Người truy cập bất hợp pháp vào tài khoản của cá nhân khác nhằm chiếm đoạt tài sản có thể bị phạt tù chung thân không?
- Người truy cập bất hợp pháp vào tài khoản của cá nhân khác nhằm chiếm đoạt tài sản bị xử phạt vi phạm hành chính thế nào?
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền xử phạt người truy cập bất hợp pháp vào tài khoản của cá nhân khác nhằm chiếm đoạt tài sản không?
- Người truy cập bất hợp pháp vào tài khoản của cá nhân khác nhằm chiếm đoạt tài sản có thể bị phạt tù chung thân không?
Người truy cập bất hợp pháp vào tài khoản của cá nhân khác nhằm chiếm đoạt tài sản bị xử phạt vi phạm hành chính thế nào?
Căn cứ điểm a khoản 2, khoản 3, khoản 4 Điều 81 Nghị định 15/2020/NĐ-CP quy định về vi phạm quy định về sử dụng mạng nhằm chiếm đoạt tài sản như sau:
Vi phạm quy định về sử dụng mạng nhằm chiếm đoạt tài sản
1. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi lợi dụng các phương tiện giao tiếp trực tuyến trên mạng Internet, mạng viễn thông nhằm chiếm đoạt tài sản của tổ chức, cá nhân có trị giá dưới 2.000.000 đồng.
2. Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Truy cập bất hợp pháp vào tài khoản của tổ chức, cá nhân nhằm chiếm đoạt tài sản có trị giá dưới 2.000.000 đồng;
b) Thiết lập hệ thống, cung cấp dịch vụ chuyển cuộc gọi quốc tế thành cuộc gọi trong nước phục vụ cho mục đích lừa đảo, chiếm đoạt tài sản có trị giá dưới 2.000.000 đồng;
c) Trộm cắp hoặc sử dụng trái phép thông tin về tài khoản, thẻ ngân hàng của tổ chức, cá nhân để chiếm đoạt, gây thiệt hại tài sản hoặc để thanh toán hàng hóa, dịch vụ có trị giá dưới 2.000.000 đồng.
3. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này.
Theo khoản 3 Điều 4 Nghị định 15/2020/NĐ-CP quy định về mức phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức như sau:
Quy định về mức phạt tiền và thẩm quyền phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức
...
3. Mức phạt tiền quy định từ Chương II đến Chương VII tại Nghị định này được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của tổ chức, trừ quy định tại Điều 106 Nghị định này. Trường hợp cá nhân có hành vi vi phạm như của tổ chức thì mức phạt tiền bằng 1/2 mức phạt tiền đối với tổ chức.
...
Theo quy định trên, người truy cập bất hợp pháp vào tài khoản của cá nhân khác nhằm chiếm đoạt tài sản có trị giá dưới 2.000.000 đồng thì có thể sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền 35.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
Đồng thời người vi phạm còn bị tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính và buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm.
Truy cập bất hợp pháp vào tài khoản cá nhân (Hình từ Internet)
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền xử phạt người truy cập bất hợp pháp vào tài khoản của cá nhân khác nhằm chiếm đoạt tài sản không?
Theo khoản 2 Điều 115 Nghị định 15/2020/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 41 Điều 1 Nghị định 14/2022/NĐ-CP quy định về quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện như sau:
Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp
...
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 100.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin, an toàn thông tin mạng; phạt tiền đến 40.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, giao dịch điện tử;
c) Tước quyền sử dụng Giấy phép có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, đ, h, i và k khoản 1 Điều 28 của Luật Xử lý vi phạm hành chính.
...
Theo đó, người truy cập bất hợp pháp vào tài khoản của cá nhân khác nhằm chiếm đoạt tài sản có trị giá dưới 2.000.000 đồng sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền cao nhất là 50.000.000 đồng nên Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền xử phạt người này.
Người truy cập bất hợp pháp vào tài khoản của cá nhân khác nhằm chiếm đoạt tài sản có thể bị phạt tù chung thân không?
Theo quy định tại khoản 1,khoản 4 Điều 174 Bộ luật Hình sự 2015, điểm a, điểm c khoản 3 Điều 2 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản như sau:
Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản
1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
...
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:
a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;
c) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.
Như vậy, người truy cập bất hợp pháp vào tài khoản của cá nhân khác nhằm chiếm đoạt tài sản có thể bị phạt tù chung thân khi giá trị tài sản mà người này chiếm đoạt từ 500.000.000 đồng trở lên.
Hoặc người này lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp để truy cập bất hợp pháp vào tài khoản của cá nhân khác nhằm chiếm đoạt tài sản thì cũng có thể bị phạt tù chung thân.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Quy chế làm việc của trường Tiểu học mới nhất? Tải về file word Mẫu Quy chế làm việc của trường Tiểu học?
- Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm (2021-2030) nêu quan điểm chủ động, kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền thế nào?
- Mẫu bảng thanh toán tiền thưởng theo Thông tư 200 và Thông tư 133 mới nhất? Hướng dẫn ghi bảng thanh toán tiền thưởng?
- Thuế quan là gì? Quyết định và công bố lượng hạn ngạch thuế quan nhập khẩu được quy định thế nào?
- Mẫu bản tự nhận xét đánh giá của cán bộ công chức mới nhất? Mục đích của việc đánh giá cán bộ công chức là gì?