Nguồn tài chính của đơn vị sự nghiệp công tự bảo đảm chi thường xuyên lấy từ ngân sách nhà nước có bao gồm khoản ngân sách cấp cho các nhiệm vụ không thường xuyên hay không?
- Dịch vụ sự nghiệp công của các đơn vị sự nghiệp công bao gồm những hoạt động trong lĩnh vực nào?
- Đơn vị sự nghiệp công tự bảo đảm chi thường xuyên được xếp vào đơn vị nhóm 2 khi đáp ứng những điều kiện nào?
- Nguồn tài chính của đơn vị sự nghiệp công tự bảo đảm chi thường xuyên lấy từ ngân sách nhà nước có bao gồm khoản ngân sách cấp cho các nhiệm vụ không thường xuyên hay không?
Dịch vụ sự nghiệp công của các đơn vị sự nghiệp công bao gồm những hoạt động trong lĩnh vực nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 3 Nghị định 60/2021/NĐ-CP định nghĩa dịch vụ sự nghiệp công như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
2. “Dịch vụ sự nghiệp công” là dịch vụ sự nghiệp trong các lĩnh vực giáo dục đào tạo; giáo dục nghề nghiệp; y tế - dân số; văn hóa, thể thao và du lịch; thông tin và truyền thông; khoa học và công nghệ; các hoạt động kinh tế và lĩnh vực khác (gồm: nông nghiệp và phát triển nông thôn, tài nguyên và môi trường, giao thông vận tải, công thương, xây dựng, tư pháp, lao động thương binh và xã hội, sự nghiệp khác).
Có thể hiểu dịch vụ sự nghiệp công là dịch vụ sự nghiệp được thực hiện bởi các đơn vị sự nghiệp công, thuộc các lĩnh vực nói trên.
Nguồn tài chính của đơn vị sự nghiệp công tự bảo đảm chi thường xuyên lấy từ ngân sách nhà nước có bao gồm khoản ngân sách cấp cho các nhiệm vụ không thường xuyên hay không?
Đơn vị sự nghiệp công tự bảo đảm chi thường xuyên được xếp vào đơn vị nhóm 2 khi đáp ứng những điều kiện nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 9 Nghị định 60/2021/NĐ-CP quy định về phân loại mức tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công, trong đó:
Phân loại mức tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công
..
2. Đơn vị sự nghiệp công tự bảo đảm chi thường xuyên (sau đây gọi là đơn vị nhóm 2) là đơn vị đáp ứng một trong các điều kiện sau:
a) Đơn vị có mức tự bảo đảm kinh phí chi thường xuyên xác định theo phương án quy định tại Điều 10 Nghị định này bằng hoặc lớn hơn 100% và chưa tự bảo đảm chi đầu tư từ nguồn Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp, nguồn thu phí được để lại chi theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí, các nguồn tài chính hợp pháp khác theo quy định của pháp luật;
b) Đơn vị thực hiện cung cấp dịch vụ sự nghiệp công thuộc danh mục dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước, được Nhà nước đặt hàng hoặc đấu thầu cung cấp dịch vụ sự nghiệp công theo giá tính đủ chi phí (không bao gồm khấu hao tài sản cố định).
Theo đó, trường hợp đơn vị sự nghiệp công tự bảo đảm chi thường xuyên đáp ứng được một trong những điều kiện tại khoản 2 Điều này thì được xếp vào đơn vị nhóm 2.
Nguồn tài chính của đơn vị sự nghiệp công tự bảo đảm chi thường xuyên lấy từ ngân sách nhà nước có bao gồm khoản ngân sách cấp cho các nhiệm vụ không thường xuyên hay không?
Căn cứ Điều 11 Nghị định 60/2021/NĐ-CP có quy định nguồn tài chính của đơn vị sự nghiệp công tự bảo đảm chi thường xuyên thuộc đơn vị nhóm 2 bao gồm:
Nguồn tài chính của đơn vị
1. Nguồn ngân sách nhà nước
a) Kinh phí cung cấp hoạt động dịch vụ sự nghiệp công thuộc danh mục dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước, bao gồm cả nguồn ngân sách nhà nước đặt hàng hoặc đấu thầu cung cấp dịch vụ sự nghiệp công theo quy định;
b) Kinh phí chi thường xuyên thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ khi được cơ quan có thẩm quyền tuyển chọn hoặc giao trực tiếp theo quy định của pháp luật về khoa học và công nghệ;
c) Kinh phí chi thường xuyên thực hiện các nhiệm vụ Nhà nước giao (nếu có), gồm: Kinh phí thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia; kinh phí vốn đối ứng thực hiện các dự án có nguồn vốn nước ngoài theo quyết định của cấp có thẩm quyền; kinh phí thực hiện nhiệm vụ được cơ quan có thẩm quyền giao; kinh phí được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền giao cho đơn vị sự nghiệp công để thực hiện nhiệm vụ cung cấp dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước trong trường hợp chưa có định mức kinh tế - kỹ thuật và đơn giá để đặt hàng;
d) Vốn đầu tư phát triển của dự án đầu tư xây dựng cơ bản được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật đầu tư công (nếu có). Riêng đối với đơn vị nhóm 1, Nhà nước xem xét bố trí vốn cho các dự án đầu tư xây dựng cơ bản đang triển khai dở dang theo quyết định của cấp có thẩm quyền hoặc bố trí cho các dự án đầu tư xây dựng cơ bản mới thuộc kế hoạch đầu tư công trung hạn được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Đơn vị sự nghiệp công quản lý, sử dụng vốn đầu tư phát triển theo quy định tại Điều 7 Nghị định này.
