Người yêu cầu đăng ký biện pháp bảo đảm có nghĩa vụ và trách nhiệm gì? Người yêu cầu có phải nộp phí đăng ký giao dịch bảo đảm, phí cung cấp thông tin về giao dịch bảo đảm không?
- Đăng ký biện pháp bảo đảm là gì?
- Người yêu cầu đăng ký biện pháp bảo đảm có nghĩa vụ và trách nhiệm gì?
- Người yêu cầu có phải nộp phí đăng ký giao dịch bảo đảm, phí cung cấp thông tin về giao dịch bảo đảm không?
- Giấy tờ chứng minh trường hợp không phải nộp phí khi thực hiện đăng ký biện pháp bảo đảm được quy định ra sao?
Đăng ký biện pháp bảo đảm là gì?
Tại khoản 1 Điều 3 Nghị định 102/2017/NĐ-CP quy định về khái niệm đăng ký biện pháp bảo đảm như sau:
"Đăng ký biện pháp bảo đảm là việc cơ quan đăng ký ghi vào sổ đăng ký hoặc nhập vào cơ sở dữ liệu về việc bên bảo đảm dùng tài sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ đối với bên nhận bảo đảm."
Người yêu cầu đăng ký biện pháp bảo đảm có nghĩa vụ và trách nhiệm gì?
Theo Điều 8 Nghị định 102/2017/NĐ-CP quy định các người yêu cầu đăng ký, nghĩa vụ và trách nhiệm của người yêu cầu đăng ký như sau:
- Người yêu cầu đăng ký biện pháp bảo đảm, đăng ký thay đổi nội dung biện pháp bảo đảm đã đăng ký, sửa chữa sai sót, đăng ký văn bản thông báo về việc xử lý tài sản bảo đảm, xóa đăng ký biện pháp bảo đảm bao gồm: Bên bảo đảm, bên nhận bảo đảm; bên bán tài sản, bên mua tài sản trong trường hợp chuyển nhượng, mua bán tài sản có bảo lưu quyền sở hữu (sau đây gọi chung là bên bảo đảm, bên nhận bảo đảm); Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán cho người khác vay tài sản nhưng không thực hiện việc đăng ký biện pháp bảo đảm hoặc người đại diện hợp pháp của các chủ thể này. Trường hợp thay đổi bên bảo đảm, bên nhận bảo đảm, thì bên bảo đảm mới, bên nhận bảo đảm mới là người yêu cầu đăng ký.
Người yêu cầu đăng ký nộp hồ sơ xóa đăng ký biện pháp bảo đảm theo quy định tại điểm i khoản 1 Điều 21 của Nghị định này trong trường hợp bên bảo đảm, bên nhận bảo đảm không thực hiện xóa đăng ký là cơ quan thi hành án dân sự; Văn phòng thừa phát lại trong trường hợp Văn phòng thừa phát lại thực hiện nhiệm vụ của cơ quan thi hành án dân sự theo quy định của pháp luật (sau đây gọi là Văn phòng thừa phát lại); cá nhân, pháp nhân mua tài sản thi hành án.
- Người yêu cầu đăng ký phải kê khai đầy đủ, chính xác, đúng sự thật, phù hợp với nội dung của giao dịch bảo đảm đã giao kết và chịu trách nhiệm về thông tin đã kê khai, cung cấp, trong trường hợp gây thiệt hại, thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
Người yêu cầu đăng ký biện pháp bảo đảm có nghĩa vụ và trách nhiệm gì?
Người yêu cầu có phải nộp phí đăng ký giao dịch bảo đảm, phí cung cấp thông tin về giao dịch bảo đảm không?
