Nguồn gen giống cây trồng bao gồm những loại nào? Bảo tồn nguồn gen giống cây trồng được quy định như thế nào?
Nguồn gen giống cây trồng bao gồm những loại nào?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 11 Luật Trồng trọt 2018 quy định như sau:
Khai thác, sử dụng nguồn gen giống cây trồng
1. Nguồn gen giống cây trồng bao gồm nguồn gen từ giống cây trồng đã được cấp quyết định công nhận lưu hành hoặc tự công bố lưu hành; giống cây trồng đã tồn tại phổ biến trong sản xuất, giống cây trồng đặc sản, giống cây trồng bản địa, giống cây trồng nhập khẩu chưa được cấp quyết định công nhận lưu hành hoặc tự công bố lưu hành.
2. Việc khai thác, sử dụng, nguồn gen giống cây trồng thực hiện theo quy định của Luật này và pháp luật về đa dạng sinh học.
Như vậy theo quy định trên nguồn gen giống cây trồng bao gồm:
- Nguồn gen từ giống cây trồng đã được cấp quyết định công nhận lưu hành hoặc tự công bố lưu hành.
- Nguồn gen từ giống cây trồng đã tồn tại phổ biến trong sản xuất, giống cây trồng đặc sản, giống cây trồng bản địa, giống cây trồng nhập khẩu chưa được cấp quyết định công nhận lưu hành hoặc tự công bố lưu hành.
Nguồn gen giống cây trồng bao gồm những loại nào? Bảo tồn nguồn gen giống cây trồng được quy định như thế nào? (Hình từ Internet)
Bảo tồn nguồn gen giống cây trồng được quy định như thế nào?
Căn cứ tại Điều 3 Nghị định 94/2019/NĐ-CP quy định về bảo tồn nguồn gen giống cây trồng như sau:
- Điều tra, thu thập nguồn gen giống cây trồng:
+ Cục Trồng trọt căn cứ nhu cầu và điều kiện thực tế đặt hàng cho tổ chức, cá nhân có năng lực và điều kiện phù hợp điều tra, thu thập định kỳ nguồn gen giống cây trồng.
+ Nguồn gen giống cây trồng được thu thập dưới dạng hạt giống, cây giống, hom giống, củ giống hoặc vật liệu di truyền của giống cây trồng phụ thuộc vào từng loài cây trồng.
+ Kết quả điều tra, thu thập phải được tư liệu hóa mô tả rõ các thông tin có liên quan đến việc điều tra, thu thập như địa điểm, thời gian, loại mẫu vật, số lượng, hình thức thu thập.
- Lưu giữ và xây dựng ngân hàng gen giống cây trồng:
+ Nguồn gen giống cây trồng được lưu giữ tại Trung tâm tài nguyên thực vật và các đơn vị mạng lưới của hệ thống bảo tồn tài nguyên thực vật trong cả nước theo đặt hàng của Cục Trồng trọt.
+ Tùy thuộc vào nguồn lực và điều kiện thực tế, việc lưu giữ có thể thực hiện theo một trong hai hoặc cả hai hình thức:
++ Lưu giữ chuyển chỗ (lưu giữ ex-situ) là lưu giữ ngoài phạm vi phát sinh của giống cây trồng trong điều kiện lạnh (trong kho lạnh, trong nitơ lạnh hoặc các hình thức bảo quản phù hợp khác khi có các công nghệ mới); hoặc trong ống nghiệm (lưu giữ in-vitro); hoặc vật liệu di truyền hoặc lưu giữ trên đồng ruộng;
++ Lưu giữ tại chỗ (lưu giữ in-situ) là lưu giữ ngay trong phạm vi phát sinh của giống cây trồng.
- Đánh giá nguồn gen giống cây trồng:
+ Đánh giá nguồn gen giống cây trồng bao gồm các hoạt động giải mã gen, đánh giá chỉ tiêu nông học, sinh học và giá trị sử dụng của nguồn gen giống cây trồng.
+ Căn cứ nhu cầu khai thác, sử dụng thông tin về nguồn gen giống cây trồng Cục Trồng trọt đặt hàng cho tổ chức, cá nhân có đủ năng lực thực hiện giải mã gen, đánh giá chỉ tiêu nông học, sinh học và giá trị của nguồn gen giống cây trồng.
- Thiết lập, bảo quản và chia sẻ dữ liệu về nguồn gen giống cây trồng:
+ Dữ liệu về nguồn gen giống cây trồng được tổ chức, cá nhân thực hiện các hoạt động quy định tại khoản 1, 2, 3 Điều 3 Nghị định 94/2019/NĐ-CP và tổ chức, cá nhân có liên quan (người cung cấp thông tin) thiết lập phục vụ quản lý, khai thác, sử dụng nguồn gen giống cây trồng.
+ Dữ liệu về nguồn gen giống cây trồng được lưu giữ dưới các hình thức phiếu điều tra, phiếu mô tả, phiếu đánh giá, tiêu bản, hình vẽ, bản đồ phân bố, ảnh, ấn phẩm thông tin, cơ sở dữ liệu dạng văn bản hoặc số hóa (bao gồm số liệu cơ bản về nguồn gen và các thông tin liên quan đến nguồn gen).
+ Dữ liệu về nguồn gen giống cây trồng được lưu giữ tại Trung tâm tài nguyên thực vật.
+ Chia sẻ về dữ liệu nguồn gen giống cây trồng quốc gia được thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành.
Nguồn gen giống cây công nghiệp và cây ăn quả (trừ hạt trong quả) nào bị cấm xuất khẩu?
Căn cứ tại Mục II Phụ lục I Danh mục nguồn gen giống cây trồng cấm xuất khẩu ban hành kèm theo Nghị định 94/2019/NĐ-CP quy định những nguồn gen giống cây công nghiệp và cây ăn quả sau cấm xuất khẩu:
- Nguồn gen giống chè: Các giống chè Shan bản địa.
- Nguồn gen giống cam: Cam Bù, cam Bố Hạ, cam Xã Đoài, cam Đường Canh.
- Nguồn gen giống bưởi: Bưởi Năm roi, Thanh Trà, Phúc Trạch, Đoan Hùng, Phú Diễn, Da xanh.
- Nguồn gen giống nhãn: Nhãn lồng Hưng Yên, nhãn tiêu Da bò, nhãn Xuồng cơm vàng.
- Nguồn gen giống vải thiều: Vải thiều Thanh Hà, vải thiều Hùng Long.
- Nguồn gen giống xoài: Xoài cát Hòa Lộc, xoài Cát Chu.
- Nguồn gen giống mơ: Mơ Hương Tích.
- Nguồn gen giống thanh long: Các giống thanh long bản địa.
- Nguồn gen giống sầu riêng: Sầu riêng Chín hóa, sầu riêng Ri-6.
- Sâm Ngọc Linh.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thời hạn sử dụng của đất trồng cây lâu năm theo hình thức giao đất tối đa hiện nay là bao nhiêu?
- Bị mất Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược thì có được cấp lại không? Ai có thẩm quyền cấp lại giấy chứng nhận?
- Tài sản cơ sở của hợp đồng tương lai chỉ số là gì? Quy mô hợp đồng tương lai chỉ số được xác định như thế nào?
- Kết quả của việc đánh giá rủi ro về an toàn trong hoạt động dầu khí được sử dụng vào mục đích gì?
- Tăng hạn mức nhận chuyển nhượng đất nông nghiệp của cá nhân lên 15 lần theo quy định mới đúng không?