Người trực tiếp chăm sóc cho mẹ mình có được hưởng di sản thừa kế khi người mẹ hứa và viết giấy tay để lại di sản thừa kế cho người này không?

Người trực tiếp chăm sóc cho mẹ mình có được hưởng di sản thừa kế khi người mẹ hứa và viết giấy tay để lại di sản thừa kế cho người này không? Cụ thể, tôi là người phụng dưỡng và chăm sóc cho mẹ mình vì mẹ tôi nằm liệt giường 2 năm. Khi còn sống mẹ tôi có hứa và viết giấy tay để lại di sản thừa kế cho tôi. Vậy cho tôi hỏi trong trường hợp này tôi có nhận được di sản thừa kế của mẹ tôi không? - Câu hỏi của anh Quốc Trọng ở Tây Ninh.

Người trực tiếp chăm sóc cho mẹ mình có được hưởng di sản thừa kế khi người mẹ hứa và viết giấy tay để lại di sản thừa kế cho người này không?

Căn cứ Điều 630 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về di chúc hợp pháp như sau:

Di chúc hợp pháp
1. Di chúc hợp pháp phải có đủ các điều kiện sau đây:
a) Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép;
b) Nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của luật.
...
4. Di chúc bằng văn bản không có công chứng, chứng thực chỉ được coi là hợp pháp, nếu có đủ các điều kiện được quy định tại khoản 1 Điều này.
5. Di chúc miệng được coi là hợp pháp nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau khi người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng, người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng viên hoặc cơ quan có thẩm quyền chứng thực xác nhận chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm chứng.

Căn cứ Điều 633 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về di chúc bằng văn bản không có người làm chứng như sau:

Di chúc bằng văn bản không có người làm chứng
Người lập di chúc phải tự viết và ký vào bản di chúc.
Việc lập di chúc bằng văn bản không có người làm chứng phải tuân theo quy định tại Điều 631 của Bộ luật này.

Căn cứ Điều 634 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về di chúc bằng văn bản có người làm chứng như sau:

Di chúc bằng văn bản có người làm chứng
Trường hợp người lập di chúc không tự mình viết bản di chúc thì có thể tự mình đánh máy hoặc nhờ người khác viết hoặc đánh máy bản di chúc, nhưng phải có ít nhất là hai người làm chứng. Người lập di chúc phải ký hoặc điểm chỉ vào bản di chúc trước mặt những người làm chứng; những người làm chứng xác nhận chữ ký, điểm chỉ của người lập di chúc và ký vào bản di chúc.
Việc lập di chúc bằng văn bản có người làm chứng phải tuân theo quy định tại Điều 631 và Điều 632 của Bộ luật này.

Theo đó, di chúc được xem là hợp pháp khi đáp ứng các điều kiện được quy định tại Điều 630 nêu trên.

Đối với di chúc bằng văn bản không có nguời làm chứng và di chúc bằng văn bản có nguời làm chứng thì phải tuân thủ theo các điều kiện được quy định tại Điều 633 và Điều 634 nêu trên

Như vậy, bạn có thể căn cứ vào các quy định trên để xác định việc hứa và viết giấy của mẹ bạn có được xem là di chúc hợp pháp theo quy định của pháp luật hay không. Nếu là hợp pháp thì di sản thừa kế sẽ được phân chia theo di chúc, ngược lại thì phải chia thừa kế theo pháp luật.

Di sản thừa kế

Di sản thừa kế (Hình từ Internet)

Những người nào được thừa kế di sản không phụ thuộc vào nội dung di chúc?

Căn cứ Điều 644 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc như sau:

Người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc
1. Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó:
a) Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;
b) Con thành niên mà không có khả năng lao động.
2. Quy định tại khoản 1 Điều này không áp dụng đối với người từ chối nhận di sản theo quy định tại Điều 620 hoặc họ là những người không có quyền hưởng di sản theo quy định tại khoản 1 Điều 621 của Bộ luật này.

Theo đó, trường hợp những người quy định tại khoản 1 Điều 644 nêu trên không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật thì họ vẫn được nhận di sản thừa kế bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật.

Những người này có thể không nhận được di sản thừa kế trong trường hợp họ từ chối nhận di sản hoặc thuộc trường hợp không có quyền hưởng di sản thừa kế.

Di sản thừa kế sẽ được phân chia như thế nào trong trường hợp di chúc bị mất không thể tìm lại được?

Căn cứ Điều 642 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về di chúc bị thất lạc, hư hại như sau:

Di chúc bị thất lạc, hư hại
1. Kể từ thời điểm mở thừa kế, nếu bản di chúc bị thất lạc hoặc bị hư hại đến mức không thể hiện được đầy đủ ý chí của người lập di chúc và cũng không có bằng chứng nào chứng minh được ý nguyện đích thực của người lập di chúc thì coi như không có di chúc và áp dụng các quy định về thừa kế theo pháp luật.
2. Trường hợp di sản chưa chia mà tìm thấy di chúc thì di sản được chia theo di chúc.
3. Trong thời hiệu yêu cầu chia di sản, trường hợp di sản đã chia mà tìm thấy di chúc thì phải chia lại theo di chúc nếu người thừa kế theo di chúc yêu cầu.

Theo đó, đối với trường hợp di chúc bị mất không thể tìm lại được thì di sản thừa kế sẽ được chia thừa kế theo pháp luật. Trường hợp di sản chưa chia mà tìm thấy di chúc thì di sản được chia theo di chúc.

Trong thời hiệu yêu cầu chia di sản, trường hợp di sản đã chia mà tìm thấy di chúc thì phải chia lại theo di chúc nếu người thừa kế theo di chúc yêu cầu.

Di sản thừa kế
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Án lệ số 72/2024/AL về việc xác định di sản thừa kế là quyền sử dụng đất trong trường hợp di chúc không thể hiện diện tích đất cụ thể ra sao?
Pháp luật
Mẫu văn bản khai nhận di sản thừa kế mới nhất hiện nay như thế nào? Khi thực hiện công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản phải tuân thủ quy định gì?
Pháp luật
Hết thời hiệu khởi kiện chia di sản thừa kế thì Tòa án có thụ lý, giải quyết tranh chấp không?
Pháp luật
Phân chia di sản thừa kế đối với tài sản là khoản trợ cấp bảo hiểm xã hội được thực hiện như thế nào?
Pháp luật
Người vợ có được hưởng di sản thừa kế của chồng khi chồng mất trong thời gian xin ly hôn hay không?
Pháp luật
Cha mẹ có được quyền lập di chúc để lại tài sản cho con trai nhiều hơn con gái không? Di tặng tài sản được quy định như thế nào?
Pháp luật
Con trai duy nhất trong nhà có được quyền ép bố mẹ lập di chúc cho mình để hưởng di sản thừa kế hay không?
Pháp luật
Trường hợp nào di chúc sẽ không có hiệu lực theo quy định hiện nay? Phân chia di sản thừa kế như thế nào?
Pháp luật
Di chúc được soạn và lưu trên máy tính thì có giá trị không? Nếu không thì di sản thừa kế được chia như thế nào?
Pháp luật
Nhà đang được trả có phải di sản thừa kế khi người trả góp chết? Ngôi nhà có tiếp tục được trả góp hay không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Di sản thừa kế
809 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Di sản thừa kế
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào