Nguồn phóng xạ kín được chế tạo dưới dạng nào? Cá nhân vận chuyển nguồn phóng xạ bằng đường bộ thì phải có trách nhiệm như thế nào?

Tôi có câu hỏi là Nguồn phóng xạ kín được chế tạo dưới dạng nào? Cá nhân vận chuyển nguồn phóng xạ bằng đường bộ thì phải có trách nhiệm như thế nào? Tôi mong mình nhận được câu trả lời sớm. Câu hỏi của anh Đ.L đến từ Đồng Nai.

Nguồn phóng xạ kín được chế tạo dưới dạng nào?

Nguồn phóng xạ kín được chế tạo dưới dạng nào, thì theo quy định tại khoản 2 Điều 2 Thông tư 01/2019/TT-BKHCN thì nguồn phóng xạ kín là chất phóng xạ được kết cấu kín bằng lớp vỏ bọc có cấu trúc đặc biệt hoặc được chế tạo dưới dạng một khối rắn bảo đảm không cho chất phóng xạ thoát ra môi trường trong điều kiện làm việc bình thường và trong các trường hợp sự cố có thể xảy ra.

Như vậy, nguồn phóng xạ kín được chế tạo dưới dạng một khối rắn bảo đảm không cho chất phóng xạ thoát ra môi trường trong điều kiện làm việc bình thường và trong các trường hợp sự cố có thể xảy ra.

nguồn phóng xạ

Nguồn phóng xạ kín được chế tạo dưới dạng nào? (Hình từ Internet)

Các mức an ninh nguồn phóng xạ áp dụng với nguồn phóng xạ nào?

Các mức an ninh nguồn phóng xạ áp dụng với nguồn phóng xạ được quy định tại khoản 2 Điều 4 Thông tư 01/2019/TT-BKHCN như sau:

Mức an ninh nguồn phóng xạ
1. Căn cứ vào mức độ nguy hiểm của các nguồn phóng xạ và nguy cơ tiềm ẩn có thể xảy ra cho con người, môi trường, yêu cầu bảo đảm an ninh được chia thành 4 mức A, B, C và D, trong đó mức an ninh A tương ứng với nhóm nguồn phóng xạ có mức độ nguy hiểm và nguy cơ tiềm ẩn cao nhất, mức an ninh D tương ứng với nhóm nguồn phóng xạ có mức độ nguy hiểm và nguy cơ tiềm ẩn thấp nhất.
2. Các mức an ninh A, B, C và D tương ứng với các nhóm nguồn phóng xạ được quy định tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 6:2010/BKHCN về An toàn bức xạ - Phân nhóm và phân loại nguồn phóng xạ ban hành kèm theo Thông tư số 24/2010/TT-BKHCN ngày 29 tháng 12 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ:
a) Mức an ninh A áp dụng đối với các nguồn phóng xạ nhóm 1;
b) Mức an ninh B áp dụng đối với các nguồn phóng xạ nhóm 2;
c) Mức an ninh C áp dụng đối với các nguồn phóng xạ nhóm 3;
d) Mức an ninh D áp dụng đối với các nguồn phóng xạ nhóm 4, nhóm 5.

Như vậy, theo quy định trên thì các mức an ninh nguồn phóng xạ áp dụng với nguồn phóng xạ như sau:

- Mức an ninh A áp dụng đối với các nguồn phóng xạ nhóm 1;

- Mức an ninh B áp dụng đối với các nguồn phóng xạ nhóm 2;

- Mức an ninh C áp dụng đối với các nguồn phóng xạ nhóm 3;

- Mức an ninh D áp dụng đối với các nguồn phóng xạ nhóm 4, nhóm 5.

Cá nhân vận chuyển nguồn phóng xạ bằng đường bộ thì phải có trách nhiệm như thế nào?

