Người xin thôi quốc tịch Việt Nam chưa được thôi quốc tịch Việt Nam trong những trường hợp nào?
Người xin thôi quốc tịch Việt Nam chưa được thôi quốc tịch Việt Nam trong những trường hợp nào?
Trường hợp người xin thôi quốc tịch Việt Nam chưa được thôi quốc tịch Việt Nam quy định tại tiểu mục 3 Mục II Phần II thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung; bị bãi bỏ trong lĩnh vực quốc tịch thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Tư pháp ban hành kèm theo Quyết định 1217/QĐ-BTP năm 2020 như sau:
Thủ tục thôi quốc tịch Việt Nam ở trong nước
...
Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
- Người xin thôi quốc tịch Việt Nam chưa được thôi quốc tịch Việt Nam, nếu thuộc một trong những trường hợp sau đây:
+ Đang nợ thuế đối với Nhà nước hoặc đang có nghĩa vụ tài sản đối với cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân ở Việt Nam;
+ Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
+ Đang chấp hành bản án, quyết định của Toà án Việt Nam;
+ Đang bị tạm giam để chờ thi hành án;
+ Đang chấp hành quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh, trường giáo dưỡng.
- Người xin thôi quốc tịch Việt Nam không được thôi quốc tịch Việt Nam, nếu việc đó làm phương hại đến lợi ích quốc gia của Việt Nam.
- Cán bộ, công chức và những người đang phục vụ trong lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam không được thôi quốc tịch Việt Nam.
Như vậy, người xin thôi quốc tịch Việt Nam chưa được thôi quốc tịch Việt Nam, nếu thuộc một trong những trường hợp sau đây:
+ Đang nợ thuế đối với Nhà nước hoặc đang có nghĩa vụ tài sản đối với cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân ở Việt Nam;
+ Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
+ Đang chấp hành bản án, quyết định của Toà án Việt Nam;
+ Đang bị tạm giam để chờ thi hành án;
+ Đang chấp hành quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh, trường giáo dưỡng.
Ngoài ra, cán bộ, công chức và những người đang phục vụ trong lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam không được thôi quốc tịch Việt Nam.
Đồng thời, người xin thôi quốc tịch Việt Nam không được thôi quốc tịch Việt Nam, nếu việc đó làm phương hại đến lợi ích quốc gia của Việt Nam.
Có thể ủy quyền cho người khác thực hiện việc nộp hồ sơ xin thôi quốc tịch Việt Nam hay không?
Trường hợp người xin thôi quốc tịch Việt Nam chưa được thôi quốc tịch Việt Nam quy định tại tiểu mục 3 Mục II Phần II thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung; bị bãi bỏ trong lĩnh vực quốc tịch thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Tư pháp ban hành kèm theo Quyết định 1217/QĐ-BTP năm 2020 như sau:
Thủ tục thôi quốc tịch Việt Nam ở trong nước
....
Cách thức thực hiện:
- Người xin thôi quốc tịch Việt Nam phải nộp hồ sơ trực tiếp tại Sở Tư pháp hoặc gửi hồ sơ qua hệ thống bưu chính, không ủy quyền cho người khác nộp hồ sơ
- Trường hợp hồ sơ được gửi qua hệ thống bưu chính thì người thụ lý hồ sơ gửi Phiếu thụ lý cho người nộp hồ sơ qua hệ thống bưu chính.
Theo quy định trên thì không ủy quyền cho người khác nộp hồ sơ xin thôi quốc tịch Việt Nam.
Người xin thôi quốc tịch Việt Nam phải nộp hồ sơ trực tiếp tại Sở Tư pháp hoặc gửi hồ sơ qua hệ thống bưu chính.
Người xin thôi quốc tịch Việt Nam có thể nộp hồ sơ ở nơi tạm trú được hay không?
Tại tiểu mục 3 Mục II Phần II thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung; bị bãi bỏ trong lĩnh vực quốc tịch thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Tư pháp ban hành kèm theo Quyết định 1217/QĐ-BTP năm 2020 quy định về trình tự thực hiện như sau:
Thủ tục thôi quốc tịch Việt Nam ở trong nước
Trình tự thực hiện
- Người xin thôi quốc tịch Việt Nam phải nộp hồ sơ tại Sở Tư pháp nơi cư trú.
- Người thụ lý hồ sơ có trách nhiệm kiểm tra tính hợp lệ của giấy tờ trong hồ sơ. Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ thì hướng dẫn bổ sung, hoàn thiện. Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì người thụ lý hồ sơ ghi vào Sổ thụ lý và cấp Phiếu thụ lý hồ sơ theo mẫu quy định cho người nộp hồ sơ.
- Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Tư pháp có trách nhiệm:
+ Đăng thông báo về việc xin thôi quốc tịch Việt Nam trên một tờ báo viết hoặc báo điện tử ở địa phương trong ba số liên tiếp và gửi đăng trên Trang thông tin điện tử của Bộ Tư pháp. Thông báo trên Trang thông tin điện tử phải được lưu giữ trong thời gian ít nhất 30 ngày, kể từ ngày đăng thông báo.
.....
Người xin thôi quốc tịch Việt Nam phải nộp hồ sơ tại Sở Tư pháp nơi cư trú.
Mà tại Điều 11 Luật Cư trú 2014 quy định về nơi cư trú của công dân bao gồm nơi thường trú, nơi tạm trú.
Nơi cư trú của công dân
1. Nơi cư trú của công dân bao gồm nơi thường trú, nơi tạm trú.
2. Trường hợp không xác định được nơi thường trú, nơi tạm trú thì nơi cư trú của công dân là nơi ở hiện tại được xác định theo quy định tại khoản 1 Điều 19 của Luật này.
Theo đó, người xin thôi quốc tịch Việt Nam có thể nộp hồ sơ tại Sở Tư pháp tại nơi tạm trú.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổ chức hội thảo khoa học kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam ngày 3 2 khi nào?
- Thuế thu nhập cá nhân khi chuyển nhượng bất động sản gồm những khoản nào? Cách tính thuế ra sao?
- Cổ phần ưu đãi cổ tức của tổ chức tín dụng có được phép chuyển thành cổ phần phổ thông hay không?
- Mẫu quyết định thay đổi thư ký trước khi mở phiên Tòa hình sự là mẫu nào? Tải mẫu và hướng dẫn viết?
- Mẫu quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung dùng cho Hội đồng xét xử trong tố tụng hình sự? Tải mẫu và hướng dẫn viết?