Nguồn kinh phí chi xử lý tang vật tịch thu do vi phạm hành chính được xử lý bán được quy định như thế nào?
- Nguồn kinh phí chi xử lý tang vật tịch thu do vi phạm hành chính được xử lý bán được quy định như thế nào?
- Nguồn kinh phí chi xử lý tang vật tịch thu do vi phạm hành chính được xử lý theo hình thức tiêu hủy được quy định ra sao?
- Tang vật bị tịch thu do vi phạm hành chính chuyển giao cho các cơ quan, đơn vị để lưu giữ thì nguồn kinh phí chi được chi trả thế nào?
Nguồn kinh phí chi xử lý tang vật tịch thu do vi phạm hành chính được xử lý bán được quy định như thế nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 10 Thông tư 173/2013/TT-BTC quy định về nguồn kinh phí như sau:
Nguồn kinh phí
1. Đối với tang vật, phương tiện bị tịch thu do vi phạm hành chính được xử lý bán thì nguồn kinh phí để chi cho các nội dung quy định tại Điều 9 của Thông tư này được sử dụng từ số tiền thu được do bán tang vật, phương tiện bị tịch thu do vi phạm hành chính. Trường hợp số tiền thu được không đủ để thanh toán các khoản chi phí thì các khoản chi còn thiếu được bố trí trong dự toán chi thường xuyên hàng năm của đơn vị được giao chủ trì quản lý, xử lý tang vật, phương tiện bị tịch thu do vi phạm hành chính để bảo đảm kinh phí thực hiện việc xử lý tang vật, phương tiện bị tịch thu do vi phạm hành chính.
...
Theo đó, đối với tang vật, phương tiện bị tịch thu do vi phạm hành chính được xử lý bán thì nguồn kinh phí để chi cho các nội dung chi được sử dụng từ số tiền thu được do bán tang vật, phương tiện bị tịch thu do vi phạm hành chính.
Trường hợp số tiền thu được không đủ để thanh toán các khoản chi phí thì các khoản chi còn thiếu được bố trí trong dự toán chi thường xuyên hàng năm của đơn vị được giao chủ trì quản lý, xử lý tang vật bị tịch thu do vi phạm hành chính để bảo đảm kinh phí thực hiện việc xử lý tang vật.
Xử lý tang vật tịch thu do vi phạm hành chính (Hình từ Internet)
Nguồn kinh phí chi xử lý tang vật tịch thu do vi phạm hành chính được xử lý theo hình thức tiêu hủy được quy định ra sao?
Theo khoản 2 Điều 10 Thông tư 173/2013/TT-BTC quy định về nguồn kinh phí như sau:
Nguồn kinh phí
...
2. Đối với tang vật, phương tiện bị tịch thu do vi phạm hành chính được xử lý theo hình thức tiêu hủy (trừ trường hợp tang vật vi phạm bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả buộc phải tiêu hủy theo quy định của Luật xử lý vi phạm hành chính) thì nguồn kinh phí để chi cho các nội dung quy định tại Điều 9 của Thông tư này được bố trí trong dự toán chi thường xuyên hàng năm của đơn vị được giao chủ trì quản lý, xử lý tang vật, phương tiện bị tịch thu do vi phạm hành chính để bảo đảm kinh phí thực hiện việc xử lý tang vật, phương tiện bị tịch thu do vi phạm hành chính.
...
Theo quy định trên, đối với tang vật bị tịch thu do vi phạm hành chính được xử lý theo hình thức tiêu hủy (trừ trường hợp tang vật vi phạm bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả buộc phải tiêu hủy theo quy định của Luật xử lý vi phạm hành chính) thì nguồn kinh phí để chi cho các nội dung chi được bố trí trong dự toán chi thường xuyên hàng năm của đơn vị được giao chủ trì quản lý, xử lý tang vật, phương tiện bị tịch thu do vi phạm hành chính để bảo đảm kinh phí thực hiện việc xử lý tang vật, phương tiện bị tịch thu do vi phạm hành chính.
Tang vật bị tịch thu do vi phạm hành chính chuyển giao cho các cơ quan, đơn vị để lưu giữ thì nguồn kinh phí chi được chi trả thế nào?
Căn cứ khoản 3 Điều 10 Thông tư 173/2013/TT-BTC quy định về nguồn kinh phí như sau:
Nguồn kinh phí
...
3. Đối với tang vật, phương tiện bị tịch thu do vi phạm hành chính chuyển giao cho các cơ quan, đơn vị để lưu giữ, quản lý hoặc chuyển giao cho các cơ quan, đơn vị để quản lý, sử dụng thì các chi phí phát sinh trước khi có quyết định phê duyệt phương án xử lý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền được bố trí trong dự toán chi thường xuyên hàng năm của đơn vị được giao chủ trì quản lý, xử lý tang vật, phương tiện bị tịch thu do vi phạm hành chính để bảo đảm kinh phí thực hiện việc xử lý tang vật, phương tiện bị tịch thu do vi phạm hành chính; các chi phí phát sinh từ khi có quyết định phê duyệt phương án xử lý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đến khi hoàn thành việc bàn giao do cơ quan, đơn vị tiếp nhận chi trả.
Như vậy, đối với tang vật tịch thu do vi phạm hành chính chuyển giao cho các cơ quan, đơn vị để lưu giữ thì các chi phí phát sinh trước khi có quyết định phê duyệt phương án xử lý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền được bố trí trong dự toán chi thường xuyên hàng năm của đơn vị được giao chủ trì quản lý, xử lý tang vật bị tịch thu để bảo đảm kinh phí thực hiện việc xử lý tang vật.
Và các chi phí phát sinh từ khi có quyết định phê duyệt phương án xử lý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đến khi hoàn thành việc bàn giao do cơ quan, đơn vị tiếp nhận chi trả.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cá nhân không cư trú phải nộp thuế thu nhập cá nhân trong trường hợp nào? Kỳ tính thuế đối với cá nhân không cư trú?
- Lời chúc năm mới bạn bè, đồng nghiệp? Tết Dương lịch tổ chức lễ hội phải đảm bảo nguyên tắc gì?
- Khi lựa chọn chủ đầu tư mà không có Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng thì người quyết định đầu tư có trách nhiệm gì?
- Tải về mẫu quyết định trả hồ sơ vụ án hình sự mới nhất? Hướng dẫn viết mẫu quyết định trả hồ sơ vụ án hình sự?
- Việc ứng tiền trước của người mua nhà ở xã hội được thực hiện như thế nào? Đối tượng nào được mua nhà ở xã hội?