Người trực tiếp nuôi dưỡng thân nhân không còn khả năng lao động có được miễn nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ không? Hoàn thành nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ thì có được xem là hoàn thành nghĩa vụ quân sự không?
- Độ tuổi, thời hạn thực hiện nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ trong thời bình được quy định như thế nào?
- Người trực tiếp nuôi dưỡng thân nhân không còn khả năng lao động có được miễn nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ không?
- Những trường hợp nào được miễn nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ?
- Hoàn thành nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ thì có được xem là hoàn thành nghĩa vụ quân sự không?
Độ tuổi, thời hạn thực hiện nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ trong thời bình được quy định như thế nào?
Theo Điều 8 Luật Dân quân tự vệ 2019 thì độ tuổi và thời hạn thực hiện nghĩa vụ Dân quân tự vệ được quy định như sau:
- Công dân nam từ đủ 18 tuổi đến hết 45 tuổi, công dân nữ từ đủ 18 tuổi đến hết 40 tuổi có nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ; nếu tình nguyện tham gia Dân quân tự vệ thì có thể kéo dài đến hết 50 tuổi đối với nam, đến hết 45 tuổi đối với nữ.
- Thời hạn thực hiện nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ tại chỗ, Dân quân tự vệ cơ động, Dân quân tự vệ biển, Dân quân tự vệ phòng không, pháo binh, trinh sát, thông tin, công binh, phòng hóa, y tế là 04 năm; dân quân thường trực là 02 năm.
Căn cứ yêu cầu, nhiệm vụ quốc phòng, quân sự của địa phương, cơ quan, tổ chức, thời hạn thực hiện nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ được kéo dài nhưng không quá 02 năm; đối với dân quân biển, tự vệ và chỉ huy đơn vị Dân quân tự vệ được kéo dài hơn nhưng không quá độ tuổi quy định tại khoản 1 Điều này.
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi không có đơn vị hành chính cấp xã, người đứng đầu cơ quan, tổ chức quyết định kéo dài độ tuổi, thời hạn thực hiện nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ theo quy định tại Điều này.
Dân quân tự vệ
Người trực tiếp nuôi dưỡng thân nhân không còn khả năng lao động có được miễn nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ không?
Theo khoản 1 Điều 11 Luật Dân quân tự vệ 2019 thì các trường hợp được tạm hoãn nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ bao gồm:
- Phụ nữ mang thai hoặc nuôi con dưới 36 tháng tuổi; nam giới một mình nuôi con dưới 36 tháng tuổi;
- Không đủ sức khỏe thực hiện nhiệm vụ của Dân quân tự vệ;
- Có chồng hoặc vợ là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công chức, viên chức, công nhân quốc phòng, hạ sĩ quan, binh sĩ đang phục vụ trong Quân đội nhân dân;
- Có chồng hoặc vợ là sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ, công nhân công an đang phục vụ trong Công an nhân dân;
- Có chồng hoặc vợ là cán bộ, công chức, viên chức, thanh niên xung phong được điều động đến công tác, làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật;
- Lao động duy nhất trong hộ nghèo, hộ cận nghèo; người phải trực tiếp nuôi dưỡng thân nhân không còn khả năng lao động hoặc chưa đến tuổi lao động; người trong hộ gia đình bị thiệt hại nặng về người và tài sản do tai nạn, thiên tai, dịch bệnh nguy hiểm gây ra được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi không có đơn vị hành chính cấp xã, người đứng đầu cơ quan, tổ chức nơi công dân cư trú hoặc làm việc xác nhận;
- Vợ hoặc chồng, một con của thương binh, bệnh binh, người bị nhiễm chất độc da cam suy giảm khả năng lao động từ 61% đến 80%;
- Người đang học tại trường của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân; người đang lao động, học tập, làm việc ở nước ngoài.
Như vậy, trường hợp bạn phải trực tiếp nuôi dưỡng mẹ mình, người đã không còn khả năng lao động thì thuộc trường hợp tạm hoãn thực hiện nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ mà không phải là thuộc trường hợp miễn nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ.
Những trường hợp nào được miễn nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ?
Theo khoản 2 Điều 11 Luật Dân quân tự vệ 2019 thì các trường hợp được miễn nghĩa vụ Dân quân tự vệ bao gồm:
- Vợ hoặc chồng, con của liệt sĩ;
- Vợ hoặc chồng, con của thương binh, bệnh binh, người bị nhiễm chất độc da cam suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên;
- Quân nhân dự bị đã được sắp xếp vào đơn vị dự bị động viên;
- Người trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc Bà mẹ Việt Nam anh hùng; người trực tiếp nuôi dưỡng người suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên;
- Người làm công tác cơ yếu.
Hoàn thành nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ thì có được xem là hoàn thành nghĩa vụ quân sự không?
Theo Điều 13 Luật Dân quân tự vệ 2019 thì hoàn thành nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ được quy định như sau:
- Dân quân tự vệ đã phục vụ đủ thời hạn theo quy định tại khoản 2 Điều 8 của Luật này được công nhận hoàn thành nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ.
- Công dân đã hoàn thành nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ nhưng còn trong độ tuổi quy định tại khoản 1 Điều 8 của Luật này thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi không có đơn vị hành chính cấp xã, người đứng đầu cơ quan, tổ chức đăng ký, quản lý để sẵn sàng mở rộng lực lượng Dân quân tự vệ.
- Dân quân thường trực được công nhận hoàn thành thực hiện nghĩa vụ quân sự tại ngũ trong thời bình theo quy định của Luật Nghĩa vụ quân sự.
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi không có đơn vị hành chính cấp xã, người đứng đầu cơ quan, tổ chức quyết định công nhận công dân hoàn thành nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ.
Như vậy, Dân quân thường trực sẽ được công nhận hoàn thành thực hiện nghĩa vụ quân sự trong thời bình khi hoàn thành nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ. Do đó, đối với Dân quân thường trực đã hoàn thành nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ sẽ không phải đi nghĩa vụ quân sự nữa.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Có bao nhiêu loại mã OTP theo Thông tư 50/2024? Đơn vị cung cấp dịch vụ Online Banking phải công bố những thông tin gì?
- Công văn 316-CV/ĐĐTLĐ sắp xếp tổ chức bộ máy liên đoàn lao động tỉnh, thành phố ra sao? Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam là ngày nào?
- Mẫu 2b Bản kiểm điểm đảng viên dành cho cán bộ khi nào nộp? Xếp loại đảng viên cuối năm theo Hướng dẫn 25 gồm bao nhiêu mức?
- Tổng hợp Luật và văn bản hướng dẫn về Đấu thầu qua mạng mới nhất? Lộ trình đấu thầu qua mạng như thế nào?
- Mẫu tờ khai đề nghị xác nhận nơi thường xuyên đậu đỗ; sử dụng phương tiện vào mục đích để ở theo Nghị định 154/2024 thế nào?