2. Nguồn thu hoạt động sự nghiệp
a) Thu từ hoạt động dịch vụ sự nghiệp công;
b) Thu từ hoạt động sản xuất, kinh doanh; hoạt động liên doanh, liên kết với các tổ chức, cá nhân theo đúng quy định của pháp luật và được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt đề án phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của đơn vị sự nghiệp công;
c) Thu từ cho thuê tài sản công: Đơn vị thực hiện đầy đủ quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công và phải được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt đề án cho thuê tài sản công.
3. Nguồn thu phí được để lại đơn vị sự nghiệp công để chi theo quy định của pháp luật về phí, lệ phí.
4. Nguồn vốn vay; vốn viện trợ, tài trợ theo quy định của pháp luật.
5. Nguồn thu khác theo quy định của pháp luật (nếu có).
Đối chiếu với quy định về nguồn tài chính của đơn vị sự nghiệp công được quy định tại khoản 1 Điều 12 Nghị định 16/2015/NĐ-CP cụ thể như sau:
Tự chủ tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư
1. Nguồn tài chính của đơn vị
a) Nguồn thu từ hoạt động dịch vụ sự nghiệp công, bao gồm cả nguồn ngân sách nhà nước đặt hàng cung cấp dịch vụ sự nghiệp công theo giá tính đủ chi phí;
b) Nguồn thu phí theo pháp luật về phí, lệ phí được để lại chi theo quy định (phần được để lại chi thường xuyên và chi mua sắm, sửa chữa lớn trang thiết bị, tài sản phục vụ công tác thu phí);
c) Nguồn thu khác theo quy định của pháp luật (nếu có);
d) Nguồn ngân sách nhà nước cấp cho các nhiệm vụ không thường xuyên (nếu có), gồm: Kinh phí thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ (đối với đơn vị không phải là tổ chức khoa học công nghệ); kinh phí các chương trình mục tiêu quốc gia; chương trình, dự án, đề án khác; kinh phí đối ứng thực hiện các dự án theo quyết định của cấp có thẩm quyền; vốn đầu tư phát triển; kinh phí mua sắm trang thiết bị phục vụ hoạt động sự nghiệp theo dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt; kinh phí thực hiện nhiệm vụ đột xuất được cơ quan có thẩm quyền giao;
đ) Nguồn vốn vay, viện trợ, tài trợ theo quy định của pháp luật.
Từ những quy định trên, có thể thấy theo quy định ở Nghị định 16/2015/NĐ-CP (hết hiệu lực vào ngày 15/8/2021), nguồn tài chính để đơn vị sự nghiệp công thực hiện các nhiệm vụ không thường xuyên được quy định thành nhóm, bao gồm các kinh phí thực hiện các nhiệm vụ, dự án,... quy định tại điểm c khoản 1 Điều 12 Nghị định này.
Tuy nhiên, sang đến Nghị định 60/2021/NĐ-CP, việc phân nhóm các nội dung cung cấp kinh phí từ ngân sách nhà nước cho đơn vị sự nghiệp công đã có sự thay đổi, mặc dù vẫn có những nội dung như ở quy định cũ nhưng đã có bổ sung thêm các nội dung như kinh phí vốn đối ứng thực hiện các dự án có nguồn vốn nước ngoài theo quyết định của cấp có thẩm quyền.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Điều lệ quỹ từ thiện mới nhất? Tải mẫu? Nội dung cơ bản của điều lệ quỹ từ thiện bao gồm những gì?
- Lỗi chở quá số người quy định xe ô tô 2025? Mức phạt lỗi chở quá số người quy định? Có bị trừ điểm GPLX?
- Thống nhất về dự thảo Nghị quyết xử lý sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước tại Nghị quyết 15/NQ-CP?
- Mẫu bài phát biểu chúc Tết Nguyên đán của Hiệu trưởng hay và ý nghĩa? Tham khảo mẫu bài phát biểu?
- Lùi xe trên đường 1 chiều phạt bao nhiêu? Lỗi lùi xe trên đường 1 chiều ô tô, xe máy theo Nghị định 168?