Căn cứ Điều 11 Nghị định 102/2017/NĐ-CP quy định về phí đăng ký, cung cấp thông tin về biện pháp bảo đảm, cấp mã số sử dụng cơ sở dữ liệu về biện pháp bảo đảm như sau:
"Điều 11. Phí đăng ký, cung cấp thông tin về biện pháp bảo đảm, cấp mã số sử dụng cơ sở dữ liệu về biện pháp bảo đảm
Khi có yêu cầu đăng ký biện pháp bảo đảm, yêu cầu cung cấp thông tin về biện pháp bảo đảm, yêu cầu cấp bản sao văn bản chứng nhận đăng ký biện pháp bảo đảm, yêu cầu cấp mã số sử dụng cơ sở dữ liệu về biện pháp bảo đảm, thì người yêu cầu phải nộp phí đăng ký giao dịch bảo đảm, phí cung cấp thông tin về giao dịch bảo đảm, phí cấp bản sao và phí cấp mã số sử dụng cơ sở dữ liệu về giao dịch bảo đảm theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí, trừ trường hợp không phải nộp phí đăng ký, phí cung cấp thông tin theo quy định của pháp luật."
Như vậy, khi có yêu cầu đăng ký biện pháp bảo đảm, yêu cầu cung cấp thông tin về biện pháp bảo đảm, yêu cầu cấp bản sao văn bản chứng nhận đăng ký biện pháp bảo đảm, yêu cầu cấp mã số sử dụng cơ sở dữ liệu về biện pháp bảo đảm, thì người yêu cầu phải nộp phí đăng ký giao dịch bảo đảm, phí cung cấp thông tin về giao dịch bảo đảm, phí cấp bản sao và phí cấp mã số sử dụng cơ sở dữ liệu về giao dịch bảo đảm theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí, trừ trường hợp không phải nộp phí đăng ký, phí cung cấp thông tin theo quy định của pháp luật.
Giấy tờ chứng minh trường hợp không phải nộp phí khi thực hiện đăng ký biện pháp bảo đảm được quy định ra sao?
Tại Điều 12 Nghị định 102/2017/NĐ-CP quy định về giấy tờ chứng minh trường hợp không phải nộp phí khi thực hiện đăng ký biện pháp bảo đảm như sau:
(1) Trường hợp cá nhân, hộ gia đình là đối tượng không phải nộp phí khi thực hiện đăng ký biện pháp bảo đảm theo quy định của pháp luật về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn, thì người yêu cầu đăng ký nộp một trong các loại giấy tờ sau đây để làm căn cứ chứng minh thuộc đối tượng không phải nộp phí:
- Hợp đồng bảo đảm hoặc hợp đồng tín dụng có điều khoản về việc cá nhân, hộ gia đình vay vốn sử dụng vào một trong các lĩnh vực phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn (01 bản chính hoặc 01 bản sao có chứng thực);
- Văn bản xác nhận (có chữ ký và con dấu) của tổ chức tín dụng về việc cá nhân, hộ gia đình vay vốn sử dụng vào một trong các lĩnh vực phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn (01 bản chính hoặc 01 bản sao có chứng thực).
(2) Trường hợp đăng ký thay đổi nội dung biện pháp bảo đảm đã đăng ký, đăng ký văn bản thông báo về việc xử lý tài sản bảo đảm, xóa đăng ký biện pháp bảo đảm mà trong hồ sơ đăng ký biện pháp bảo đảm trước đó đã có một trong các loại giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều này, thì người yêu cầu đăng ký không phải nộp các loại giấy tờ nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Giấy phép hoạt động xây dựng của nhà thầu nước ngoài có hết hiệu lực khi hợp đồng không còn hiệu lực không?
- Thành viên Đoàn thanh tra Kiểm toán Nhà nước là ai? Thay đổi thành viên Đoàn thanh tra Kiểm toán Nhà nước khi nào?
- Thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự là gì? Thời gian không được tính vào thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự?
- Các quy định về đấu nối hệ thống thoát nước phải được thông báo cho ai? Yêu cầu đấu nối hệ thống thoát nước là gì?
- Công văn 31 về thực hiện Nghị định 178 năm 2024 giảm tối thiểu 20% công chức, viên chức hưởng lương từ ngân sách khi sắp xếp bộ máy?