Người trực tiếp tiếp công dân của Bộ Nội vụ được quyền từ chối tiếp công dân trong những trường hợp nào?
- Người trực tiếp tiếp công dân của Bộ Nội vụ được quyền từ chối tiếp công dân trong những trường hợp nào?
- Người trực tiếp tiếp công dân của Bộ Nội vụ phải hướng dẫn công dân viết thành đơn có nội dung khiếu nại, tố cáo trong trường hợp nào?
- Người có trách nhiệm tiếp công dân mà cố tình giải quyết trái pháp luật thì bị xử lý thế nào?
Người trực tiếp tiếp công dân của Bộ Nội vụ được quyền từ chối tiếp công dân trong những trường hợp nào?
Việc từ chối tiếp công dân được quy định tại khoản 1 Điều 15 Quy chế tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của Bộ Nội vụ ban hành kèm theo Quyết định 456/QĐ-BNV năm 2023 như sau:
Trách nhiệm của người trực tiếp tiếp công dân
1. Khi công dân đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh, người tiếp công dân có trách nhiệm xác minh nhân thân, yêu cầu nêu rõ họ tên, địa chỉ hoặc xuất trình giấy tờ tùy thân, giấy ủy quyền (nếu có) để kiểm tra; từ chối tiếp các trường hợp được quy định tại Điều 9 Luật Tiếp công dân.
2. Người tiếp công dân khi tiếp công dân, phải bảo đảm trang phục chỉnh tề (tại cơ quan Bộ, công chức tiếp dân của Thanh tra Bộ mặc trang phục ngành thanh tra), đeo thẻ công chức, viên chức hoặc phù hiệu theo quy định; có thái độ đúng mực, tôn trọng công dân, lắng nghe để nắm rõ mục đích, yêu cầu đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh; ghi chép đầy đủ vào sổ tiếp công dân hoặc nhập thông tin vào phần mềm quản lý công tác tiếp công dân (nếu có) theo quy định.
...
Đồng thời, căn cứ Điều 9 Luật Tiếp công dân 2013 quy định những trường hợp được từ chối tiếp công dân như sau:
Những trường hợp được từ chối tiếp công dân
Người tiếp công dân được từ chối tiếp người đến nơi tiếp công dân trong các trường hợp sau đây:
1. Người trong tình trạng say do dùng chất kích thích, người mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình;
2. Người có hành vi đe dọa, xúc phạm cơ quan, tổ chức, đơn vị, người tiếp công dân, người thi hành công vụ hoặc có hành vi khác vi phạm nội quy nơi tiếp công dân;
3. Người khiếu nại, tố cáo về vụ việc đã giải quyết đúng chính sách, pháp luật, được cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra, rà soát, thông báo bằng văn bản và đã được tiếp, giải thích, hướng dẫn nhưng vẫn cố tình khiếu nại, tố cáo kéo dài;
4. Những trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
Như vậy, theo quy định, người trực tiếp tiếp công dân của Bộ Nội vụ được quyền từ chối tiếp công dân trong các trường hợp sau đây:
(1) Người trong tình trạng say do dùng chất kích thích, người mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình;
(2) Người có hành vi đe dọa, xúc phạm cơ quan, tổ chức, đơn vị, người tiếp công dân, người thi hành công vụ hoặc có hành vi khác vi phạm nội quy nơi tiếp công dân;
(3) Người khiếu nại, tố cáo về vụ việc đã giải quyết đúng chính sách, pháp luật, được cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra, rà soát, thông báo bằng văn bản và đã được tiếp, giải thích, hướng dẫn nhưng vẫn cố tình khiếu nại, tố cáo kéo dài;
(4) Những trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
Người trực tiếp tiếp công dân của Bộ Nội vụ được quyền từ chối tiếp công dân trong những trường hợp nào? (Hình từ Internet)
Người trực tiếp tiếp công dân của Bộ Nội vụ phải hướng dẫn công dân viết thành đơn có nội dung khiếu nại, tố cáo trong trường hợp nào?
