Người vi phạm kỷ luật lao động thì doanh nghiệp có được áp dụng nhiều hình thức kỷ luật hay không? Nếu không doanh nghiệp sẽ bị xử phạt bao nhiêu?
- Người vi phạm kỷ luật lao động thì doanh nghiệp có được áp dụng nhiều hình thức kỷ luật hay không?
- Doanh nghiệp áp dụng nhiều hình thức kỷ luật lao động đối với một hành vi vi phạm sẽ bị xử phạt bao nhiêu?
- Chánh Thanh tra Sở Lao động có quyền xử phạt doanh nghiệp áp dụng nhiều hình thức kỷ luật lao động đối với một hành vi vi phạm không?
Người vi phạm kỷ luật lao động thì doanh nghiệp có được áp dụng nhiều hình thức kỷ luật hay không?
Người vi phạm kỷ luật lao động thì doanh nghiệp có được áp dụng nhiều hình thức kỷ luật hay không, căn cứ theo Điều 124 Bộ luật Lao động 2019 quy định:
Hình thức xử lý kỷ luật lao động
1. Khiển trách.
2. Kéo dài thời hạn nâng lương không quá 06 tháng.
3. Cách chức.
4. Sa thải.
Căn cứ theo khoản 2 Điều 122 Bộ luật Lao động 2019 quy định:
Nguyên tắc, trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật lao động
1. Việc xử lý kỷ luật lao động được quy định như sau:
a) Người sử dụng lao động phải chứng minh được lỗi của người lao động;
b) Phải có sự tham gia của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở mà người lao động đang bị xử lý kỷ luật là thành viên;
c) Người lao động phải có mặt và có quyền tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc tổ chức đại diện người lao động bào chữa; trường hợp là người chưa đủ 15 tuổi thì phải có sự tham gia của người đại diện theo pháp luật;
d) Việc xử lý kỷ luật lao động phải được ghi thành biên bản.
2. Không được áp dụng nhiều hình thức xử lý kỷ luật lao động đối với một hành vi vi phạm kỷ luật lao động.
3. Khi một người lao động đồng thời có nhiều hành vi vi phạm kỷ luật lao động thì chỉ áp dụng hình thức kỷ luật cao nhất tương ứng với hành vi vi phạm nặng nhất.
…
Theo đó, dù người vi phạm một hay nhiều hành vi vi phạm kỷ luật lao động thì cũng chỉ được phép áp dụng một hình thức kỷ luật. Cho nên doanh nghiệp không được phép áp dụng nhiều hình thức kỷ luật lao động.
Người vi phạm kỷ luật lao động thì doanh nghiệp có được áp dụng nhiều hình thức kỷ luật hay không? (Ảnh từ Internet)
Doanh nghiệp áp dụng nhiều hình thức kỷ luật lao động đối với một hành vi vi phạm sẽ bị xử phạt bao nhiêu?
Doanh nghiệp áp dụng nhiều hình thức kỷ luật lao động sẽ bị xử phạt bao nhiêu, căn cứ theo điểm d khoản 3 Điều 19 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định:
Vi phạm quy định về kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất
...
3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động khi có một trong các hành vi sau đây:
a) Xâm phạm sức khỏe, danh dự, tính mạng, uy tín hoặc nhân phẩm của người lao động khi xử lý kỷ luật lao động nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;
b) Dùng hình thức phạt tiền hoặc cắt lương thay việc xử lý kỷ luật lao động;
c) Xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động có hành vi vi phạm không được quy định trong nội quy lao động hoặc không thỏa thuận trong hợp đồng lao động đã giao kết hoặc pháp luật về lao động không quy định;
d) Áp dụng nhiều hình thức kỷ luật lao động đối với một hành vi vi phạm kỷ luật lao động;
...
Theo quy định thì hành vi áp dụng nhiều hình thức kỷ luật lao động đối với một hành vi vi phạm kỷ luật lao động thì sẽ bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng.
Lưu ý: Căn cứ theo khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định: "Mức phạt tiền quy định đối với các hành vi vi phạm quy định tại Chương II, Chương III và Chương IV Nghị định này là mức phạt đối với cá nhân. Mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân."
Theo đó đối với doanh nghiệp khi áp dụng nhiều hình thức kỷ luật lao động đối với một hành vi vi phạm kỷ luật lao động sẽ bị phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng.
Chánh Thanh tra Sở Lao động có quyền xử phạt doanh nghiệp áp dụng nhiều hình thức kỷ luật lao động đối với một hành vi vi phạm không?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 49 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định:
Thẩm quyền xử phạt của Thanh tra lao động
1. Thanh tra viên lao động, người được giao nhiệm vụ thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành đang thi hành công vụ có quyền phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 500.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Chương II, Chương III và Chương IV Nghị định này.
2. Chánh Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 37.500.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội quy định tại Chương II, Chương III Nghị định này, trừ hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều 32 Nghị định này;
c) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Chương IV Nghị định này;
d) Áp dụng hình thức xử phạt bổ sung quy định tại Chương II, Chương III và Chương IV, trừ hình thức xử phạt bổ sung quy định tại khoản 5 Điều 32 Nghị định này;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Chương II, Chương III và Chương IV Nghị định này.
...
Ngoài ra, căn cứ theo khoản 2 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định: "Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính quy định tại Chương V Nghị định này là thẩm quyền áp dụng đối với cá nhân; trong trường hợp phạt tiền, thẩm quyền xử phạt tổ chức gấp 02 lần thẩm quyền xử phạt cá nhân."
Theo đó, Chánh Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có thẩm quyền phạt tiền đến 75.000.000 đồng đối với tổ chức vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội quy định tại Chương II, Chương III Nghị định này.
Doanh nghiệp khi áp dụng nhiều hình thức kỷ luật lao động đối với một hành vi vi phạm kỷ luật lao động sẽ bị phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng. Cho nên Chánh Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội không có thẩm quyền xử phạt doanh nghiệp vi phạm hành vi này.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Có phải ký hợp đồng đào tạo khi người sử dụng lao động tuyển người vào học nghề để làm việc cho mình không?
- Những ai được bắt người đang bị truy nã? Có được bắt người đang bị truy nã vào ban đêm hay không?
- Thời hạn sử dụng đất nông nghiệp là bao lâu? Theo Luật Đất đai 2024 chuyển nhượng đất nông nghiệp hết thời hạn sử dụng có được không?
- Phương pháp xác định từ khối lượng xây dựng tính theo thiết kế cơ sở có phải cơ sở xác định tổng mức đầu tư xây dựng không?
- Thời hạn sử dụng của đất trồng cây lâu năm theo hình thức giao đất tối đa hiện nay là bao nhiêu?