường hợp nguồn thu dự kiến khi bán toàn bộ doanh nghiệp không đủ để chi trả các chi phí theo quy định thì cần xử lý ra sao?
Việc quyết toán chi phí bán toàn bộ doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ do Thủ tưởng Chính phủ ra quyết định thành lập do cơ quan nào thực hiện?
Căn cứ Điều 27 Nghị định 23/2022/NĐ-CP quy định về việc quyết toán chi phí bán toàn bộ doanh nghiệp như sau:
Trách nhiệm trong tổ chức thực hiện bán toàn bộ doanh nghiệp
1. Trách nhiệm của Thủ tướng Chính phủ và cơ quan đại diện chủ sở hữu khi bán doanh nghiệp do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập:
a) Thủ tướng Chính phủ phê duyệt phương án bán toàn bộ doanh nghiệp theo đề nghị của cơ quan đại diện chủ sở hữu, trên cơ sở ý kiến thẩm định của Bộ Tài chính và ý kiến của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Nội vụ, Bộ Tư pháp, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ quản lý ngành.
b) Cơ quan đại diện chủ sở hữu quyết định lựa chọn tổ chức tài chính trung gian tư vấn định giá, ký hợp đồng hoặc ủy quyền cho doanh nghiệp ký kết hợp đồng tư vấn định giá; quyết định lựa chọn và ký hợp đồng thuê dịch vụ đấu giá doanh nghiệp; phê duyệt phương án sử dụng lao động đang quản lý và giải quyết lao động dôi dư; công bố giá trị doanh nghiệp; trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Phương án bán doanh nghiệp; phê duyệt quyết toán tài chính, quyết toán chi phí bán toàn bộ doanh nghiệp, quyết toán kinh phí hỗ trợ cho người lao động dôi dư, quyết toán số tiền thu từ việc bán toàn bộ doanh nghiệp; phê duyệt kết quả bán và ký hợp đồng mua bán toàn bộ doanh nghiệp; thông báo về việc hoàn thành bán toàn bộ doanh nghiệp;
c) Cơ quan đại diện chủ sở hữu giải quyết những vướng mắc, khiếu nại, tố cáo liên quan đến việc bán toàn bộ doanh nghiệp theo thẩm quyền và theo quy định của pháp luật hiện hành; xem xét, quyết định xử lý các khoản chi phí bán doanh nghiệp trong trường hợp không bán được hoặc dừng bán toàn bộ doanh nghiệp;
d) Cơ quan đại diện chủ sở hữu hướng dẫn, kiểm tra, giám sát quá trình bán toàn bộ doanh nghiệp theo các nội dung quy định tại Điều 25, Điều 26 và Điều 29 Nghị định này.
...
Theo quy định trên thì đối với doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập thì công tác quyết toán chi phí bán toàn bộ tài sản sẽ do cơ quan đại diện chủ sở hữu thực hiện.
Trường hợp nguồn thu dự kiến khi bán toàn bộ doanh nghiệp không đủ để chi trả các chi phí theo quy định thì cần xử lý ra sao? (Hình từ Internet)
Số tiền thu được từ việc bán toàn bộ doanh nghiệp do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ được dùng để chi trả những chi phí nào?
Căn cứ Điều 31 Nghị định 23/2022/NĐ-CP quy định về việc quản lý và sử dụng số tiền bán toàn bộ doanh nghiệp như sau:
Quản lý và sử dụng số tiền bán toàn bộ doanh nghiệp
Số tiền thu từ bán toàn bộ doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ sau khi trừ các chi phí bán toàn bộ doanh nghiệp, chi phí thực hiện chính sách đối với người lao động và người giữ chức danh lãnh đạo quản lý được nộp về ngân sách trung ương và ngân sách địa phương theo quy định của Chính phủ.
Như vậy, số tiền thu được từ việc bán toàn bộ doanh nghiệp do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ được dùng để chi trả các chi phí:
- Chi phí bán toàn bộ doanh nghiệp;
- Chi phí thực hiện chính sách đối với người lao động và người giữ chức danh lãnh đạo quản lý.
Sau khi trừ các chi phí trên thì số tiền còn lại từ việc bán toàn bộ doanh nghiệp sẽ được nộp về ngân sách trung ương và ngân sách địa phương theo quy định của Chính phủ.
Trường hợp nguồn thu dự kiến khi bán toàn bộ doanh nghiệp không đủ để chi trả các chi phí theo quy định thì cần xử lý ra sao?
Căn cứ Điều 30 Nghị định 23/2022/NĐ-CP quy định về trường hợp nguồn thu dự kiến khi bán toàn bộ doanh doanh nghiệp không đủ để chi trả các chi phí theo quy định như sau:
Chi phí bán toàn bộ doanh nghiệp
...
4. Trong trường hợp không bán được hoặc dừng bán toàn bộ doanh nghiệp hoặc nguồn thu dự kiến khi thực hiện bán toàn bộ doanh nghiệp không đủ bù đắp chi phí thực hiện, cơ quan đại diện chủ sở hữu xem xét, quyết định xử lý các khoản chi phí bán doanh nghiệp hạch toán vào chi phí của doanh nghiệp và doanh nghiệp không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp nếu tiếp tục duy trì là doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ. Nếu doanh nghiệp thực hiện sắp xếp theo các hình thức khác, cơ quan đại diện chủ sở hữu có văn bản đề nghị Bộ Tài chính bố trí ngân sách bù đắp chi phí bán kèm theo các hồ sơ chứng từ có liên quan.
Theo quy định trên, trong trường hợp nguồn thu dự kiến khi thực hiện bán toàn bộ doanh nghiệp không đủ bù đắp chi phí thực hiện thì cơ quan đại diện chủ sở hữu xem xét, quyết định xử lý các khoản chi phí bán doanh nghiệp hạch toán vào chi phí của doanh nghiệp và doanh nghiệp không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp nếu tiếp tục duy trì là doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.
Nếu doanh nghiệp thực hiện sắp xếp theo các hình thức khác, cơ quan đại diện chủ sở hữu có văn bản đề nghị Bộ Tài chính bố trí ngân sách bù đắp chi phí bán kèm theo các hồ sơ chứng từ có liên quan.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Luật Tổ chức chính quyền địa phương mới nhất? Phân loại đơn vị hành chính theo Luật Tổ chức chính quyền địa phương mới nhất?
- Học viện Công an nhân dân có thuộc đối tượng trang bị vũ khí thể thao không? Vũ khí thể thao được sử dụng khi nào?
- Chức năng của Trung tâm Y tế huyện là gì? Cơ cấu tổ chức của Trung tâm Y tế huyện như thế nào theo Thông tư 32?
- Người hành nghề công tác xã hội vi phạm đạo đức nghề nghiệp có bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hành nghề không?
- Mẫu phiếu khảo sát thông tin giá dịch vụ khám chữa bệnh mới nhất? Thông tin về giá của dịch vụ khám chữa bệnh phải được thu tập trong bao lâu?