Cá nhân vận chuyển nguồn phóng xạ bằng đường bộ thì phải có trách nhiệm theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Thông tư 01/2019/TT-BKHCN như sau:

Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong vận chuyển nguồn phóng xạ
1. Tổ chức, cá nhân vận chuyển nguồn phóng xạ bằng đường bộ, đường sắt, và đường thủy nội địa có trách nhiệm:
a) Tuân theo các quy định về vận chuyển an toàn hàng hóa nguy hiểm theo quy định của pháp luật Việt Nam và các quy định của điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên;
b) Xây dựng và thực hiện Kế hoạch bảo đảm an ninh nguồn phóng xạ trong quá trình vận chuyển theo Mẫu tương ứng quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Tổ chức, cá nhân vận chuyển nguồn phóng xạ bằng đường hàng không có trách nhiệm tuân theo các quy định về vận chuyển an toàn hàng hóa nguy hiểm bằng đường hàng không theo quy định của pháp luật Việt Nam và các quy định của điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
3. Trường hợp xảy ra sự cố trong quá trình vận chuyển nguồn phóng xạ, tổ chức, cá nhân phải:
a) Áp dụng các biện pháp ứng phó kịp thời, điều tra nguyên nhân, tìm biện pháp khắc phục;
b) Trong vòng 08 giờ kể từ khi phát hiện sự cố: thông báo cho Cục An toàn,bức xạ và hạt nhân, Cơ quan quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ cấp tỉnh nơi xảy ra sự cố và Cơ quan Công an nơi gần nhất bằng văn bản hoặc fax hoặc qua điện thoại;
c) Trong vòng 05 ngày làm việc kể từ khi phát hiện sự cố: gửi báo cáo bằng văn bản cho Cục An toàn bức xạ và hạt nhân, Cơ quan quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ cấp tỉnh nơi xảy ra sự cố và Cơ quan Công an gần nhất. Báo cáo phải trình bày rõ nguyên nhân, diễn biến sự việc, các biện pháp ứng phó đã được áp dụng, hậu quả, các biện pháp khắc phục hậu quả sẽ được áp dụng và kế hoạch thực hiện để tránh xảy ra sự việc tương tự.

Như vậy, theo quy định trên thì cá nhân vận chuyển nguồn phóng xạ bằng đường bộ thì phải có trách nhiệm sau:

- Tuân theo các quy định về vận chuyển an toàn hàng hóa nguy hiểm theo quy định của pháp luật Việt Nam và các quy định của điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên;

- Xây dựng và thực hiện Kế hoạch bảo đảm an ninh nguồn phóng xạ trong quá trình vận chuyển.

Nguồn phóng xạ Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Nguồn phóng xạ
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Nguồn phóng xạ, vật liệu hạt nhân bị thất lạc thì xử lý như thế nào? Nếu có vật thể bị nhiễm xạ thì sẽ xử lý ra sao?
Pháp luật
Nguồn phóng xạ, vật liệu hạt nhân được đảm bảo an ninh như thế nào? Chất thải phóng xạ đã qua sử dụng được xử lý như thế nào?
Pháp luật
Có bắt buộc điều kiện hóa đối với nguồn phóng xạ đã qua sử dụng hay không? Nguồn phóng xạ đã qua sử dụng được điều kiện hóa cần đáp ứng những gì?
Pháp luật
Chủ nguồn phóng xạ quản lý nguồn phóng xạ đã qua sử dụng bằng cách nào? Hồ sơ quản lý nguồn phóng xạ đã qua sử dụng gồm những nội dung gì?
Pháp luật
Nguồn phóng xạ đã qua sử dụng là gì? Nguyên tắc quản lý chất thải phóng xạ, nguồn phóng xạ đã qua sử dụng như thế nào?
Pháp luật
Cơ sở y tế có sinh viên thực tập chăm sóc người bệnh được điều trị bằng nguồn phóng xạ có trách nhiệm gì?
Pháp luật
Khai báo không đầy đủ thông tin của nguồn phóng xạ thì tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính thế nào?
Pháp luật
Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép sử dụng nguồn phóng xạ gồm những giấy tờ gì? Nộp hồ sơ bao lâu thì được cấp giấy phép?
Pháp luật
Để thực hiện thủ tục cấp giấy phép vận chuyển quá cảnh nguồn phóng xạ, tổ chức, cá nhân tiến hành công việc bức xạ phải đáp ứng những điều kiện gì?
Pháp luật
Cơ quan nào thực hiện thủ tục cấp giấy phép để tiến hành công việc lưu giữ tạm thời nguồn phóng xạ?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Nguồn phóng xạ
248 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Nguồn phóng xạ
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào