Nguồn nước mặt nội tỉnh là gì? Nguồn nước mặt nội tỉnh sẽ được phân vùng chức năng như thế nào?
Nguồn nước mặt nội tỉnh là gì?
Căn cứ theo khoản 7 Điều 2 Luật Tài nguyên nước 2023 quy định như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
4. Nước dưới đất là nước tồn tại trong các tầng chứa nước dưới đất ở đất liền, hải đảo, dưới đáy biển.
5. Nguồn nước mặt liên quốc gia là nguồn nước mặt phân bố trên lãnh thổ Việt Nam và lãnh thổ quốc gia khác.
6. Nguồn nước mặt liên tỉnh là nguồn nước mặt phân bố trên địa bàn từ hai tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên.
7. Nguồn nước mặt nội tỉnh là nguồn nước mặt phân bố trên địa bàn một tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
8. Lưu vực sông là vùng đất mà trong phạm vi đó nước mặt, nước dưới đất chảy tự nhiên vào sông và thoát ra một cửa chung hoặc thoát ra biển.
9. Lưu vực sông liên quốc gia là lưu vực sông nằm trên lãnh thổ Việt Nam và lãnh thổ quốc gia khác.
10. Lưu vực sông liên tỉnh là lưu vực sông nằm trên địa bàn từ hai tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên.
...
Theo đó, nguồn nước mặt nội tỉnh là nguồn nước mặt phân bố trên địa bàn một tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
Nguồn nước mặt nội tỉnh là gì? Nguồn nước mặt nội tỉnh sẽ được phân vùng chức năng như thế nào? (Hình từ Internet)
Nguồn nước mặt nội tỉnh sẽ được phân vùng chức năng như thế nào?
Căn cứ theo khoản 5 Điều 22 Luật Tài nguyên nước 2023 quy định như sau:
Chức năng nguồn nước
...
2. Chức năng nguồn nước là một trong các căn cứ để lựa chọn các giải pháp bảo vệ nguồn nước, cải tạo, phục hồi các nguồn nước bị suy thoái, cạn kiệt, ô nhiễm; quyết định việc chấp thuận, phê duyệt, cấp phép cho các dự án có xả nước thải vào nguồn nước theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
3. Chức năng nguồn nước được xác định căn cứ vào hiện trạng, nhu cầu khai thác, sử dụng nước của các ngành, địa phương, yêu cầu về bảo vệ, bảo tồn hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng, giá trị văn hóa, đa dạng sinh học, hệ sinh thái thủy sinh, tạo cảnh quan, môi trường, trữ, tiêu thoát lũ và khả năng đáp ứng của nguồn nước.
4. Nguồn nước mặt phải được phân vùng chức năng theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường để thực hiện các biện pháp bảo vệ nguồn nước.
5. Việc phân vùng chức năng nguồn nước mặt được xác định trong quy hoạch tổng hợp lưu vực sông liên tỉnh đối với nguồn nước mặt liên tỉnh và trong quy hoạch tỉnh đối với nguồn nước mặt nội tỉnh.
Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức rà soát chức năng nguồn nước trong quá trình rà soát quy hoạch tổng hợp lưu vực sông liên tỉnh; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức rà soát chức năng nguồn nước trong quy hoạch tỉnh. Trường hợp chưa có quy hoạch hoặc quy hoạch chưa thể hiện chức năng nguồn nước, Bộ Tài nguyên và Môi trường xác định, công bố chức năng đối với nguồn nước mặt liên tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xác định, công bố chức năng đối với nguồn nước mặt nội tỉnh.
...
Như vậy, nguồn nước mặt nội tỉnh sẽ phải được phân vùng chức năng theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường để thực hiện các biện pháp bảo vệ nguồn nước.
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm điều chỉnh danh mục nguồn nước mặt nội tỉnh không?
Căn cứ theo điểm đ khoản 1 Điều 80 Luật Tài nguyên nước 2023 quy định như sau:
Trách nhiệm quản lý nhà nước về tài nguyên nước của Ủy ban nhân dân các cấp
1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm sau đây:
a) Ban hành theo thẩm quyền và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về tài nguyên nước;
b) Tổ chức thực hiện Chiến lược tài nguyên nước quốc gia, quy hoạch tổng thể điều tra cơ bản tài nguyên nước, quy hoạch về tài nguyên nước; lập, tổ chức thực hiện phương án khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên nước, phòng, chống và khắc phục tác hại do nước gây ra trong quy hoạch tỉnh;
c) Xác định các nguồn nước bị suy thoái, cạn kiệt, ô nhiễm; tổ chức thực hiện kế hoạch bảo vệ nước dưới đất;
d) Tổ chức ứng phó, khắc phục sự cố ô nhiễm nguồn nước; theo dõi, phát hiện và tham gia giải quyết sự cố ô nhiễm nguồn nước liên quốc gia theo thẩm quyền;
đ) Cung cấp thông tin, số liệu để xây dựng kịch bản nguồn nước; ban hành, điều chỉnh danh mục nguồn nước mặt nội tỉnh;
e) Phổ biến, tuyên truyền, truyền thông về tài nguyên nước nhằm nâng cao nhận thức về bảo vệ tài nguyên nước, khai thác, sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả;
g) Quản lý hành lang bảo vệ nguồn nước; tổ chức giám sát tài nguyên nước theo phân cấp; báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường tình hình quản lý, khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên nước, phòng, chống và khắc phục tác hại do nước gây ra trên địa bàn;
...
Theo đó, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình sẽ có trách nhiệm ban hành, điều chỉnh danh mục nguồn nước mặt nội tỉnh.
Ngoài ra, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh còn thực hiện cung cấp thông tin, số liệu để xây dựng kịch bản nguồn nước theo quy định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Giá hợp đồng xây dựng theo chi phí cộng phí là gì? Điều kiện áp dụng giá hợp đồng xây dựng theo chi phí cộng phí?
- Tên gọi của hội cần phải bảo đảm những điều kiện nào? Tên gọi của hội được pháp luật quy định gồm những tên gọi nào?
- Tà dâm là gì? Dâm ô là gì? Mức phạt cao nhất cho hành vi dâm ô người dưới 16 tuổi là bao năm tù giam?
- Tải về mẫu biên bản nghị án sơ thẩm vụ án hình sự mới nhất hiện nay? Hướng dẫn viết biên bản nghị án sơ thẩm vụ án hình sự?
- Giết người là gì? Giết 11 người đi tù mấy năm? Bao nhiêu tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội giết người?