Người vay lại vốn ODA theo hình thức không chịu rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam có được quyền lựa chọn đồng tiền vay không?
- Người vay lại vốn ODA theo hình thức không chịu rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam có được quyền lựa chọn đồng tiền vay không?
- Mức lãi suất cho vay lại vốn ODA bằng đồng Việt Nam được xác định như thế nào?
- Người vay lại vốn ODA phải trực tiếp thanh toán cho Nhà tài trợ các khoản phí gì?
Người vay lại vốn ODA theo hình thức không chịu rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam có được quyền lựa chọn đồng tiền vay không?
Căn cứ khoản 2 Điều 7 Quy chế cho vay lại vốn ODA tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 63/QĐ-HĐQL năm 2008 quy định về điều kiện cho vay lại vốn ODA như sau:
Điều kiện cho vay lại
1. Mức vốn cho vay lại:
Mức vốn cho vay lại đối với từng Chương trình/dự án được quy định trong Hợp đồng ủy quyền cho vay lại ký giữa NHPT và Bộ Tài chính.
Trị giá nhận nợ thực tế là trị giá được lũy kế theo từng lần rút vốn.
2. Đồng tiền cho vay lại, trả nợ:
a. Đồng tiền cho vay lại: Người vay lại được quyền lựa chọn đồng tiền vay là ngoại tệ gốc vay của nước ngoài hoặc đồng Việt Nam tùy theo khả năng trả nợ. Tỷ giá quy đổi từ đồng ngoại tệ sang đồng Việt Nam là tỷ giá hạch toán do Bộ Tài chính quy định tại thời điểm quy đổi (trừ trường hợp có quy định khác).
b. Đồng tiền trả nợ vay: Người vay lại nhận vay lại theo đồng tiền nào thì trả nợ bằng đồng tiền đó. Trường hợp, Người vay lại đề nghị trả nợ bằng đồng Việt Nam hoặc ngoại tệ tự do chuyển đổi khác với đồng tiền nhận nợ thì áp dụng tỷ giá hối đoái do Bộ Tài chính quy định tại thời điểm thanh toán.
...
Như vậy, theo quy định thì người vay lại vốn ODA theo hình thức không chịu rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam được quyền lựa chọn đồng tiền vay là ngoại tệ gốc vay của nước ngoài hoặc đồng Việt Nam tùy theo khả năng trả nợ.
Tỷ giá quy đổi từ đồng ngoại tệ sang đồng Việt Nam là tỷ giá hạch toán do Bộ Tài chính quy định tại thời điểm quy đổi (trừ trường hợp có quy định khác).
Người vay lại vốn ODA theo hình thức không chịu rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam có được quyền lựa chọn đồng tiền vay không? (Hình từ Internet)
Mức lãi suất cho vay lại vốn ODA bằng đồng Việt Nam được xác định như thế nào?
Căn cứ khoản 4 Điều 7 Quy chế cho vay lại vốn ODA tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 63/QĐ-HĐQL năm 2008 quy định về điều kiện cho vay lại vốn ODA như sau:
Điều kiện cho vay lại
...
4. Lãi suất cho vay lại:
a. Lãi suất cho vay lại trong hạn:
- Mức lãi suất cho vay lại:
+ Bằng đồng Việt Nam: được xác định theo ngành kinh tế kỹ thuật và không vượt quá lãi suất tín dụng đầu tư của Nhà nước quy định trong từng thời kỳ do Bộ Tài chính công bố.
+ Bằng ngoại tệ: bằng lãi suất cho vay lại bằng đồng Việt Nam quy định nêu trên trừ đi tỷ lệ rủi ro hối đoái tương ứng của đồng tiền cho vay lại, nhưng không thấp hơn mức lãi suất vay nước ngoài và không cao hơn hai phần ba (2/3) lãi suất thương mại tham chiếu (CIRR) do Tổ chức hợp tác phát triển kinh tế (OECD) công bố tại thời điểm xác định lãi suất cho vay lại. Mức rủi ro hối đoái hàng năm đối với 3 loại ngoại tệ là Đô la Mỹ (USD), Euro (EUR) và Yên Nhật Bản (JPY) do Bộ Tài chính công bố hàng năm (chậm nhất là ngày 15/3 hàng năm và được áp dụng cho đến hết ngày 15/3 năm kế tiếp). Trường hợp ngoại tệ gốc trong Hiệp định vay khác với ba loại ngoại tệ nói trên, mức rủi ro hối đoái được áp dụng theo mức rủi ro hối đoái của đồng USD.
