Người tiếp công dân phải đáp ứng tiêu chuẩn như thế nào? Chế độ, chính sách đối với người tiếp công dân như thế nào?
Người tiếp công dân phải đáp ứng tiêu chuẩn như thế nào?
Tiêu chuẩn của người tiếp công dân (Hình từ Internet)
Theo quy định tại Điều 34 Luật Tiếp công dân 2013 thì người tiếp công dân phải đáp ứng các tiêu chuẩn như sau:
- Có phẩm chất đạo đức tốt;
- Có năng lực chuyên môn, nắm vững chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước;
- Am hiểu thực tế, có khả năng vận động, thuyết phục quần chúng, nhiệt tình;
- Bảo đảm yêu cầu về sức khỏe và có trách nhiệm đối với nhiệm vụ được giao.
Tại khoản 2 Điều 12 Nghị định 64/2014/NĐ-CP quy định về việc bố trí người tiếp công dân như sau:
Cơ quan, tổ chức tham gia tiếp công dân tại Trụ sở tiếp công dân phải bố trí người có năng lực, trình độ phù hợp làm nhiệm vụ tiếp công dân thường xuyên.
- Việc cử người tiếp công dân của cơ quan, tổ chức tham gia tiếp công dân tại Trụ sở tiếp công dân phải được thông báo bằng văn bản cho Trưởng Ban Tiếp công dân, trong đó nêu rõ họ tên, chức vụ, phạm vi nhiệm vụ;
- Đại diện cơ quan, tổ chức tham gia tiếp công dân tại Trụ sở tiếp công dân phải thực hiện đúng quy chế tiếp công dân, nội quy của Trụ sở tiếp công dân; thực hiện nhiệm vụ trong phạm vi nhiệm vụ được phân công; chấp hành chỉ đạo của người đứng đầu cơ quan, tổ chức mình và điều hành của Trưởng Ban Tiếp công dân trong khi tiếp công dân; phối hợp chặt chẽ với cán bộ, công chức khác trong Trụ sở tiếp công dân để thực hiện nhiệm vụ tiếp công dân;
- Trưởng Ban Tiếp công dân có trách nhiệm nhận xét, đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ của người tiếp công dân của cơ quan, tổ chức tiếp công dân thường xuyên tại Trụ sở tiếp công dân.
Người tiếp công dân được hưởng những chế độ, chính sách như thế nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 34 Luật Tiếp công dân 2013 quy định về chế độ, chính sách đối với người tiếp công dân như sau:
Tiêu chuẩn, chế độ, chính sách đối với người tiếp công dân
...
2. Người làm công tác tiếp công dân được hưởng chế độ bồi dưỡng tiếp công dân và các chế độ khác theo quy định của Chính phủ.
Theo quy định tại Điều 19 Nghị định 64/2014/NĐ-CP thì người tiếp công dân được hưởng các chế độ chính sách sau:
- Chế độ bồi dưỡng theo quy định của Nghị định 64/2014/NĐ-CP;
- Bồi dưỡng kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ tiếp công dân.
Thủ trưởng cơ quan, tổ chức, đơn vị có trách nhiệm tiếp công dân quyết định việc bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ đối với người tiếp công dân của cơ quan, tổ chức, đơn vị mình theo hướng dẫn của Tổng thanh tra Chính phủ;
- Người tiếp công dân thường xuyên tại Trụ sở tiếp công dân được hưởng chế độ trang phục tiếp công dân.
Tổng thanh tra Chính phủ quy định kiểu dáng, định mức tiêu chuẩn trang phục đối với người tiếp công dân thường xuyên, sau khi có ý kiến thống nhất của Bộ Tài chính.
Người được điều động, phân công làm nhiệm vụ tiếp công dân hoặc làm nhiệm vụ phục vụ công tác tiếp công dân, xử lý đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh được hưởng chế độ bồi dưỡng theo quy định của Nghị định 64/2014/NĐ-CP.
Ngoài bố trí người có đủ tiêu chuẩn làm công tác tiếp công dân thì còn cần đảm bảo điều kiện tiếp công dân gì?
Tại Điều 18 Nghị định 64/2014/NĐ-CP quy định về điều kiện bảo đảm đối với công tác tiếp công dân như sau:
Điều kiện bảo đảm đối với công tác tiếp công dân
1. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị bố trí cán bộ có năng lực, phẩm chất, có trách nhiệm làm công tác tiếp công dân theo yêu cầu thực tế; bố trí trụ sở, địa điểm thuận lợi để tiếp công dân, bảo đảm cơ sở vật chất và các điều kiện khác phục vụ công tác tiếp công dân; thực hiện đúng chính sách, chế độ đãi ngộ đối với người tiếp công dân.
2. Nhà nước bảo đảm kinh phí cho hoạt động tiếp công dân của các cơ quan, tổ chức, đơn vị. Việc lập dự toán, sử dụng và quyết toán kinh phí bảo đảm cho hoạt động tiếp công dân được thực hiện theo quy định của pháp luật.
3. Thanh tra Chính phủ chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh để kết nối trên phạm vi cả nước.
Các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các cấp xây dựng cơ sở dữ liệu về công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh trong phạm vi cơ quan, địa phương để kết nối với cơ sở dữ liệu của Thanh tra Chính phủ.
4. Bộ Công an, công an các cấp có trách nhiệm bảo đảm an ninh, trật tự và an toàn cho người tiếp công dân tại Trụ sở tiếp công dân các cấp.
Theo đó, ngoài bố trí cán bộ có năng lực, phẩm chất, có trách nhiệm làm công tác tiếp công dân thì còn cần đảm bảo một số điều kiện đối với công tác tiếp công dân như sau:
- Bố trí trụ sở, địa điểm thuận lợi để tiếp công dân, bảo đảm cơ sở vật chất và các điều kiện khác phục vụ công tác tiếp công dân.
- Thực hiện đúng chính sách, chế độ đãi ngộ đối với người tiếp công dân.
- Bảo đảm kinh phí cho hoạt động tiếp công dân của các cơ quan, tổ chức, đơn vị.
- Bảo đảm an ninh, trật tự và an toàn cho người tiếp công dân tại Trụ sở tiếp công dân các cấp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người có trách nhiệm chăm sóc lại ép buộc trẻ em xem phim 18+ trình diễn khiêu dâm bị phạt mấy năm tù?
- Tên quốc tế của thành phần của hàng hóa trên nhãn hàng hóa được phép ghi bằng ngôn ngữ khác không phải tiếng Việt khi nào?
- Kinh doanh các loại pháo bao gồm những gì? Cơ sở kinh doanh các loại pháo cần phải có phương án bảo đảm an ninh trật tự không?
- Bấm biển số xe máy trên VNeID được không? Lệ phí bấm biển số xe máy trên VNeID là bao nhiêu?
- Chữ ký số ký ngoài giờ hành chính có giá trị pháp lý không? Điều kiện của chữ ký số là gì?