Trách nhiệm của người trực tiếp tiếp công dân được quy định tại Điều 15 Quy chế tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của Bộ Nội vụ ban hành kèm theo Quyết định 456/QĐ-BNV năm 2023 như sau:
Trách nhiệm của người trực tiếp tiếp công dân
...
Trường hợp nội dung thuộc thẩm quyền giải quyết của Bộ Nội vụ thì người tiếp công dân tiếp nhận các thông tin, tài liệu để báo cáo người có thẩm quyền giải quyết. Nếu công dân cung cấp các thông tin, tài liệu, chứng cứ có liên quan đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh thì người tiếp công dân xem xét để tiếp nhận các thông tin, tài liệu, chứng cứ đó. Việc tiếp nhận thông tin, tài liệu, chứng cứ được thực hiện bằng giấy biên nhận theo Mẫu số 02 ban hành kèm theo Thông tư số 04/2021/TT-TTCP .
5. Hướng dẫn công dân cử đại diện trình bày nội dung khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh trong trường hợp có nhiều người đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh về cùng một nội dung.
6. Hướng dẫn công dân viết thành đơn có nội dung khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh riêng biệt trong trường hợp công dân trình bày nhiều nội dung, vừa có nội dung khiếu nại, vừa có nội dung tố cáo hoặc kiến nghị, phản ánh.
7. Trong quá trình tiếp người tố cáo, người tiếp công dân phải giữ bí mật họ tên, địa chỉ, bút tích người tố cáo theo quy định của pháp luật về tố cáo; áp dụng hoặc báo cáo người có thẩm quyền áp dụng những biện pháp cần thiết để bảo vệ người tố cáo, người thân của người tố cáo theo quy định của pháp luật.
...
Như vậy, theo quy định, người trực tiếp tiếp công dân phải hướng dẫn công dân viết thành đơn có nội dung khiếu nại, tố cáo riêng biệt trong trường hợp công dân trình bày nhiều nội dung, vừa có nội dung khiếu nại, vừa có nội dung tố cáo.
Người có trách nhiệm tiếp công dân mà cố tình giải quyết trái pháp luật thì bị xử lý thế nào?
Người có trách nhiệm tiếp công dân được quy định tại khoản 3 Điều 3 Quy chế tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của Bộ Nội vụ ban hành kèm theo Quyết định 456/QĐ-BNV năm 2023 như sau:
Trách nhiệm tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh
...
2. Các đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ Nội vụ trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm tiếp nhận, giải quyết kịp thời, đúng pháp luật khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh; xử lý nghiêm người vi phạm; áp dụng biện pháp cần thiết nhằm ngăn chặn thiệt hại có thể xảy ra; bảo đảm cho quyết định giải quyết được thi hành nghiêm và chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình.
3. Người có trách nhiệm tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh mà không giải quyết hoặc giải quyết nhưng thiếu trách nhiệm hay cố tình giải quyết trái pháp luật thì bị xử lý theo quy định của pháp luật và phải bồi thường thiệt hại về quyết định hành chính và hành vi hành chính do mình gây ra.
Như vậy, trường hợp người có trách nhiệm tiếp công dân mà cố tình giải quyết trái pháp luật thì bị xử lý theo quy định của pháp luật và phải bồi thường thiệt hại về quyết định hành chính và hành vi hành chính do mình gây ra.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu quyết định bầu Chủ tịch Hội đồng quản trị công ty cổ phần mới nhất? Chủ tịch Hội đồng quản trị công ty cổ phần do ai bầu?
- Kịch bản điều hành Đại hội chi bộ có cấp ủy? Tải về Kịch bản điều hành Đại hội chi bộ có cấp ủy?
- Bài viết chào mừng ngày 9 1 kỷ niệm 75 năm ngày truyền thống học sinh sinh viên? Ngày 9 1 1950 là ngày gì?
- Gờ giảm tốc là gì? Gờ giảm tốc có tác dụng gì? Khu vực đường ngang không có người gác có bố trí gờ giảm tốc không?
- Đại hội luật sư của Đoàn Luật sư được triệu tập theo hình thức nào? Đại biểu tham dự Đại hội phải đáp ứng điều kiện gì?