- Lãi suất cho vay lại được quy định tại Hợp đồng ủy quyền cho vay lại ký giữa NHPT và Bộ Tài chính.
- Lãi cho vay lại được tính trên dư nợ kể từ ngày rút vốn vay.
b. Lãi suất chậm trả: quy định tại Hợp đồng ủy quyền cho vay lại ký giữa NHPT và Bộ Tài chính, bằng 150% lãi suất cho vay lại hoặc mức lãi suất chậm trả ghi trong Hiệp định vay gốc tùy theo mức nào cao hơn. Lãi chậm trả được tính trên số nợ (gốc, lãi) chậm trả tính từ ngày đến hạn trả nhưng chưa trả cho đến ngày thực tế trả nợ.
...
Như vậy, mức lãi suất cho vay lại vốn ODA bằng đồng Việt Nam được xác định theo ngành kinh tế kỹ thuật và không vượt quá lãi suất tín dụng đầu tư của Nhà nước quy định trong từng thời kỳ do Bộ Tài chính công bố.
Người vay lại vốn ODA phải trực tiếp thanh toán cho Nhà tài trợ các khoản phí gì?
Căn cứ khoản 5 Điều 7 Quy chế cho vay lại vốn ODA tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 63/QĐ-HĐQL năm 2008 quy định về điều kiện cho vay lại vốn ODA như sau:
Điều kiện cho vay lại
...
- Lãi suất cho vay lại được quy định tại Hợp đồng ủy quyền cho vay lại ký giữa NHPT và Bộ Tài chính.
- Lãi cho vay lại được tính trên dư nợ kể từ ngày rút vốn vay.
b. Lãi suất chậm trả: quy định tại Hợp đồng ủy quyền cho vay lại ký giữa NHPT và Bộ Tài chính, bằng 150% lãi suất cho vay lại hoặc mức lãi suất chậm trả ghi trong Hiệp định vay gốc tùy theo mức nào cao hơn. Lãi chậm trả được tính trên số nợ (gốc, lãi) chậm trả tính từ ngày đến hạn trả nhưng chưa trả cho đến ngày thực tế trả nợ.
5. Các loại phí: Người vay lại phải trả các loại phí sau:
- Trực tiếp thanh toán cho Nhà tài trợ các khoản phí được quy định tại Hiệp định vay, có thể bao gồm: phí quản lý, phí cam kết, phí rút vốn, phí bảo hiểm và các loại phí khác. Trường hợp Chính phủ thanh toán các khoản phí này, Người vay lại phải hoàn trả cho Ngân sách Nhà nước.
- Trực tiếp trả cho ngân hàng phục vụ các khoản phí dịch vụ ngân hàng theo quy định
Như vậy, theo quy định thì người vay lại vốn ODA phải trực tiếp thanh toán cho Nhà tài trợ các khoản phí được quy định tại Hiệp định vay, có thể bao gồm: phí quản lý, phí cam kết, phí rút vốn, phí bảo hiểm và các loại phí khác.
Trường hợp Chính phủ thanh toán các khoản phí này thì người vay lại phải hoàn trả cho Ngân sách Nhà nước.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Vi phạm hành chính về hóa đơn do bị lệ thuộc về vật chất có được xem là tình tiết giảm nhẹ trong lĩnh vực thuế, hóa đơn?
- Mẫu dự toán chi phí quản lý dự án năm mới nhất là mẫu nào? Dự toán chi phí quản lý dự án năm là gì?
- Lợi nhuận của nhà đầu tư trong hoạt động dầu khí là gì? Chuyển nhượng dự án dầu khí ở nước ngoài thì thực hiện nghĩa vụ tài chính tại đâu?
- Vạch xương cá là gì? Vạch xương cá trên đường để làm gì? Đi theo vạch xương cá như thế nào để không bị phạm luật?
- Tải mẫu bảng tổng hợp dự toán xây dựng công trình điều chỉnh mới nhất hiện nay theo Thông tư 11?