Người tiêu dùng khi đơn phương chấm dứt Hợp đồng cung cấp dịch vụ liên tục thì cần lưu ý những gì?

Người tiêu dùng khi đơn phương chấm dứt Hợp đồng cung cấp dịch vụ liên tục thì cần lưu ý những gì? Tổ chức cung cấp dịch vụ liên tục không được đơn phương chấm dứt hợp đồng với người tiêu dùng trong trường hợp nào? câu hỏi của anh N (Gia Lai).

Người tiêu dùng khi đơn phương chấm dứt Hợp đồng cung cấp dịch vụ liên tục thì cần lưu ý những gì?

Tại khoản 2 Điều 3 Nghị định 99/2011/NĐ-CP giải thích về Hợp đồng cung cấp dịch vụ liên tục như sau:

Hợp đồng cung cấp dịch vụ liên tục là hợp đồng cung cấp dịch vụ có thời hạn từ ba (03) tháng trở lên hoặc hợp đồng cung cấp dịch vụ không xác định thời hạn.

Dẫn chiếu đến Điều 18 Nghị định 99/2011/NĐ-CP quy định về Hợp đồng cung cấp dịch vụ liên tục như sau:

Hợp đồng cung cấp dịch vụ liên tục
...
3. Trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác, người tiêu dùng có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng cung cấp dịch vụ liên tục tại bất kỳ thời điểm nào và thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ. Trong trường hợp người tiêu dùng đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng, người tiêu dùng chỉ phải thanh toán phí, giá cho phần dịch vụ mà mình đã sử dụng.
...

Như vậy, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác, khi đơn phương chấm dứt Hợp đồng cung cấp dịch vụ liên tục, người tiêu dùng cần lưu ý:

- Người tiêu dùng có thể đơn phương chấm dứt Hợp đồng tại bất kỳ thời điểm nào nhưng cần thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ.

- Người tiêu dùng khi chấm dứt hợp đồng cần thanh toán phí, giá cho phần dịch vụ mà mình đã sử dụng. Đối với dịch vụ chưa sử dụng thì không có nghĩa vụ thanh toán.

Người tiêu dùng khi đơn phương chấm dứt Hợp đồng cung cấp dịch vụ liên tục thì cần lưu ý những gì?

Người tiêu dùng khi đơn phương chấm dứt Hợp đồng cung cấp dịch vụ liên tục thì cần lưu ý những gì? (hình từ internet)

Tổ chức cung cấp dịch vụ liên tục không được đơn phương chấm dứt hợp đồng với người tiêu dùng trong trường hợp nào?

Tổ chức cung cấp dịch vụ liên tục không được đơn phương chấm dứt hợp đồng với người tiêu dùng trong trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 18 Nghị định 99/2011/NĐ-CP, cụ thể như sau:

Hợp đồng cung cấp dịch vụ liên tục
...
4. Tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ có nghĩa vụ sau:
a) Trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác, không được yêu cầu người tiêu dùng thanh toán bất kỳ khoản tiền nào trước khi dịch vụ được cung cấp đến người tiêu dùng;
b) Không được đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng, ngừng cung cấp dịch vụ mà không có lý do chính đáng. Trường hợp cần sửa chữa, bảo trì hoặc vì lý do nào khác bắt buộc phải ngừng cung cấp dịch vụ, tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ phải thông báo trước cho người tiêu dùng chậm nhất là ba (03) ngày làm việc trước ngày dừng cung cấp dịch vụ;
c) Tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ phải thường xuyên kiểm tra chất lượng dịch vụ mà mình cung cấp, đảm bảo chất lượng dịch vụ như đã cam kết với người tiêu dùng;
d) Trường hợp người tiêu dùng thông báo sự cố hoặc khiếu nại về chất lượng dịch vụ, tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ phải kịp thời kiểm tra, giải quyết.

Theo quy định này, tổ chức cung cấp dịch vụ liên tục không được đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng, ngừng cung cấp dịch vụ mà không có lý do chính đáng.

