Người Việt Nam định cư ở nước ngoài có được yêu cầu Nhà nước cấp phiếu lý lịch tư pháp hay không?
Người Việt Nam định cư ở nước ngoài có được yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp không?
Căn cứ vào khoản 1 Điều 5 Luật Quốc tịch Việt Nam 2008 quy định như sau:
Quan hệ giữa Nhà nước và công dân
1. Người có quốc tịch Việt Nam là công dân Việt Nam.
Theo đó thì công dân Việt Nam là người có quốc tịch Việt Nam
Căn cứ vào Điều 13 Luật Quốc tịch Việt Nam 2008 (được sửa đổi bởi khoản 11 Điều 1 Luật Quốc tịch Việt Nam sửa đổi 2014) quy định như sau:
Người có quốc tịch Việt Nam
1. Người có quốc tịch Việt Nam bao gồm người đang có quốc tịch Việt Nam cho đến ngày Luật này có hiệu lực và người có quốc tịch Việt Nam theo quy định của Luật này.
2. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài mà chưa mất quốc tịch Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam trước ngày Luật này có hiệu lực thì vẫn còn quốc tịch Việt Nam.
Người Việt Nam định cư ở nước ngoài chưa mất quốc tịch Việt Nam mà không có giấy tờ chứng minh quốc tịch Việt Nam theo quy định tại Điều 11 của Luật này thì đăng ký với cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài để được xác định có quốc tịch Việt Nam và cấp Hộ chiếu Việt Nam.
Chính phủ quy định chi tiết khoản này.
Theo đó, thì người Việt Nam định cư ở nước ngoài chưa mất quốc tịch Việt Nam thì vẫn được xem là công dân Việt Nam.
Căn cứ vào Điều 7 Luật Lý lịch tư pháp 2009 quy định như sau:
Quyền yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp
1. Công dân Việt Nam, người nước ngoài đã hoặc đang cư trú tại Việt Nam có quyền yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp của mình.
2. Cơ quan tiến hành tố tụng có quyền yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp để phục vụ công tác điều tra, truy tố, xét xử.
3. Cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội có quyền yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp để phục vụ công tác quản lý nhân sự, hoạt động đăng ký kinh doanh, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã.
Theo đó thì công dân Việt Nam có quyền yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp của mình.
Do đó, người Việt Nam định cư ở nước ngoài nếu chưa mất quốc tịch Việt Nam thì có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước cấp phiếu lý lịch tư pháp của mình.
Người Việt Nam định cư ở nước ngoài có được yêu cầu Nhà nước cấp phiếu lý lịch tư pháp hay không? (Hình từ internet)
Người Việt Nam định cư ở nước ngoài sẽ được cấp phiếu lý lịch tư pháp nào?
Căn cứ vào Điều 41 Luật Lý lịch tư pháp 2009 quy định như sau:
Phiếu lý lịch tư pháp
1. Phiếu lý lịch tư pháp gồm có:
a) Phiếu lý lịch tư pháp số 1 cấp cho cá nhân, cơ quan, tổ chức quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 7 của Luật này;
b) Phiếu lý lịch tư pháp số 2 cấp cho cơ quan tiến hành tố tụng quy định tại khoản 2 Điều 7 của Luật này và cấp theo yêu cầu của cá nhân để người đó biết được nội dung về lý lịch tư pháp của mình.
2. Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định mẫu Phiếu lý lịch tư pháp.
Theo như quy định trên thì phiếu lý lịch tư pháp số 1 sẽ được cấp cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài.
Cũng theo quy định trên người Việt Nam định cư ở nước ngoài cũng có quyền yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp số 2 nếu như họ có yêu cầu.
Tuy nhiên tại khoản 2 Điều 46 Luật Lý lịch tư pháp 2009 quy định như sau:
Thủ tục yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 2
…
2. Thủ tục cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 2 cho cá nhân được thực hiện theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 45 của Luật này; trường hợp cá nhân yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 2 thì không được ủy quyền cho người khác làm thủ tục cấp Phiếu lý lịch tư pháp.
Theo đó thì người Việt Nam định cư ở nước ngoài khi có yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp số 2 thì sẽ không được ủy quyền cho người khác làm thủ tục mà phải do chính bản thân mình làm thủ tục cấp phiếu lý lịch tư pháp.
Tải về mẫu Phiếu lý lịch tư pháp số 1 mới nhất 2023: Tại Đây
Tải về mẫu Phiếu lý lịch tư pháp số 2 mới nhất 2023: Tại Đây
Những trường hợp nào sẽ từ chối cấp phiếu lý lịch tư pháp cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài?
Căn cứ vào Điều 49 Luật Lý lịch tư pháp 2009 quy định như sau:
Từ chối cấp Phiếu lý lịch tư pháp
Cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp có quyền từ chối cấp Phiếu lý lịch tư pháp trong các trường hợp sau đây:
1. Việc cấp Phiếu lý lịch tư pháp không thuộc thẩm quyền;
2. Người yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp cho người khác mà không đủ điều kiện quy định tại Điều 7 và khoản 3 Điều 45 của Luật này;
3. Giấy tờ kèm theo Tờ khai yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp không đầy đủ hoặc giả mạo.
Trường hợp từ chối cấp Phiếu lý lịch tư pháp thì phải thông báo bằng văn bản nêu rõ lý do.
Như vậy, yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp của người Việt Nam định cư ở nước ngoài sẽ bị từ chối khi thuộc một trong những trường hợp trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thuế chống trợ cấp được áp dụng đối với hàng hóa nào? Người khai hải quan kê khai và nộp thuế chống trợ cấp dựa trên căn cứ nào?
- Mẫu đơn đề nghị công nhận ban vận động thành lập hội áp dụng từ ngày 26/11/2024 như thế nào?
- Ngày thứ 6 đen tối là gì? Tại sao có Ngày Thứ 6 đen tối? Ngày thứ 6 đen tối có phải là ngày lễ lớn?
- Bên mời quan tâm tổ chức đánh giá hồ sơ đăng ký thực hiện dự án đầu tư kinh doanh của đối tượng nào?
- Tải mẫu bản cam kết không đi làm trễ? Có được xử lý kỷ luật người lao động đi làm trễ hay không?