Người vận chuyển thuốc bảo vệ thực vật chung với thực phẩm sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính bao nhiêu tiền?
- Người vận chuyển thuốc bảo vệ thực vật chung với thực phẩm sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính bao nhiêu tiền?
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền xử phạt người vận chuyển thuốc bảo vệ thực vật chung với thực phẩm không?
- Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với người vận chuyển thuốc bảo vệ thực vật chung với thực phẩm là bao lâu?
Người vận chuyển thuốc bảo vệ thực vật chung với thực phẩm sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính bao nhiêu tiền?
Căn cứ điểm b khoản 1 Điều 27 Nghị định 31/2016/NĐ-CP quy định về vi phạm quy định về vận chuyển thuốc bảo vệ thực vật như sau:
Vi phạm quy định về vận chuyển thuốc bảo vệ thực vật
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không đảm bảo yêu cầu kỹ thuật an toàn về vận chuyển thuốc bảo vệ thực vật của phương tiện vận chuyển;
b) Vận chuyển thuốc bảo vệ thực vật chung với các loại hàng hóa khác như: Lương thực, thực phẩm, hàng giải khát, thức ăn chăn nuôi, thuốc y tế, thuốc thú y;
c) Vận chuyển thuốc bảo vệ thực vật hóa học trên các phương tiện giao thông công cộng.
2. Vận chuyển thuốc cấm, thuốc không có tên trong Danh Mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam thì áp dụng xử phạt vi phạm hành chính như hành vi buôn bán thuốc bảo vệ thực vật quy định tại Điều 25 Nghị định này.
Theo khoản 2 Điều 5 Nghị định 31/2016/NĐ-CP quy định về mức phạt tiền trong lĩnh vực giống cây trồng, bảo vệ và kiểm dịch thực vật như sau:
Quy định về mức phạt tiền và thẩm quyền phạt tiền
1. Mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực giống cây trồng, bảo vệ và kiểm dịch thực vật đối với cá nhân là 50.000.000 đồng, đối với tổ chức là 100.000.000 đồng.
2. Mức phạt tiền quy định tại Nghị định này là mức phạt được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính do cá nhân thực hiện. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 (hai) lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
3. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của những người được quy định tại Nghị định này là thẩm quyền áp dụng đối với một hành vi vi phạm hành chính của cá nhân; trong trường hợp phạt tiền, thẩm quyền xử phạt tổ chức gấp 02 (hai) lần thẩm quyền xử phạt cá nhân.
Theo quy định trên, vận chuyển thuốc bảo vệ thực vật chung với thực phẩm có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với cá nhân và từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với tổ chức vi phạm.
Người vận chuyển thuốc bảo vệ thực vật chung với thực phẩm sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính bao nhiêu tiền? (Hình từ Internet)
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền xử phạt người vận chuyển thuốc bảo vệ thực vật chung với thực phẩm không?
Theo khoản 1 Điều 31 Nghị định 31/2016/NĐ-CP, được sửa đổi bởi điểm a khoản 5 Điều 2 Nghị định 07/2022/NĐ-CP quy định về quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã như sau:
Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 5.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 10.000.000 đồng;
d) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điểm a, c và đ Khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính.
...
Theo đó, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giống cây trồng, bảo vệ và kiểm dịch thực vật với mức phạt tiền tối đa là 5.000.000 đồng đối với cá nhân, và tối đa là 10.000.000 đồng đối với tổ chức.
Do người vận chuyển thuốc bảo vệ thực vật chung với thực phẩm có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền cao nhất là 1.000.000 đồng nên Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền xử phạt người này.
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với người vận chuyển thuốc bảo vệ thực vật chung với thực phẩm là bao lâu?
Căn cứ Điều 3 Nghị định 31/2016/NĐ-CP quy định về thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính như sau:
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính
1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giống cây trồng, bảo vệ và kiểm dịch thực vật là một năm, trừ các trường hợp vi phạm hành chính về sở hữu trí tuệ đối với giống cây trồng; sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh giống cây trồng, thuốc bảo vệ thực vật, thực vật, sản phẩm thực vật thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là hai năm.
2. Thời Điểm để tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính quy định tại Khoản 1 Điều này thực hiện theo quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 6 của Luật Xử lý vi phạm hành chính.
Như vậy, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với người vận chuyển thuốc bảo vệ thực vật chung với thực phẩm là 01 năm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Download mẫu hợp đồng thuê đất nông nghiệp theo chuẩn Nghị định 102 mới nhất? Thời hạn cho thuê đất nông nghiệp tối đa?
- Đoạn văn nêu cảm nghĩ về một câu chuyện giáo dục tinh thần đoàn kết mà em đã được đọc được nghe kể? Học sinh tiểu học có những quyền gì?
- Bóc tách dữ liệu được thực hiện như thế nào? Dữ liệu được bóc tách bao gồm tối thiểu các trường dữ liệu đặc tả nào?
- Đất nghĩa trang có thuộc nhóm đất chưa sử dụng? Đất nghĩa trang được nhà nước giao cho tổ chức kinh tế bằng hình thức nào?
- Mẫu Nhận xét của chi ủy đối với đảng viên cuối năm? Nhận xét của chi ủy đối với đảng viên được thông báo đến ai?