Trường hợp cần sửa chữa, bảo trì hoặc vì lý do nào khác bắt buộc phải ngừng cung cấp dịch vụ, tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ phải thông báo trước cho người tiêu dùng chậm nhất là ba (03) ngày làm việc trước ngày dừng cung cấp dịch vụ;

Điều khoản của Hợp đồng cung cấp dịch vụ liên tục không có hiệu lực trong trường hợp nào?

Tại Mục 2 Nghị định 99/2011/NĐ-CP thì hợp đồng cung cấp dịch vụ liên tục là một dạng của hợp đồng giao kết với người tiêu dùng, do đó cần tuân thủ các quy định của loại hợp đồng này.

Dẫn chiếu đến khoản 1 Điều 16 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2010 quy định điều khoản của Hợp đồng cung cấp dịch vụ liên tục không có hiệu lực trong trường hợp sau:

- Loại trừ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đối với người tiêu dùng theo quy định của pháp luật;

- Hạn chế, loại trừ quyền khiếu nại, khởi kiện của người tiêu dùng;

- Cho phép tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đơn phương thay đổi điều kiện của hợp đồng đã thỏa thuận trước với người tiêu dùng hoặc quy tắc, quy định bán hàng, cung ứng dịch vụ áp dụng đối với người tiêu dùng khi mua, sử dụng hàng hóa, dịch vụ không được thể hiện cụ thể trong hợp đồng;

- Cho phép tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đơn phương xác định người tiêu dùng không thực hiện một hoặc một số nghĩa vụ;

- Cho phép tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ quy định hoặc thay đổi giá tại thời điểm giao hàng hóa, cung ứng dịch vụ;

- Cho phép tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ giải thích hợp đồng trong trường hợp điều khoản của hợp đồng được hiểu khác nhau;

- Loại trừ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ trong trường hợp tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ thông qua bên thứ ba;

- Bắt buộc người tiêu dùng phải tuân thủ các nghĩa vụ ngay cả khi tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ không hoàn thành nghĩa vụ của mình;

- Cho phép tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chuyển giao quyền, nghĩa vụ cho bên thứ ba mà không được người tiêu dùng đồng ý.

Hợp đồng cung cấp dịch vụ liên tục
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Mẫu đơn đăng ký hợp đồng theo mẫu cung cấp dịch vụ liên tục là mẫu nào? Nội dung của hợp đồng theo mẫu?
Pháp luật
Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh cung cấp dịch vụ liên tục được quy định ra sao từ ngày 01/7/2024?
Pháp luật
Người tiêu dùng khi đơn phương chấm dứt Hợp đồng cung cấp dịch vụ liên tục thì cần lưu ý những gì?
Pháp luật
Mẫu Hợp đồng cung cấp dịch vụ liên tục mới nhất hiện nay là mẫu nào? Hướng dẫn soạn hợp đồng theo mẫu?
Pháp luật
Thương nhân cung cấp dịch vụ liên tục cho người tiêu dùng có các trách nhiệm nào? Nếu vi phạm thì bị phạt tiền ra sao?
Pháp luật
Hợp đồng cung cấp dịch vụ liên tục phải được lập thành mấy bản? Người tiêu dùng được giữ mấy bản?
Pháp luật
Hợp đồng cung cấp dịch vụ liên tục bắt buộc phải lập thành văn bản đúng không? Ngôn ngữ sử dụng trong loại hợp đồng này?
Pháp luật
Cung cấp dịch vụ có thời hạn bao lâu thì được xem là cung cấp dịch vụ liên tục? Hướng dẫn lập hợp đồng cung cấp dịch vụ liên tục?
Pháp luật
Hợp đồng cung cấp dịch vụ liên tục có thể là hợp đồng không xác định thời hạn không? Người tiêu dùng đơn phương chấm dứt hợp đồng sẽ phải thanh toán khoản gì?
Pháp luật
Hợp đồng cung cấp dịch vụ liên tục là gì? Hợp đồng cung cấp dịch vụ liên tục bao gồm những nội dung nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Hợp đồng cung cấp dịch vụ liên tục
Phạm Thị Xuân Hương Lưu bài viết
791 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Hợp đồng cung cấp dịch vụ liên tục

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Hợp đồng cung cấp dịch vụ liên tục

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào