Người yêu cầu giám định ép buộc người giám định tư pháp đưa ra kết luận giám định tư pháp sai sự thật thì bị phạt bao nhiêu tiền?
- Ép buộc người giám định tư pháp đưa ra kết luận giám định tư pháp sai sự thật là một hành vi bị nghiêm cấm trong giám định tư pháp đúng không?
- Người yêu cầu giám định ép buộc người giám định tư pháp đưa ra kết luận giám định tư pháp sai sự thật thì bị phạt bao nhiêu tiền?
- Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với người yêu cầu giám định ép buộc người giám định tư pháp đưa ra kết luận giám định tư pháp sai sự thật là bao lâu?
Ép buộc người giám định tư pháp đưa ra kết luận giám định tư pháp sai sự thật là một hành vi bị nghiêm cấm trong giám định tư pháp đúng không?
Căn cứ theo khoản 6 Điều 6 Luật Giám định tư pháp 2012 (được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Luật Giám định tư pháp sửa đổi 2020) quy định về các hành vi bị nghiêm cấm như sau:
Các hành vi bị nghiêm cấm
1. Từ chối đưa ra kết luận giám định tư pháp mà không có lý do chính đáng.
2. Cố ý đưa ra kết luận giám định tư pháp sai sự thật.
3. Cố ý kéo dài thời gian thực hiện giám định tư pháp hoặc lợi dụng việc trưng cầu, yêu cầu giám định tư pháp để gây khó khăn, cản trở hoạt động tố tụng.
4. Lợi dụng việc thực hiện giám định tư pháp để trục lợi.
5. Tiết lộ bí mật thông tin mà mình biết được khi tiến hành giám định tư pháp.
6. Xúi giục, ép buộc người giám định tư pháp đưa ra kết luận giám định tư pháp sai sự thật.
7. Can thiệp, cản trở việc thực hiện giám định của người giám định tư pháp.
Theo đó, việc ép buộc người giám định tư pháp đưa ra kết luận giám định tư pháp sai sự thật là một hành vi bị nghiêm cấm trong giám định tư pháp. Mọi trường hợp có hành vi vi phạm trên đều có thể bị xử phạt theo quy định của pháp luật.
Người yêu cầu giám định ép buộc người giám định tư pháp đưa ra kết luận giám định tư pháp sai sự thật thì bị phạt bao nhiêu tiền? (Hình từ internet)
Người yêu cầu giám định ép buộc người giám định tư pháp đưa ra kết luận giám định tư pháp sai sự thật thì bị phạt bao nhiêu tiền?
Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 19 Nghị định 82/2020/NĐ-CP quy định về mức xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định về người trưng cầu, người yêu cầu giám định tư pháp như sau:
Hành vi vi phạm quy định về người trưng cầu, người yêu cầu giám định tư pháp
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với hành vi cung cấp không đầy đủ, không chính xác thông tin, tài liệu có liên quan đến đối tượng giám định theo yêu cầu của cá nhân, tổ chức thực hiện giám định.
2. Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi giả mạo hoặc làm sai lệch đối tượng giám định.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi xúi giục, ép buộc người giám định tư pháp đưa ra kết luận giám định tư pháp sai sự thật mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
Và căn cứ theo quy định tại khoản 4, khoản 5 Điều 4 Nghị định 82/2020/NĐ-CP quy định về mức phạt tiền như sau:
Quy định về mức phạt tiền, thẩm quyền phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức
...
4. Mức phạt tiền quy định tại các Chương II, III, IV, V, VI và VII Nghị định này được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân, trừ các điều quy định tại khoản 5 Điều này. Trường hợp tổ chức có hành vi vi phạm hành chính như của cá nhân thì mức phạt tiền bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
5. Mức phạt tiền quy định tại các Điều 7, 8, 9, 16, 17, 24, 26, 29, 33, 39, 50, 53, 63, 71, 72, 73, 74 và 80 Nghị định này là mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm hành chính của tổ chức.
...
Theo đó, nếu người yêu cầu giám định ép buộc người giám định tư pháp đưa ra kết luận giám định tư pháp sai sự thật mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng.
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với người yêu cầu giám định ép buộc người giám định tư pháp đưa ra kết luận giám định tư pháp sai sự thật là bao lâu?
Căn cứ theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 6 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012, được sửa đổi bởi điểm a khoản 4 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 như sau:
Thời hiệu xử lý vi phạm hành chính
1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được quy định như sau:
a) Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 01 năm, trừ các trường hợp sau đây:
Vi phạm hành chính về kế toán; hóa đơn; phí, lệ phí; kinh doanh bảo hiểm; quản lý giá; chứng khoán; sở hữu trí tuệ; xây dựng; thủy sản; lâm nghiệp; điều tra, quy hoạch, thăm dò, khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên nước; hoạt động dầu khí và hoạt động khoáng sản khác; bảo vệ môi trường; năng lượng nguyên tử; quản lý, phát triển nhà và công sở; đất đai; đê điều; báo chí; xuất bản; sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh hàng hóa; sản xuất, buôn bán hàng cấm, hàng giả; quản lý lao động ngoài nước thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 02 năm.
Vi phạm hành chính về thuế thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về quản lý thuế;
...
Như vậy, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với người yêu cầu giám định ép buộc người giám định tư pháp đưa ra kết luận giám định tư pháp sai sự thật là 01 năm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đáp án cuộc thi trực tuyến tìm hiểu về 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu ra sao?
- Truyền hình VTC dừng phát sóng chính thức? Tại sao Đài VTC dừng phát sóng? Các đài truyền hình ngừng phát sóng?
- Toàn văn Nghị định 07/2025 sửa đổi quy định về hộ tịch, chứng thực từ 09/01/2025? Xem toàn văn Nghị định ở đâu?
- Hạn chót giáo viên được nhận tiền thưởng theo Nghị định 73? Giáo viên là viên chức có thuộc đối tượng được nhận tiền thưởng theo Nghị định 73?
- Cách viết mẫu giấy mời Đại hội chi bộ nhiệm kỳ 25 27? Tải về mẫu giấy mời Đại hội chi bộ nhiệm kỳ 25 27?