Người trợ giúp pháp lý phải ứng xử như thế nào đối với người được trợ giúp pháp lý trong quá trình trợ giúp pháp lý?

Cho tôi hỏi người trợ giúp pháp lý có trách nhiệm gì đối với người được trợ giúp pháp lý? Có trách nhiệm gì đối với thông tin có được trong quá trình trợ giúp pháp lý? Người trợ giúp pháp lý phải ứng xử như thế nào đối với người được trợ giúp pháp lý trong quá trình trợ giúp pháp lý? Câu hỏi của anh Minh (Long An).

Người trợ giúp pháp lý có trách nhiệm gì đối với quyền lợi của người được trợ giúp pháp lý?

Người trợ giúp pháp lý

Người trợ giúp pháp lý (Hình từ Internet)

Theo Điều 3 Quy tắc nghề nghiệp trợ giúp pháp lý ban hành kèm theo Thông tư 03/2020/TT-BTP như sau:

Bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của người được trợ giúp pháp lý
Thực hiện vụ việc, việc trợ giúp pháp lý với sự tận tâm, trách nhiệm, kịp thời áp dụng các biện pháp, kỹ năng cần thiết phù hợp với quy định của pháp luật để bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của người được trợ giúp pháp lý.

Như vậy, người trợ giúp pháp lý có trách nhiệm bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của người được trợ giúp pháp lý.

Người trợ giúp pháp lý phải thực hiện vụ việc, việc trợ giúp pháp lý với sự tận tâm, trách nhiệm, kịp thời áp dụng các biện pháp, kỹ năng cần thiết phù hợp với quy định của pháp luật để bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của người được trợ giúp pháp lý.

Người trợ giúp pháp lý có trách nhiệm gì đối với thông tin có được trong quá trình trợ giúp pháp lý?

Theo Điều 4 Quy tắc nghề nghiệp trợ giúp pháp lý ban hành kèm theo Thông tư 03/2020/TT-BTP như sau:

Bảo mật thông tin trong trợ giúp pháp lý
1. Giữ bí mật thông tin về vụ việc, việc trợ giúp pháp lý; về người được trợ giúp pháp lý mà mình biết được trong quá trình thực hiện trợ giúp pháp lý và ngay cả khi vụ việc, việc trợ giúp pháp lý đã kết thúc trừ trường hợp có sự đồng ý bằng văn bản của người được trợ giúp pháp lý hoặc luật có quy định khác.
2. Không sử dụng các thông tin có được trong quá trình thực hiện trợ giúp pháp lý để gây bất lợi cho người được trợ giúp pháp lý, gây mất trật tự, an toàn xã hội, ảnh hưởng xấu đến đạo đức xã hội.

Như vậy, trong quá trình thực hiện hoạt động trợ giúp pháp lý, người trợ giúp pháp lý có trách nhiệm bảo mật thông tin như sau:

- Giữ bí mật thông tin về vụ việc, việc trợ giúp pháp lý; về người được trợ giúp pháp lý mà mình biết được trong quá trình thực hiện trợ giúp pháp lý và ngay cả khi vụ việc, việc trợ giúp pháp lý đã kết thúc trừ trường hợp có sự đồng ý bằng văn bản của người được trợ giúp pháp lý hoặc luật có quy định khác.

- Không sử dụng các thông tin có được trong quá trình thực hiện trợ giúp pháp lý để gây bất lợi cho người được trợ giúp pháp lý, gây mất trật tự, an toàn xã hội, ảnh hưởng xấu đến đạo đức xã hội.

Người trợ giúp pháp lý phải ứng xử như thế nào trong quá trình trợ giúp pháp lý?

Theo Điều 5 Quy tắc nghề nghiệp trợ giúp pháp lý ban hành kèm theo Thông tư 03/2020/TT-BTP như sau:

