Người tiêu dùng dễ bị tổn thương là gì? Người cao tuổi có phải là đối tượng người tiêu dùng dễ bị tổn thương không?
Người tiêu dùng dễ bị tổn thương là gì?
Theo khoản 1 Điều 8 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023 quy định về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng dễ bị tổn thương như sau:
Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng dễ bị tổn thương
1. Người tiêu dùng dễ bị tổn thương là người tiêu dùng có khả năng chịu nhiều tác động bất lợi về tiếp cận thông tin, sức khỏe, tài sản, giải quyết tranh chấp tại thời điểm mua hoặc sử dụng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, bao gồm:
...
Như vậy, người tiêu dùng dễ bị tổn thương là người tiêu dùng có khả năng chịu nhiều tác động bất lợi về tiếp cận thông tin, sức khỏe, tài sản, giải quyết tranh chấp tại thời điểm mua hoặc sử dụng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ.
Người tiêu dùng dễ bị tổn thương là gì? Người cao tuổi có phải là đối tượng người tiêu dùng dễ bị tổn thương không? (hình từ internet)
Người cao tuổi có phải là đối tượng người tiêu dùng dễ bị tổn thương không?
Theo khoản 1 Điều 8 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023 quy định về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng dễ bị tổn thương như sau:
Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng dễ bị tổn thương
1. Người tiêu dùng dễ bị tổn thương là người tiêu dùng có khả năng chịu nhiều tác động bất lợi về tiếp cận thông tin, sức khỏe, tài sản, giải quyết tranh chấp tại thời điểm mua hoặc sử dụng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, bao gồm:
a) Người cao tuổi theo quy định của pháp luật về người cao tuổi;
b) Người khuyết tật theo quy định của pháp luật về người khuyết tật;
c) Trẻ em theo quy định của pháp luật về trẻ em;
d) Người dân tộc thiểu số; người sinh sống tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật;
đ) Phụ nữ đang mang thai hoặc nuôi con dưới 36 tháng tuổi;
e) Người bị bệnh hiểm nghèo theo quy định của pháp luật;
g) Thành viên hộ nghèo theo quy định của pháp luật.
Như vậy, người cao tuổi là đối tượng người tiêu dùng dễ bị tổn thương và cần được bảo vệ quyền lợi.
Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng dễ bị tổn thương thực hiện như thế nào?
Theo khoản 2 Điều 8 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023 quy định về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng dễ bị tổn thương như sau:
- Người tiêu dùng dễ bị tổn thương được bảo đảm các quyền của người tiêu dùng theo quy định của Luật này và các quyền, chính sách ưu tiên theo quy định khác của pháp luật có liên quan;
- Tổ chức, cá nhân kinh doanh chủ động, tự chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện quy định tại khoản 3 Điều này;
- Khi người tiêu dùng dễ bị tổn thương có yêu cầu được bảo vệ kèm theo chứng cứ, tài liệu chứng minh mình là người tiêu dùng dễ bị tổn thương và về việc quyền lợi của mình bị xâm phạm, tổ chức, cá nhân kinh doanh phải ưu tiên tiếp nhận, xử lý và không chuyển yêu cầu của người tiêu dùng cho bên thứ ba giải quyết, trừ trường hợp bên thứ ba đó có nghĩa vụ liên quan.
+ Trường hợp từ chối giải quyết yêu cầu của người tiêu dùng dễ bị tổn thương, tổ chức, cá nhân kinh doanh phải trả lời bằng văn bản, trong đó nêu rõ căn cứ pháp lý và sự không phù hợp với nội dung chính sách đã công bố theo quy định tại khoản 3 Điều này;
- Tổ chức, cá nhân kinh doanh phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật về dân sự cho người tiêu dùng dễ bị tổn thương trong trường hợp chậm, từ chối ưu tiên hoặc từ chối tiếp nhận, xử lý yêu cầu của người tiêu dùng theo quy định tại điểm c khoản này;
- Cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội bảo đảm ưu tiên tiếp nhận, xử lý yêu cầu của người tiêu dùng dễ bị tổn thương và hướng dẫn người tiêu dùng dễ bị tổn thương cung cấp các chứng cứ, tài liệu về việc quyền lợi của mình bị xâm phạm;
- Cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm đối với tổ chức, cá nhân kinh doanh trong quá trình tổ chức thực hiện trách nhiệm quy định tại khoản 3 Điều này phù hợp với thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
Tổ chức có được từ chối giải quyết yêu cầu được bảo vệ của người tiêu dùng dễ bị tổn thương không?
Theo khoản 3 Điều 8 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023 quy định về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng dễ bị tổn thương như sau:
Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng dễ bị tổn thương
...
3. Khi giao dịch với người tiêu dùng dễ bị tổn thương, tổ chức, cá nhân kinh doanh có trách nhiệm sau đây:
a) Bảo đảm việc thực hiện quyền của người tiêu dùng dễ bị tổn thương trong quá trình mua bán sản phẩm, hàng hóa, cung cấp dịch vụ theo quy định của pháp luật;
b) Áp dụng cơ chế giải quyết khiếu nại, tranh chấp theo quy định của pháp luật phù hợp với từng đối tượng người tiêu dùng dễ bị tổn thương;
c) Không được từ chối giải quyết yêu cầu được bảo vệ của người tiêu dùng dễ bị tổn thương quy định tại điểm c khoản 2 Điều này do khác biệt về tiếng nói, chữ viết, phong tục, tập quán;
d) Chống kỳ thị, phân biệt đối xử, lợi dụng yếu tố dễ bị tổn thương để xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng trong quá trình thực hiện giao dịch;
đ) Xây dựng, ban hành trình tự, thủ tục, phương thức hoặc biện pháp phù hợp với từng đối tượng người tiêu dùng dễ bị tổn thương để bảo đảm quyền khiếu nại, yêu cầu giải quyết tranh chấp và các quyền khác của người tiêu dùng dễ bị tổn thương;
…
Như vậy, tổ chức khi giao dịch với người tiêu dùng dễ bị tổn thương không được từ chối giải quyết yêu cầu được bảo vệ của người tiêu dùng dễ bị tổn thương tại điểm c khoản 2 Điều 8 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023 do khác biệt về tiếng nói, chữ viết, phong tục, tập quán.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tiêu chuẩn về trình độ và năng lực giảng viên giáo dục nghề nghiệp chính (hạng 2) - V 09 02 02 chuẩn Thông tư 10 TT BLĐTBXH?
- Bộ phận kiểm toán nội bộ của tổ chức tín dụng phi ngân hàng thuộc tuyến bảo vệ thứ mấy trong hệ thống kiểm soát nội bộ?
- Đất trồng hoa màu là gì? Thủ tục chuyển đổi đất trồng hoa màu sang đất thổ cư thực hiện như thế nào?
- Khách hàng là gì? Sự thỏa mãn của khách hàng được xác định thế nào? Mô hình khái niệm về sự thỏa mãn của khách hàng?
- Hồ sơ, trình tự lập, thẩm định và phê duyệt khung giá phát điện của nhà máy điện theo Thông tư 20?