Người vận tải hàng hóa nguy hiểm trên phương tiện giao thông đường thủy nội địa không chấp hành đúng quy định thì bị xử phạt thế nào?
- Việc vận tải hàng hóa nguy hiểm trên phương tiện giao thông đường thủy nội địa được quy định thế nào?
- Người vận tải hàng hóa nguy hiểm trên phương tiện giao thông đường thủy nội địa không chấp hành đúng quy định thì bị xử phạt thế nào?
- Chánh Thanh tra Sở Giao thông vận tải được quyền xử phạt người vận tải hàng hóa nguy hiểm trên phương tiện giao thông đường thủy nội địa không chấp hành đúng quy định không?
Việc vận tải hàng hóa nguy hiểm trên phương tiện giao thông đường thủy nội địa được quy định thế nào?
Theo quy định tại Điều 95 Luật Giao thông đường thủy nội địa 2004 về vận tải hàng hoá nguy hiểm như sau;
Vận tải hàng hoá nguy hiểm
1. Phương tiện vận tải hàng hoá nguy hiểm phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép và phải có ký hiệu riêng. Người vận tải phải chấp hành đúng quy định về phòng chống độc hại, phòng chống cháy, nổ; phải có phương án ứng cứu sự cố tràn dầu khi vận tải xăng, dầu.
2. Chính phủ quy định danh mục hàng hoá nguy hiểm và việc vận tải hàng hoá nguy hiểm trên đường thuỷ nội địa.
Theo quy định trên, phương tiện vận tải hàng hoá nguy hiểm phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép và phải có ký hiệu riêng.
Đồng thời người vận tải phải chấp hành đúng quy định về phòng chống độc hại, phòng chống cháy, nổ; phải có phương án ứng cứu sự cố tràn dầu khi vận tải xăng, dầu.
Giao thông đường thủy nội địa (Hình từ Internet)
Người vận tải hàng hóa nguy hiểm trên phương tiện giao thông đường thủy nội địa không chấp hành đúng quy định thì bị xử phạt thế nào?
Căn cứ điểm b khoản 1 Điều 36 Nghị định 139/2021/NĐ-CP quy định về vi phạm quy định về vận tải hàng hóa nguy hiểm như sau:
Vi phạm quy định về vận tải hàng hóa nguy hiểm
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm sau đây:
a) Thuyền viên, người lái phương tiện vận tải hàng hóa nguy hiểm mà không có chứng chỉ chuyên môn đặc biệt;
b) Không chấp hành các quy định về vận tải hàng hóa nguy hiểm ghi trong giấy phép vận chuyển;
c) Không trang bị thiết bị, dụng cụ phòng, chống cháy, nổ, độc hại;
d) Không có biểu trưng hàng hóa nguy hiểm, báo hiệu nguy hiểm;
đ) Không thực hiện đúng quy trình làm sạch phương tiện vận tải hàng hóa nguy hiểm;
e) Thực hiện rửa, tẩy phương tiện sau khi vận tải hàng hóa nguy hiểm không đúng quy định.
2. Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng đối với hành vi không có giấy phép của cơ quan có thẩm quyền về vận tải hàng hóa nguy hiểm hoặc không có Kế hoạch ứng cứu ô nhiễm dầu, ô nhiễm hóa chất từ phương tiện được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt theo quy định khi vận tải xăng, dầu, chất lỏng độc hại.
3. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tước quyền sử dụng giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 1 và khoản 2 Điều này.
Theo khoản 5 Điều 4 Nghị định 139/2021/NĐ-CP quy định về mức phạt tiền như sau:
Hình thức xử phạt vi phạm hành chính, các biện pháp khắc phục hậu quả
...
5. Mức phạt tiền đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính quy định tại Chương II của Nghị định này là mức phạt tiền đối với cá nhân; trường hợp có cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
...
Theo đó, người vận tải hàng hóa nguy hiểm trên phương tiện giao thông đường thủy nội địa không chấp hành đúng quy định thì bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.
Đồng thời người vi phạm còn bị tước quyền sử dụng giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn từ 03 tháng đến 06 tháng.
Chánh Thanh tra Sở Giao thông vận tải được quyền xử phạt người vận tải hàng hóa nguy hiểm trên phương tiện giao thông đường thủy nội địa không chấp hành đúng quy định không?
Theo quy định tại khoản 3 Điều 42 và khoản 2 Điều 46 Nghị định 139/2021/NĐ-CP quy định về thẩm quyền của Chánh Thanh tra Sở Giao thông vận tải như sau:
Thẩm quyền xử phạt của Thanh tra chuyên ngành giao thông vận tải và cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành đường thủy nội địa
...
2. Chánh Thanh tra Sở Giao thông vận tải, Trưởng đoàn thanh tra Sở Giao thông vận tải, Trưởng đoàn thanh tra Cục Đường thủy nội địa Việt Nam, Trưởng đoàn thanh tra Chi cục Đường thủy nội địa, Chi cục trưởng Chi cục Đường thủy nội địa, Trưởng đoàn thanh tra Cảng vụ Đường thủy nội địa có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 37.500.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị đến 75.000.000 đồng;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 4 Điều 4 Nghị định này.
...
Như vậy, người vận tải hàng hóa nguy hiểm trên phương tiện giao thông đường thủy nội địa không chấp hành đúng quy định thì bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền cao nhất là 10.000.000 đồng nên Chánh Thanh tra Sở Giao thông vận tải được quyền xử phạt người này.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Phiếu khám thai là mẫu nào? Nguyên tắc trong khám chữa bệnh được quy định như thế nào? 21 hành vi bị nghiêm cấm trong khám chữa bệnh?
- Điều kiện kinh nghiệm nghề nghiệp để được cấp chứng chỉ hành nghề thiết kế xây dựng hạng I, II, III là gì?
- Toàn văn Pháp lệnh Chi phí tố tụng 2024? Pháp lệnh Chi phí tố tụng 2024 áp dụng từ khi nào?
- Cách xử lý hóa đơn sai tên công ty theo Thông tư 78? Ký hiệu hóa đơn điện tử được quy định như thế nào?
- Tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân gồm những hình phạt nào? Hình phạt cao nhất là gì?