Ứng xử với người được trợ giúp pháp lý
1. Tôn trọng, lịch sự, thân thiện, nhiệt tình với người được trợ giúp pháp lý, thể hiện phong cách chuyên nghiệp, tạo sự tin tưởng đối với người được trợ giúp pháp lý; sử dụng ngôn ngữ, ký hiệu đơn giản, dễ hiểu, ngắn gọn phù hợp với người được trợ giúp pháp lý.
2. Giải thích về quyền và nghĩa vụ của người được trợ giúp pháp lý để người được trợ giúp pháp lý biết và thực hiện.
3. Không được có thái độ hách dịch, có các hành vi coi thường người được trợ giúp pháp lý hoặc phân biệt đối xử với người được trợ giúp pháp lý.
4. Không được sách nhiễu, chậm trễ, gây khó khăn, phiền hà cho người được trợ giúp pháp lý; hứa hẹn trước về kết quả giải quyết vụ việc, việc trợ giúp pháp lý.
5. Không được gợi ý, đòi hỏi, đặt điều kiện hoặc nhận bất kỳ lợi ích vật chất, lợi ích khác có liên quan đến vụ việc, việc trợ giúp pháp lý từ người được trợ giúp pháp lý hoặc người khác.
6. Không được xúi giục, kích động người được trợ giúp pháp lý thực hiện những hành vi trái pháp luật, trái đạo đức xã hội.

Như vậy, trong quá trình thực hiện trợ giúp pháp lý, người trợ giúp pháp lý phải ứng xử như sau:

- Tôn trọng, lịch sự, thân thiện, nhiệt tình với người được trợ giúp pháp lý, thể hiện phong cách chuyên nghiệp, tạo sự tin tưởng đối với người được trợ giúp pháp lý; sử dụng ngôn ngữ, ký hiệu đơn giản, dễ hiểu, ngắn gọn phù hợp với người được trợ giúp pháp lý.

- Giải thích về quyền và nghĩa vụ của người được trợ giúp pháp lý để người được trợ giúp pháp lý biết và thực hiện.

- Không được có thái độ hách dịch, có các hành vi coi thường người được trợ giúp pháp lý hoặc phân biệt đối xử với người được trợ giúp pháp lý.

- Không được sách nhiễu, chậm trễ, gây khó khăn, phiền hà cho người được trợ giúp pháp lý; hứa hẹn trước về kết quả giải quyết vụ việc, việc trợ giúp pháp lý.

- Không được gợi ý, đòi hỏi, đặt điều kiện hoặc nhận bất kỳ lợi ích vật chất, lợi ích khác có liên quan đến vụ việc, việc trợ giúp pháp lý từ người được trợ giúp pháp lý hoặc người khác.

- Không được xúi giục, kích động người được trợ giúp pháp lý thực hiện những hành vi trái pháp luật, trái đạo đức xã hội.

Trợ giúp pháp lý TẢI TRỌN BỘ CÁC QUY ĐỊNH LIÊN QUAN ĐẾN TRỢ GIÚP PHÁP LÝ
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Lập, chấp hành và quyết toán kinh phí bảo đảm hoạt động trợ giúp pháp lý được quy định như thế nào?
Pháp luật
Đại diện ngoài tố tụng là gì? Hoạt động đại diện ngoài tố tụng của Luật sư như thế nào theo quy định?
Pháp luật
Người sử dụng đất được trợ giúp pháp lý theo Luật Đất đai mới nhất? Chi tiết hồ sơ cần chuẩn bị?
Pháp luật
Người tập sự trợ giúp pháp lý có được đại diện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người được trợ giúp tại phiên Tòa không?
Pháp luật
Trợ giúp viên pháp lý có bị thu hồi thẻ trợ giúp viên pháp lý trong trường hợp không đủ sức khỏe để thực hiện nhiệm vụ trợ giúp pháp lý không?
Pháp luật
Người thực hiện trợ giúp pháp lý không được tiếp tục thực hiện trợ giúp pháp lý khi bị thu hồi thẻ trợ giúp viên pháp lý đúng không?
Pháp luật
Tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý có bao gồm Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước không? Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước có thể có chi nhánh không?
Pháp luật
Người được trợ giúp pháp lý vi phạm nghiêm trọng nội quy nơi thực hiện trợ giúp pháp lý thì bị phạt hành chính bao nhiêu tiền?
Pháp luật
Người được trợ giúp pháp lý có nghĩa vụ phải cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến vụ việc trợ giúp pháp lý đúng không?
Pháp luật
Người được trợ giúp pháp lý không phải trả tiền cho người thực hiện trợ giúp pháp lý đúng không?
Pháp luật
Những tổ chức nào được đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý? Tổ chức đăng ký tham gia thực hiện trợ giúp pháp lý phải đáp ứng được điều kiện gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Trợ giúp pháp lý
805 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Trợ giúp pháp lý

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Trợ giúp pháp lý

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào